OKR là gì? Lịch sử hình thành OKR

Chấm đen nhân sự
Chấm đen nhân sự
5 September, 2019
Google đã triển khai OKR như thế nào?
6 September, 2019
5/5 - (2 votes)

Last updated on 24 May, 2024

OKRs là phương pháp quản trị và làm việc hiệu quả không chỉ đưa Google từ một công ty Startup trở thành một “gã khổng lồ” công nghệ, mà còn được ứng dụng trong nhiều Startup “kỳ lân” khác như LinkedIn, Twitte và Uber…

OKRs là gì?

Nói một cách đơn giản, OKR (Objectives and Key results) là một phương pháp quản trị doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp định lượng và tạo ra những kết quả then chốt (key results) cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu (objectives) trong một thời hạn nhất định, thường là theo quý. Các chỉ số OKR có thể được sử dụng ở cấp độ công ty, đội nhóm hoặc cá nhân và có thể được chia sẻ trong toàn doanh nghiệp với ý định cung cấp cho các phòng ban thấy rõ các mục tiêu và kết quả trọng yếu qua đó có sự ưu tiên các và tập trung nỗ lực vào những công việc quan trọng nhất.

Lịch sử OKR

OKR đã có từ những năm 1970. Do Andy Grove khởi xướng ở Intel vào thời điểm Intel đang chuyển đổi hoạt động kinh doanh tập trung sang vi xử lý, đây là một động thái thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp máy tính. Năm 1999, John Doerr đã triển khai khung OKR trong Google và cho đến ngày nay, tất cả mọi người từ quản lý cấp cao đến nhân viên mới nhất của Google đều sử dụng thành công. OKR sau đó, nổi tiếng đến nỗi các công ty trong Fortune 500 như LinkedIn, Oracle, Twitter, Sears… cũng phải sử dụng. 

See also  Tại sao các công ty cần chuyển đổi số?

Tiền thân của OKRs chính là MBO (Management by Objectives) được Peter Drucker phát minh từ những năm 1970. Lịch sử OKR, đã tồn tại ít nhất 3-4 thập kỷ nay. Chỉ là chúng đang lan rộng khắp thế giới công nghệ, vì những tác động mà OKR tạo ra cho một số công ty khởi nghiệp ở thung lũng silicon. Một lời cảnh báo – quy kết toàn bộ thành công của một công ty cho OKR sẽ không khôn ngoan. Do đó, khi bạn trải nghiệm những câu chuyện này, hãy nhớ rằng chỉ áp dụng OKR sẽ không đảm bảo thành công.

Câu chuyện thành công

Có nhiều công ty đã áp dụng thành công OKR và phát triển nên hương vị OKR độc đáo của riêng họ. Và cũng có nhiều công ty đã thất bại trong việc áp dụng OKR và quyết định từ bỏ. Năm 2003, Sundar Pichai, một trong 3 CEO hiện nay của Google đảm nhận chức phó chủ tịch phụ trách phát triển sản phẩm của Google. Mục tiêu của anh là thiết kế lại toàn bộ một trình duyệt website mới, đó chính là Google Chrome. Mục tiêu của Google Chrome: Phát triển một nền tảng thế hệ tương lai cho ứng dụng website. Kết quả then chốt là Chrome xuất hiện trên thị trường và phải đạt được 20 triệu người sử dụng trong 7 ngày.

OKR là gì? Đặt mục tiêu với OKRs – Phương pháp Google

Có nhiều cải tiến đáng kể được đưa ra, nhưng trình duyệt Chorme chỉ chiếm được 3% thị phần trình duyệt website sau đó, không đủ đạt được kết quả then chốt. Vì vậy, Google quyết định chia nhỏ mục tiêu trên và đưa ra một OKRs “con”.Trong đó: Mục tiêu mới được đặt ra “làm website được trình duyệt nhanh như tạp chí”. Kết quả then chốt mới đã tăng tốc độ Javascript hơn 10 lần sau 4 tháng và 20 lần trong 2 năm. Đến năm 2010, Chorme đã đạt mục tiêu 111 triệu người dùng.

See also  Cấu trúc nhà máy thông minh trong thời đại công nghệ 4.0

Tham khảo thêm tại : 

Đánh giá nhân viên thời chuyển đổi số

Xây dựng và ứng dụng chỉ số KPIs