Last updated on 31 January, 2023
Tuy còn rất non trẻ, nhưng thị trường Game Streaming tại Việt Nam đang tiến những bước dài với rất nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển. Tiềm năng khổng lồ của thị trường này đã mở lối cho các ông lớn về nền tảng Game Streaming như Facebook Gaming và Youtube Gaming bước chân vào thị trường Việt Nam.
Table of Contents
ToggleThị trường Game Streaming tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển với một loạt các yếu tố hỗ trợ: Dân số trẻ tích cực tham gia vào thị trường trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp khiến người dân thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc và giải trí; Các nền tảng cạnh tranh một cách khốc liệt để đem đến cho người dùng trải nghiệm và dịch vụ tốt hơn; Sự gia tăng của số lượng người sử dụng Smartphone và số lượt tải các ứng dụng miễn phí; v.v. Tất cả các yếu tố này hứa hẹn tạo nên một thị trường Game Streaming cạnh tranh, nhiều sắc màu với lợi nhuận khổng lồ.
Công ty Tư vấn Quản lý OCD thực hiện Báo cáo Phân tích Thị trường Game Streaming tại Việt Nam dựa trên nhiều nguồn tư liệu đáng tin cậy. Quý độc giả có thể download báo cáo tại đây.
Các phân tích thị trường cho thấy, thị trường Game Streaming xuất hiện và phổ biến trên thế giới với sự ra đời của nền tảng Streaming Twitch TV vào năm 2011. Tại Việt Nam, sự phát triển của thị trường Game Streaming nhìn chung được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1 (2011-2014), giai đoạn 2 (2015-2017) và giai đoạn 3 (từ 2018 trở đi).
Các nền tảng Game Streaming ngày càng phải cạnh tranh gay gắt với các chính sách cho cả người xem Stream và Streamer để chiếm được thị phần tại thị trường Game Streaming tại Việt Nam. Tuy nhiên, đó cũng chính là minh chứng rõ ràng nhất cho tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp này tại thời điểm hiện tại và trong tương lai trên thị trường này.
Với tốc độ phát triển thần tốc của công nghệ 4.0 hiện nay, các nhà đầu tư luôn cần cập nhật để sáng tạo, thiết kế ra các nền tảng Game Streaming hỗ trợ người xem và Streamer một cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của họ. Điều này khiến các nền tảng đang phải cạnh tranh khốc liệt để chiếm được thị phần. Được biết, khái niệm “Video Game Streaming” (phát trực tiếp trò chơi điện tử) lần đầu được biết đến và nhanh chóng trở nên phổ biến vào năm 2011 thông qua kênh Twitch. Vào thời điểm đó, những trò chơi nổi tiếng như League of Legends (Liên minh Huyền thoại), World of Warcraft, v.v đã thu hút một lượng người chơi và người xem vô cùng đông đảo.
Sự phát triển không ngừng nghỉ và ngày càng mạnh mẽ hơn của Streaming đã tạo tiền đề để một loạt các nền tảng cho phép phát trực tiếp quá trình chơi game mới ra đời. Ngay cả ở Việt Nam, với tầm nhìn xa, sự nhạy bén và sớm ý thức được tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp này, một số đơn vị, công ty truyền thông và giải trí đã quyết định đầu tư vào việc tạo lập các nền tảng đầu tiên cho Streamer Việt. Cùng với đó, sức hút từ thị trường Việt Nam cũng thu hút các ông lớn về nền tảng Game Streaming từ nước ngoài, tiêu biểu là Youtube hay Facebook.
Nhìn chung, trong thời điểm hiện tại, Facebook Gaming và Youtube Gaming là 2 nền tảng đang chiếm lĩnh thị trường Game Streaming tại Việt Nam. Hai nền tảng này vẫn đang cạnh tranh nhằm thu hút người xem thông qua việc đưa ra hàng loạt thay đổi cũng như ưu đãi. Song song với cuộc đua giữa 2 ông lớn nói trên, TwitchTV và CubeTV cũng đang bám đuổi rất quyết liệt.
Các phân tích thị trường cho thấy, sở dĩ thị trường Game Streaming Việt Nam phát triển bùng nổ là do một loạt các yếu tố hỗ trợ:
Dân số trẻ tham gia tích cực thị trường game: Với gần 100 triệu dân, trong đó phần nhiều là dân số trẻ, đối tượng thanh thiếu niên đóng vai trò rất quan trọng tới sự đột phá của thị trường game Việt Nam. Theo thống kê của Appota, các game thủ thế hệ Z (sinh từ năm 1996 trở về sau) đang dẫn đầu xu thế giải trí trên mạng, 74% dành thời gian để chơi game ít nhất 2 lần mỗi ngày, 57% dành từ 60 đến 90 phút cho mỗi lần chơi. Họ tích cực tìm kiếm, sản xuất ra những nội dung mới và sáng tạo. Nếu nội dung thỏa mãn tính tò mò và mong muốn giải trí của họ, thế hệ Z sẵn sàng nói hoặc chia sẻ nó với những người bạn của mình thông qua các trang mạng xã hội.
Tác động của Covid khiến nhu cầu xem game tăng cao: Nửa đầu 2020, toàn bộ kinh tế trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đối mặt với những thay đổi không ngờ đến bởi ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong nguy có cơ, trong khi hầu hết các nhóm ngành chao đảo và đình trệ bởi dịch bệnh, đây lại là cơ hội vàng để thị trường Game Streaming tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
Báo cáo COVID-19 Crisis: Impact and Recovery – Adsota cũng cho biết, trong khoảng thời gian hai tuần đầu tháng 4-2020 kể từ lúc lệnh cách ly xã hội được ban hành, tổng số lượt xem Game Streaming trên Facebook đạt mốc 119.2 triệu, tăng lên 81.37% so với khoảng thời gian cùng tháng trước đó. Đây là những con số rất lớn đối với một thị trường như Việt Nam, nhất là khi được so sánh với các nước khác trong khu vực.
Lượng người dùng Smartphone lớn: Theo Báo cáo Vietnam Digital Ads Report 2019 vừa được Adsota phát hành, người Việt Nam hiện nay có đến 43.7 triệu người hiện đang có sử dụng các thiết bị smartphone trên tổng dân số 97.4 triệu dân, đạt tỷ lệ 44.9%. Những con số này cũng giúp Việt Nam lọt vào top 15 thị trường có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới, sánh vai cùng nhiều quốc gia phát triển khác như Anh Quốc, Nhật Bản, Đức hay đại diện cùng khu vực Đông Nam Á là Indonesia.
Appota, nhà cung cấp các nền tảng trên thiết bị di động, công bố báo cáo Vietnam Mobile Marketing and Game 2019, theo đó cho biết người Việt dành trung bình hơn 400 nghìn giờ mỗi ngày để xem stream trò chơi điện tử, trong đó 61% thời lượng xem đến từ thiết bị di động. Phân tích thị trường, ông Đặng Thái Sơn, Giám đốc marketing của công ty Appota, nhận định: “Livestream, siêu ứng dụng hay thể thao điện tử là những trào lưu đang được thế hệ trẻ đón nhận. Các xu hướng này sẽ còn tiến xa, thay đổi hành vi của người dùng và thay thế dần các loại hình giải trí truyền thống, đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng lớn của người Việt Nam và khu vực.
Xu hướng stream đặc biệt là việc sử dụng điện thoại di động để stream ngày một gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho các Streamer stream tại bất cứ nơi nào họ muốn khiến thị trường Game Streaming tại Việt Nam được dự báo sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Download Báo cáo Game Streamer Market
You must be logged in to post a comment.