Last updated on 22 May, 2024
Table of Contents
Toggle9-Box Grid cung cấp một mô hình hỗ trợ việc quản lý nhân viên trong công ty, là một công cụ phổ biến dành cho các nhà tuyển dụng, các nhà lãnh đạo và các doanh nghiệp dùng để quản lý nhân tài và lập chuỗi kế hoạch, trong đó các nhân viên được chia thành 9 nhóm, dựa trên hai tiêu chí là hiệu suất và tiềm năng.
– Đơn giản và dễ sử dụng – Các ô được hiển thị trực quan giúp dễ dàng nắm bắt, ngay cả đối với những người hoàn toàn mới sử dụng công cụ này.
– Giúp xác định tài năng có giá trị – Bạn sẽ có dữ liệu để sao lưu quyết định của mình về vị trí và cách thức điều hướng các nguồn lực để thu hút và phát triển nhân tài. Ngoài ra, khi các chương trình đề bạt nội bộ xuất hiện, bạn sẽ biết chính xác những ai để cung cấp cơ hội này.
– Một cách tiếp cận toàn diện để đánh giá tài năng – Bạn sẽ không bị cuốn vào một yếu tố nào trong hiệu suất của nhân viên và bạn sẽ có thể đánh giá cả hiệu suất hiện tại và tiềm năng trong tương lai.
– Một công cụ đa năng – Mô hình 9-Box Grid không chỉ hữu ích cho việc quản lý nhân tài mà còn cho việc lập kế hoạch lực lượng lao động. Ví dụ: công cụ này cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan tốt về tiềm năng của nhân viên và họ có thể phát triển ở vị trí nào trong tương lai. Nói cách khác, nó giúp cho việc lập kế hoạch kế nhiệm dễ dàng hơn. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng mô hình này để xác định những nhân viên có tiềm năng lãnh đạo và chuyển họ vào con đường quản lý.
Tuy nhiên, mô hình Quản trị tài năng 9-Box Grid cũng có những hạn chế:
– Thiếu sót lớn nhất của mô hình 9-Box Grid được cho là mối liên hệ với quản lý hiệu suất truyền thống, được đặc trưng bởi đánh giá chủ quan mỗi năm một lần bởi sự quản lý của một người. Nhiều công ty, bao gồm cả Accenture và Deloitte, đã rời bỏ đánh giá hiệu suất hàng năm, thay vào đó chọn phản hồi liên tục. Điều này mang lại nhiều cơ hội hơn để cải thiện hiệu suất cũng như nhiều điểm dữ liệu hơn để đánh giá chính xác hiệu suất. Bạn nên đo lường hiệu suất bằng cách sử dụng càng nhiều điểm dữ liệu khách quan càng tốt. Các vòng phản hồi liên tục, cũng như các hệ thống thiết lập mục tiêu như mục tiêu SMART hoặc mục tiêu và kết quả chính (OKR), có thể được cân nhắc.
– Ngoài ra, tính minh bạch là chìa khóa. Nếu không có trao đổi rõ ràng về các phương pháp quản lý nhân tài, nó có thể bỏ lỡ mục tiêu và có thể dẫn đến một hệ thống “rank and yank”*, nơi các nhân viên được xếp hạng đối đầu với nhau và những người xếp cuối sẽ bị sa thải (yank). Đây không phải là mục đích của mô hình này. Thay vào đó, 9-Box Grid nên được tận dụng để phát triển và trau dồi tài năng, đồng thời thông qua tài năng xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững cho tổ chức.
*”Rank and yank” là thuật ngữ ra đời dưới triều đại của Jack Welch những năm 70, trong đó tổ chức phải xếp hạng được nhân sự theo mô hình 20-70-10. 20% sẽ là người giỏi nhất có hiệu quả làm việc tốt nhất, 70% là nhân viên làm việc hiệu quả, và 10% là nhân viên kém hiệu quả ở dưới chót. Số 20% thì được thưởng và lẽ dĩ nhiên 10% phải bị sa thải. (theo Harvard Business Review)
Mô hình Quản trị tài năng 9-Box Grid gồm 3 mức độ hiệu suất công việc nằm ở trục ngang, gồm: hiệu suất thấp, hiệu suất trung bình vào hiệu suất cao.
Ưu điểm của phương pháp này là bám sát các yêu cầu công việc được quy định trong cấu trúc công việc của công ty và cả các chỉ tiêu cá nhân. Trong đó, mỗi công ty lại có những tiêu chí riêng để đánh giá hiệu suất công việc. Một số công ty chú trọng vào chỉ tiêu cá nhân nhiều hơn có thể tập trung vào việc đánh giá thành tích dựa trên chỉ tiêu.
Trục còn lại của mô hình Quản trị tài năng 9-Box Grid là đánh giá tiềm năng phát triển của nhân viên. Đây là một yếu tố nên được dùng song song với đánh giá hiệu quả công việc và thường được chia làm 3 loại:
Việc trao đổi với nhân viên rằng họ đang ở mức “đầy tiềm năng” sẽ tạo động lực phát triển nhiều hơn thay vì nói rằng họ có “tiềm năng thấp”. Các công ty đều muốn nhân viên hướng đến tư duy phát triển và nỗ lực cải thiện hiệu quả công việc, do vậy, người quản lý cần có sự khéo léo khi truyền đạt điều này. Vì lý do đó, một số công ty quyết định không thông báo chỉ số tiềm năng cho nhân viên.
Tương tự, việc trao đổi tiềm năng phát triển với nhân viên đạt yêu cầu ở vị trí cao hơn cũng nên được cẩn trọng vì có thể các vị trí phù hợp với tiềm năng của nhân viên hiện không có sẵn.
Có một số mối liên hệ giữa hiệu suất và tiềm năng nhưng cũng có những trường hợp trong đó một người có hiệu suất thấp lại có thể đạt đủ điều kiện để được thăng chức trong 2-3 năm. Ví dụ những thực tập sinh quản trị từ trường đại học đạt điểm cao trong các bài kiểm tra năng lực nhưng lại có rất ít kinh nghiệm làm việc. Họ có thể có hiệu suất công việc thấp nhưng có tiềm năng lớn nên được kỳ vọng sẽ phát triển nhanh để có khả năng thăng tiến trong 2-3 năm sau đó.
Bước tiếp theo là vẽ biểu đồ hiệu suất và tiềm năng trên lưới 3×3 (hay còn gọi là ma trận quản trị tài năng) để tạo ra mô hình 9-Box Grid. Điểm vượt trội của mô hình này là mỗi ô vuông áp dụng một kỹ thuật quản lý nhân tài khác nhau.
Góc dưới cùng bên trái thể hiện những nhân viên có điểm số hiệu suất và tiềm năng thấp. Nếu những nhân viên này tiếp tục làm việc, họ sẽ có thể đe dọa sự phát triển của công ty bởi vì việc đầu tư vào những nhân viên này sẽ lấy đi thời gian, tiền bạc và các nguồn lực phát triển đáng lẽ nên dành cho những nhân viên có tiềm năng hơn. Chất lượng công việc tồi tệ của họ có thể làm hạ tiêu chuẩn chung của nhóm, bao gồm việc một khoảng thời gian sẽ được dành vào việc sửa chữa những lỗi sai thay vì dành cho việc tạo ra thêm giá trị cho công ty.
Những công ty còn tồn tại nhiều nhân viên thuộc nhóm “những ngôi sao đen” cần xem xét lại quy trình tuyển dụng.
“Chiến đấu hoặc rút lui” bao gồm 2 nhóm nhân viên: Những nhân viên có hiệu suất công việc trung bình, tiềm năng phát triển thấp (nhóm “máy nghiền”) và những nhân viên với tiềm năng phát triển trung bình, hiệu suất công việc thấp (nhóm “tiến thoái lưỡng nan”).
Nhân viên thuộc nhóm “tiến thoái lưỡng nan” sở hữu một số tiềm năng để phát triển nhưng họ không tận dụng. Câu hỏi đặt ra là “Tại sao họ không làm như vậy?”.
Ở góc dưới cùng bên phải và góc trên cùng bên trái là những nhóm chỉ xuất sắc ở một khía cạnh.
Những “ngựa kéo” có hiệu suất công việc rất tốt nhưng tiềm năng phát triển lại không cao. Đây là những nhân viên cần được quan tâm trong công ty. Họ sở hữu một tinh thần làm việc tốt.
Khó khăn đối với những nhân viên thuộc nhóm này xuất hiện khi công việc của họ buộc phải thay đổi vào một thời điểm nào đó và họ có thể không thể phát triển với vai trò hiện tại của mình nữa. Hãy thử tưởng tượng những nhân viên này ở những năm 90 đã làm rất tốt công việc của mình nhưng không muốn học cách vận hành máy tính…?
Nhóm “thiên tài nổi loạn” nằm ở góc đối diện với “ngựa kéo”. Theo mô hình 9-Box Grid, họ có tiềm năng phát triển tốt nhưng hiệu suất công việc thấp. Ví dụ như một thực tập sinh quản lý từ một trường đại học danh tiếng chưa có kinh nghiệm về quy trình làm việc nhưng lại rất ham học hỏi. Họ chính là những người có tiềm năng lớn cần được đào tạo có chiến lược.
3 nhóm tiếp theo trong mô hình 9 magic box được gọi là nhóm “những ngôi sao tiềm năng”. Họ là nhóm nhân lực chủ chốt trong công ty đồng thời sở hữu tiềm năng phát triển ở những vị trí chuyên sâu hơn.
Nhóm “tiềm năng cao” sở hữu rất nhiều tiềm năng phát triển và hiệu suất công việc đang ở mức trung bình. Có thể vì họ chưa có đủ thời gian để phát triển hết ở vị trí hiện tại. Nhóm nhân viên này sẽ được ưu tiên chuyển sang nhóm bên phải trong mô hình để thuộc nhóm “ngôi sao vàng”. Cách tiếp cận và những giải pháp cho nhóm nhân viên này sẽ được áp dụng tương tự của nhóm “nhân lực chủ chốt”.
Nhóm “nhân lực chủ chốt” tạo cho công ty sự tin tưởng về hiệu suất công việc của họ và họ cũng có những tiềm năng cho việc phát triển sau này. Họ sẽ được ưu tiên chuyển sang nhóm bên phải để trở thành những nhân viên có hiệu suất công việc cao.
Trong khi đó, nhóm “Nhân viên hiệu suất cao” đang ở 1 vị trí tốt trong mô hình. Họ đóng góp nhiều cho công ty, vì vậy chiến lược quan trọng ở đây là giữ cho họ vui vẻ, gắn bó, đồng thời đảm bảo rằng họ sẽ hoàn thành công việc không chỉ bây giờ mà còn trong nhiều năm tới.
Những “ngôi sao sáng” ở góc trên cùng bên phải của mô hình 9-Box Grid sở hữu hiệu suất công việc đáng ngưỡng mộ và cũng có khả năng đảm nhận những vị trí mới. Đây là những nhân viên hạng A và có giá trị nhất của doanh nghiệp. Đồng thời, họ chính là những người được “chọn mặt gửi vàng” để đóng một vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch kế thừa của lãnh đạo doanh nghiệp.
Việc sử dụng mô hình 9-Box Grid trong Quản trị tài năng để đánh giá nhân viên tiềm năng kết hợp cùng bộ Khung năng lực là vô cùng cần thiết trong doanh nghiệp.
Phần mềm Quản trị Tài năng digiiTalent của OOC hiện thực hóa mô hình 9 hộp – quản trị tài năng (9-box grid) bằng các thao tác đơn giản và thuận tiện. Mô hình 9 hộp – Quản trị tài năng (9-box grid) được McKinsey giới thiệu vào những năm 70, vẫn mang lại những giá trị quan trọng cho doanh nghiệp trong việc đánh giá, quản lý và sử dụng nhân tài. Phần mềm Quản trị Tài năng digiiTalent của OOC là một công cụ chuyển hóa kết quả đánh giá hiệu suất, tiềm năng của nhân viên thành các báo cáo toàn cảnh dưới dạng 9 hộp và các định dạng khác, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể và chi tiết về hiện trạng phân bổ nhân tài của doanh nghiệp theo 9 hộp với các hàm ý khác nhau, từ đó đưa ra khuyến nghị cho doanh nghiệp và giúp xây dựng kế hoạch, chiến lược sử dụng nhân sự. |