OKR là gì? Lợi ích của OKR.

Nhân viên chống đối chuyển đổi số
Chống đối chuyển đổi số từ phía nhân viên – Trở ngại cần vượt qua
1 September, 2019
Ứng dụng của OKR trong doanh nghiệp
Ứng dụng của OKR trong doanh nghiệp
2 September, 2019
Show all
OKR là gì?

OKR là gì?

5/5 - (1 vote)

Last updated on 24 May, 2024

OKR là gì ?

OKR (Objectives and Key results) là một phương pháp quản trị doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp định lượng và tạo ra những kết quả then chốt (key results) cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu (objectives) trong một thời hạn nhất định, thường là theo quý. Các chỉ số OKR có thể được sử dụng ở cấp độ công ty, đội nhóm hoặc cá nhân và có thể được chia sẻ trong toàn doanh nghiệp với ý định cung cấp cho các phòng ban thấy rõ các mục tiêu và kết quả trọng yếu qua đó có sự ưu tiên các và tập trung nỗ lực vào những công việc quan trọng nhất.

OKR dành cho doanh nghiệp nào?

Về mặt lý thuyết, tất cả các doanh nghiệp đều có thể ứng dụng OKR. Tại các startups non trẻ, OKR giúp họ thoát khỏi màn sương mờ mịt của những công việc “tủn mủn” hằng ngày, tập trung vào những mục tiêu quan trọng nhất. Trong khi tại các doanh nghiệp lớn, OKR phá tan sự “mờ đục” của dòng chảy thông tin và loại bỏ hiện tượng “chia bè kết phái” thường thấy khi doanh nghiệp phát triển đến quy mô nhất định.

Tuy nhiên, thực tế thì OKR vẫn được tin dùng ở những doanh nghiệp công nghệ, sáng tạo nơi mà doanh nghiệp có thể tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá bằng các dự án thiết kế hay nghiên cứu và phát triển công nghệ mới.

OKR là gì? Lịch sử hình thành OKR

Cấu trúc của một OKR?

Các thành tố trong OKR có thể được trình bày như sau:

Mục tiêu (Objective): Một mục tiêu là một tuyên bố mang tính định tính được thiết kế để thúc đẩy tổ chức phát triển, tiến về phía trước. Một cách đơn giản hơn, mục tiêu trả lời cho câu hỏi: “Chúng ta muốn làm điều gì?”. Một mục tiêu được viết tốt là ngắn gọn, có tính khả thi, thực hiện được trong một quý, và truyền cảm hứng cho cả nhóm.

See also  Tư vấn Hệ thống đánh giá kết quả, lương - Công ty Tư vấn Điện 1

– Kết quả then chốt (Key result): là một tuyên bố mang tính định lượng để đo lường sự thành công của mục tiêu được đưa ra. Đơn giản hơn, kết quả then chốt sẽ trả lời câu hỏi: “Làm thế nào chúng ta biết được chúng ta đạt được mục tiêu đã đưa ra?”. Một mục tiêu đã đưa ra nên có khoảng từ 3 – 5 kết quả then chốt.

Ví dụ về OKR:

Mục tiêu: Tăng lượng mua hàng trên websites

Key results:

– Tăng thời gian ở lại website từ X lên Y.

– Nâng số lượng đăng ký email từ X lên Y.

– Tăng lượng truy cập trung bình hàng tuần cho mỗi người dùng hoạt động từ X đến Y.
– Tăng lưu lượng truy cập không mất phí (tự nhiên) từ X lên Y.

KPIs là gì? Xây dựng và triển khai KPIs từ A đến Z

Lợi ích của OKR

– Tính linh hoạt

Không chỉ trong lĩnh vực công nghệ mà hàng loạt các ngành công nghiệp khác đang chuyển mình và phát triển nhanh chóng. Các tổ chức (nhất là những công ty lớn) cần phải xây dựng một hệ thống vận hành mang tính linh hoạt và dễ dàng thích ứng với xu hướng hiện tại của thị trường. OKR là chính là giải pháp của nhiều công ty khi phương pháp này cho phép bạn tiếp cận vấn đề bằng nhiều hướng khác nhau (từ trên xuống, từ dưới lên, tiếp cận chéo).

Google là một ví dụ điển hình cho mô hình tổ chức linh hoạt. Một bộ máy làm việc khổng lồ với trên 60.000 nhân viên như Google thì đáp ứng sự thay đổi liên tục của thế giới công nghệ là một chuyện không hề dễ. Họ luôn phải cải tiến, điều chỉnh các sản phẩm, cách vận hành, cập nhật những khuynh hướng mới để không bị các đối thủ lớn như Microsoft hay Amazon bỏ lại phía sau. Và nếu như không có sự xuất hiện của OKR trong cung cách quản lý của mình, cấu trúc silo của Google sẽ ngay lập tức gặp vấn đề khi nhân viên sẽ làm việc theo các mục tiêu khác nhau và áp dụng hàng loạt các cách khác nhau để thực hiện công việc. Vì vậy, sự linh hoạt sẽ không bao giờ xuất hiện trong tổ chức.

See also  Thách thức chuyển đổi kỹ thuật số - Cơ hội cho ngành Tư vấn

Tính minh bạch

Việc truyền tải các thông tin, thông báo cho toàn thể nhân viên trong một tổ chức chắc chắn là nhiệm vụ không dễ một khi công ty, doanh nghiệp của bạn thiếu đi sự minh bạch. Hơn nữa, không chỉ trao đổi tin tức cần có minh bạch, mà tính rõ ràng còn là một phần không thể thiếu để xây dựng văn hóa gắn kết nhân viên.

Không nhiều doanh nghiệp có thể làm được điều này. Điều này là kết quả đến từ việc không có những mục tiêu và kỳ vọng rõ ràng. May mắn thay, OKR chính là giải pháp cho vấn đề nan giải này. OKR dễ dàng hỗ trợ nhà quản lý phát triển một môi trường làm việc mở. Trong đó, bất cứ ai trong tổ chức đều có khả năng truy cập các thông tin của công ty như thông tin liên lạc của đồng nghiệp, những dự án mà họ đang tham gia,…

Mọi nhân viên trong công ty đều có thể truy cập những mục tiêu hay tiến trình làm việc của nhau với chỉ vài cú click chuột. Một vài công cụ hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng OKR còn có thể dễ dàng giúp bạn canh chỉnh và đồng bộ các mục tiêu giữa các cá nhân, phòng ban và cả toàn công ty.

– Có thể đo lường

Làm chủ một doanh nghiệp mà không có những mục tiêu phù hợp cũng giống như việc bắn một mũi tên mà không có một bia đích nào hết.

See also  6 xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt

Còn khi bạn đặt ra những mục tiêu mà không thể xác định hoặc đo lường thì gần như những cố gắng và thời gian bạn bỏ ra đều là một sự lãng phí trầm trọng. Không thể biết tiến trình làm việc đang trong tình trạng tốt hay có những vấn đề gì đang xảy ra chính là hậu quả của việc không đặt ra một mục đích làm việc cụ thể.

Tính đo được của OKR giúp cho các tổ chức dễ dàng kiếm tra, thu thập, phân tích các dữ liệu và sự tiến triển của công việc. Từ những tiện ích này, bạn còn có thể biết được dự án của mình có đang được vận hành “xuôi chèo mát mái” hay không thông qua OKR.

Tính đơn giản

Dựa vào những Kết quả then chốt định lượng, OKR dễ dàng đưa ra cái nhìn tổng quát về tiến trình làm việc của bạn:

  • Thời gian còn lại để hoàn thành công việc.
  • Những điểm nào đang còn vướng mắc.
  • Những vấn đề xuất hiện bất ngờ trong tiến trình.
  • Cần có những điều chỉnh gì cho mục tiêu hay không.

Tính tập trung

Khi sử dụng OKR, nhân viên của bạn không còn phải phân vân trong việc lựa chọn công việc nào để hoàn thành trong ngày, hay không còn chuyện nhân viên phải thực hiện hằng hà sa số các công việc cùng một lúc.

Nhân viên sẽ chỉ có một kết quả then chốt để làm trong khoảng thời gian đã được định sẵn. Phương pháp này được đưa ra nhằm giúp bạn tập trung hơn vào những công việc trọng yếu của bản thân, ngăn chặn những công việc kém quan trọng, không liên quan, gây ảnh hưởng tới sự chú ý vào nhiệm vụ chính của mình.

Công ty Tư vấn Quản lý OCD