Last updated on 3 December, 2024
Ngày nay, dưới sự phát triển của xã hội hiện đại, marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh doanh thu và sự phát triển của doanh nghiệp. Khái niệm Marketing dần trở nên phổ biến và cần thiết trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được các kiến thức cơ bản về vấn đề này. Vậy marketing là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với các doanh nghiệp?
Table of Contents
ToggleTheo quan điểm của Philip Kotler – vị giáo sư người Mỹ được xem là “cha đẻ” của ngành marketing, định nghĩa về marketing được hiểu là: “Marketing là quá trình mà các cá nhân hay tập thể đạt được tất cả những gì họ cần và muốn thông qua quá trình tạo lập, cống hiến, và trao đổi một cách tự do những giá trị của các sản phẩm và dịch vụ” (Marketing is the science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of a target market at a profit).
Ngoài ra, Wikipedia cũng trích dẫn định nghĩa về Marketing của Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA – American Marketing Association). Theo đó, “Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức, là một tập hợp các tiến trình để tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, đồng thời nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng các cách khác nhau và đem về giá trị lợi ích cho tổ chức cũng như các thành viên hội đồng cổ đông”.
Vậy chính xác, Marketing là gì? Hiểu một cách đơn giản, Marketing là tiếp thị, quảng cáo nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo dựng giá trị cho cá nhân, doanh nghiệp. Đây được xem như một hình thức quản lý mang tính xã hội cực kỳ phổ biến nhằm kết nối, trao đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng, tạo dựng giá trị và mối quan hệ vững chắc với khách hàng nhằm thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thực hiện nghiên cứu thị trường bằng các hình thức khác nhau để xác định nhu cầu khách hàng, từ đó làm căn cứ cho các các hoạt động marketing khác như phát triển sản phẩm, định giá, khuếch trương sản phẩm, xây dựng thương hiệu, và phân phối. Để thu thập thông tin thị trường, doanh nghiệp có thể tiến hành thu thập thông tin thường xuyên thông qua đội ngũ bán hàng hoặc điểm bán, cũng như tiến hành các nghiên cứu chính thống để thu thập thông tin thị trường. Các công nghệ mới như mạng xã hội, AI, Big Data giúp thu thập thông tin quy mô lớn với hàng triệu khách hàng một cách thuận lợi hơn.
Hoạt đông xây dựng thương hiệu làm một hoạt động vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. Thương hiệu giúp doanh nghiệp có thể bán được sản phẩm, dịch vụ với giá cao hơn với lòng tin lớn hơn của khách hàng. Những thương hiệu lớn như Apple, Cocacola có giá trị đến hàng trăm tỉ đô la. Marketing giúp doanh nghiệp lên ý tưởng lõi thương hiệu, xác định tính cách thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cũng như thực hiện các hoạt động truyền thông để đưa thông tin về thương hiệu đến khách hàng.
Hoạt động truyền thông là những hoạt động chiếm tỉ trọng rất lớn trong marketing, bao gồm các hoạt động quảng cáo (ngoài trời, báo chí, trong nhà, cũng như các công cụ quảng cáo online như Google Ads, Facebook Ads,…; các hoạt động PR, các hoạt động khuến mại để kích thích doanh thu hay những hoạt động tối ưu hóa website (SEO) để xuất hiện trang web của công ty trên trang nhất của Google Search… Với sự phát triển của công nghệ, hoạt động truyền thông của marketing ngày càng phong phú và đa dạng, phá vỡ những rào cản truyền thống như ranh giới địa lý, quốc gia.
Một điều kiện tiên quyết trong marketing đó chính là việc phải tạo ra giá trị lợi nhuận cho cá nhân, doanh nghiệp. Marketing không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận, giúp nhiều người biết đến sản phẩm của doanh nghiệp hơn. Từ đó góp phần gia tăng cơ hội đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng nhiều hơn. Một chiến lược marketing tốt sẽ giúp gia tăng doanh thu và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Các chiến lược marketing góp phần gia tăng sự hiện hữu của doanh nghiệp trong trí nhớ của khách hàng, giúp họ hiểu một cách rõ nét và chính xác nhất về các thông tin cũng như sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
Phân tích theo xu hướng trong tính cách của con người, bạn càng hiểu rõ về đối tượng bao nhiêu thì sẽ càng đề cao sự tin tưởng bấy nhiêu. Và khi khách hàng đã đặt sự tin cậy vào thương hiệu của bạn thì họ sẽ dễ dàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của bạn hơn. Với marketing, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ phổ biến hơn trong lòng khách hàng, góp phần xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài. Các công cụ như CRM giúp doanh nghiệp quản lý và khai thác thông tin khách hàng tốt hơn, thậm chí cung cấp thông tin đến khách hàng tốt hơn và qua đó xây dựng quan hệ dài hạn tốt hơn với khách hàng.
Dưới sự phát triển và cạnh tranh gay gắt, khốc liệt của thị trường, marketing giống như cái cột “chống đỡ” cho cả doanh nghiệp. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định sự phát triển của doanh nghiệp đó. Chẳng một doanh nghiệp nào có thể tồn tại lâu dài trên thị trường nếu như không có một chiến lược marketing hiệu quả. Đặc biệt, marketing còn giúp cân bằng lợi thế cạnh tranh giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệp lớn.
Marketing cùng với sự phát triển của công nghệ và trang mạng xã hội giúp doanh nghiệp tương tác dễ dàng hơn cùng với các đối tượng khách hàng. Đặc biệt, sự tương tác này cũng cho thấy tầm ảnh hưởng và giá trị tên tuổi của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá chiến lược marketing ấy có đang hiệu quả hay không. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể gửi các thông tin về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh nhất, tiếp cận nhiều hơn đến với các khách hàng tiềm năng.
Về mặt chức năng, ngày nay chức năng marketing đã trở thành một trong những chức năng quan trọng nhất của hầu như mọi doanh nghiệp. Tùy theo quy mô và nhu cầu đẩy mạnh các hoạt động marketing của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể có 1 phòng marketing hoặc tách thành một số phòng ban chức năng như marketing, chăm sóc khách hàng… Làm tốt công tác marketing sẽ mang lại cho doanh nghiệp lợi thế to lớn so với đối thủ cạnh tranh của mình.
Bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp với các nhiệm vụ chính sau:
Các chỉ số KPIs chính của bộ phận marketing giúp đo lường hiệu quả hoạt động và chiến lược marketing của doanh nghiệp. Dưới đây là một số KPI quan trọng mà bộ phận marketing có thể sử dụng:
OCD là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tư vấn xây dựng Hệ thống Chỉ số KPI (KPI – Key Performance Indicator), trong đó có các chỉ số KPI của bộ phận Marketing trong doanh nghiệp. OCD tự hào là công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với bề dày kinh nghiệm trong tư vấn chiến lược và xây dựng hệ thống quản lý hiệu suất.
Uy tín của OCD được khẳng định qua hàng loạt dự án tư vấn Hệ thống KPI thành công cho các tên tuổi lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCo), Tổng Công ty Điện lực Miền Trung, Tập đoàn Thương mại Dược phẩm SOHACO, Tập đoàn Dược phẩm Abipha, Tập đoàn Vitto Hoàn Mỹ…
Không chỉ dừng lại ở tư vấn, OCD còn đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình triển khai Hệ thống KPI thông qua Phần mềm quản lý KPI hàng đầu Việt Nam – digiiTeamW, được phát triển bởi công ty thành viên OOC Solutions.
Nhờ vào các hoạt động của bộ phận marketing, doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh, gia tăng doanh số và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Nguồn: WeHelp (tham khảo)
Tham khảo
Digital Marketing là gì? Vai trò của digital marketing
20 mô hình Marketing kinh điển nhất mọi thời đại
——————————-
Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.
Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn
Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting
Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn
You must be logged in to post a comment.