Quản lý sự thay đổi trong doanh nghiệp

Ths. Bùi Kim Liên
Ths. Bùi Kim Liên
17 April, 2019
Lợi ích của chương trình đào tạo quản lý trong doanh nghiệp
Lợi ích từ các chương trình đào tạo quản lý cho doanh nghiệp
17 April, 2019
Show all
Tầm quan trọng của quản lý sự thay đổi trong doanh nghiệp

Tầm quan trọng của quản lý sự thay đổi trong doanh nghiệp

5/5 - (1 vote)

Last updated on 23 October, 2024

Quản lý sự thay đổi chưa bao giờ là một công việc đơn giản. Rất nhiều công ty không để thực hiện được các tham vọng thay đổi lớn đã đề ra trước đó. Nghiên cứu của Bain & Company chỉ ra rằng chỉ có 12% doanh nghiệp thành công thực hiện quá trình thay đổi. Vậy đâu là lý do khiến doanh nghiệp thất bại? Người ta thường đổ lỗi cho 1 trong 3 lí do chính sau đây.

  1. Thay đổi là phi lý, mơ hồ và khó quản lý?

Các giám đốc điều hành thường nói nhiều về tầm quan trọng của sự thay đổi và quản lý sự thay đổi nhưng sau đó họ lại chẳng làm gì nhiều để cải thiện nó. Các lãnh đạo luôn đưa ra những ý  tưởng tốt nhưng lại cảm thấy thật khó để thực hiện, phân tích hay giúp các ý tưởng có định hướng rõ ràng hơn.

Trong những năm gần đây, nhận thức về tầm quan trọng cuả  việc quản lý sự thay đổi đã được nâng cao rõ rệt. Các doanh nghiệp  cần phải rút ra kinh nghiệm và các bài học từ những thành công và thất bại để từ đó đưa ra những điều chỉnh nhanh chóng và kịp thời trong phương pháp quản lý sự thay đổi. Đồng thời, họ cũng cần có những cái nhìn khoa học hơn để hiểu sâu hơn và giải quyết hiệu quả các vấn đề khi doanh nghiệp đang trong quá trình thay đổi và giải quyết các rủi ro. Dưới góc nhìn đa diện, các nhà quản lý cho rằng yếu tố quyết định khiến con người thay đổi là sự phát triển của dữ liệu lớn (big data)/

See also  Tác động của Đại dịch COVID-19 tới làm việc từ xa và trạng thái bình thường mới

Khả năng thu thập và phân tích một lượng lớn dữ liệu giúp các nhà quản lí có thể đánh giá được mức độ sãn sàng với sự thay đổi của các doanh nghiệp, tìm ra được phương pháp quản lí sự thay đổi để thúc đẩy quá trình và tăng tính chính xác khi thực hiện. Do đó, những công cụ hay kỹ thuật hiện đại xuất hiện nhằm mục đích dự đoán và quản trị rủi ro như các biện pháp quản lý sự thay đổi.

  1. Giảm thiểu tác động của quá trình thay đổi lên nhân sự trong doanh nghiệp.

Cũng giống như cha mẹ muốn bảo về con mình thì các giám đốc điều hành muốn bảo vệ nhân viên của họ khỏi tác động của những sự thay đổi sắp tới. Như bất kì bậc phụ huynh của những bạn trẻ đều biết, thay đổi là điều tất yếu và không thể tránh khỏi. Vậy nên phương pháp tốt nhất để có thể vượt qua quá trình thay đổi là để các nhân sự chuẩn bị thật tốt kiến thức và kỹ năng để sẵn sàng đối diện với những khó khăn sắp tới. Theo nghiên cứu của Bain & Company, sự thành công của quá trình doanh nghiệp thay đổi phụ thuộc đến 65% vào hành vi của nhân viên. Sự thay đổi của một tổ chức dựa trên sự thay đổi của từng cá nhân trong tổ chức đó. Vì thay đổi là điều bất khả kháng, nên các nhà lãnh đạo cần giúp nhân viên vượt qua nó một cách nhanh nhất và thành công nhất..

  1. Doanh nghiệp cần được dẫn dắt dưới phương pháp quản lý sự thay đổi kiên định?

Đa số mọi người đều tin rằng khả năng lãnh đạo quản lý là yếu tố duy nhất cần có để doanh nghiệp vượt qua khoảng thời gian khó khăn này. Nhưng trên thực tế, theo thời gian nhiều phương pháp quản lý hàng ngày đã lỗi thời và cần phải điều chỉnh để phù hợp với những thay đổi.

See also  Quản trị dữ liệu là thách thức lớn của doanh nghiệp

Ví dụ: Sự tương tác với những người bị ảnh hưởng trực tiếp do quá trình doanh nghiệp thay đổi là rất quan trọng. Cách giao tiếp hiệu quả trong khoảng thời gian khó khăn này khác hẳn với cách ứng xử bình thường hằng ngày.  Một nghiên cứu chỉ ra, con người sẽ mất 80% khả năng phân tích thông tin trong thời gian họ căng thẳng. Sự thúc đẩy và cảm thông có thể thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Vì vậy, cần chuẩn bị sẵn sàng để nhận ra cơ hội và nắm bắt nó. Bất kì các phương pháp giao tiếp nào trong thời gian này đều không quan trọng bằng sự đồng cảm của nhà quản lí.

Để chuyển mình cùng với cách mạng công nghiệp 4.0, sự thay đổi trong mỗi doanh nghiệp là điều tất yếu, các nhà quản lí thay vì trì hoãn thì cần chuẩn bị sẵn sàng cả kiến thức và kỹ năng để quản lí và dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn này một cách hiệu quả. Tránh đi theo những lối mòn gây thất bại đã được liệt kê ở trên sẽ giúp các nhà doanh nghiệp thành công trên con đường thay đổi

Nguồn: forbes.com

Lược dịch bởi: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC