Last updated on 24 May, 2024
Dịch bệnh Covid-19 đã làm thay đổi rất nhiều thói quen trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, và môi trường làm việc cũng không ngoại lệ. Rất nhiều các doanh nghiệp đã phải tổ chức họp, làm việc từ xa, online vì điều kiện di chuyển và tụ tập đông người không cho phép. Lúc này đây, chủ doanh nghiệp lại phải đối diện với một vấn đề mới: Làm thể nào để gắn kết các cá nhân trong công ty, thúc đẩy văn hoá hoà nhập doanh nghiệp ngay cả khi chỉ làm việc từ xa trên các nền tảng số?
Dưới đây là những chia sẻ từ các chuyên gia tư vấn nhân sự hàng đầu để giúp các nhà lãnh đạo giải quyết bài toán văn hoá doanh nghiệp một cách toàn diện.
Khi dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng, ngày càng nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện chính sách làm việc từ xa, đang cố gắng tìm ra giải pháp để các nhân viên vừa đảm bảo được chất lượng công việc nhưng vẫn cảm thấy gắn kết với các đồng nghiệp khác trong công ty.
Chủ doanh nghiệp lo lắng những cách biệt về địa lý khi nhân viên làm việc online sẽ ảnh hưởng đến công việc, khiến sự trao đổi thông tin trong đội, nhóm bị ngắt kết nối. Nhưng thực tế, nếu các nhà lãnh đạo với tầm nhìn xa, triển khai được những chiến lược tức thời để kịp thời thích ứng với sự thay đổi, văn hoá công ty sẽ được củng cố và thúc đẩy được sự hoà nhập của nhân viên ngay cả khi phải làm việc từ xa.
Thực tế, mỗi cá nhân khi đã là nhân viên trong một công ty, thì dù làm việc online cách xa trụ sở công ty cả trăm cây số hay trực tiếp có mặt tại văn phòng mỗi ngày 8 tiếng thì vẫn luôn cần phải cảm thấy được sự gắn kết từ chính đội nhóm của mình. Do đó, văn hoá và giá trị kết nối từ doanh nghiệp cần phải được lan toả dù đến mọi nhân viên dù người đó có đặt chân đến văn phòng hay không.
Ngày nay, với tiến bộ về công nghệ đã cho phép các chủ doanh nghiệp thực hiện việc kết nối này dễ dàng hơn. Nhưng mấu chốt của việc thúc đẩy văn hoá doanh nghiệp chính là đặt yếu tố con người lên hàng đầu, sau đó là đến các nhiệm vụ điều phối và duy trì liên lạc an toàn, bảo mật. Khi làm việc từ xa, người lao động sẽ bị những yếu tố như sức khoẻ, sự linh hoạt và nghĩa vụ với gia đình tác động – điều này tạo cơ hội cho các nhân viên tôn trọng sự khác biệt cá nhân, học hỏi từ nhau trong khi vẫn cố gắng tạo ra giá trị làm việc hướng tới cùng một mục tiêu cho doanh nghiệp.
Table of Contents
ToggleÝ nghĩ của “kết nối” thực sự còn rộng hơn “giao tiếp” hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Nhân viên làm việc từ xa cần có quyền truy cập thông tin đầy đủ để đảm bảo công việc hoàn thành và dễ dàng tiếp cận với đồng nghiệp. Theo một khảo sát của Igloo năm 2019 nghiên cứu về nền tảng làm việc số trên khắp thế giới chỉ ra rằng, 56% người lao động ở xa cảm thấy họ đã bỏ lỡ thông tin quan trọng và 43% cho biết một số nhóm đồng nghiệp nhất định không thể kết nối được với họ trong quá trình làm việc từ xa
Những vấn đề này lâu dần cản trở đáng kể đến năng suất lao động và tác động tiêu cực đến tinh thần của nhân viên trong công ty. Vậy câu hỏi lớn nhất lúc này là “Làm thế nào để người lao động từ xa có quyền truy cập thông tin đầy đủ và kết nối được với đúng người, từ đó khai thác tối đa tiềm năng của họ và hoàn thành công việc tốt nhất.”
Cách tốt nhất để vượt qua những thách thức này và cải thiện văn hóa công ty là đưa mọi người vào một nền tảng số duy nhất. Có được mọi thứ – thông tin, kết nối – ở một nơi giúp tăng cường hiệu quả, cho phép tương tác từ tất cả mọi người bất kể thời gian và không gian làm việc.
Khi chủ doanh nghiệp lựa chọn được công cụ phù hợp, doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong quá trình vượt qua những trở ngại khó khăn nhất này (ví dụ như tính năng vượt qua rào cản ngôn ngữ với công cụ dịch thuật). Đồng thời nhiều phần mềm giúp mọi người dễ dàng chia sẻ hình ảnh cùng với nội dung bằng văn bản, điều này thúc đẩy sự gắn kết và cảm giác thân thuộc.
Ngay cả những người không liên quan trực tiếp đến vấn đề đang trao đổi trong cuộc họp cũng nên được tham gia để xây dựng ý thức cộng đồng. Không phải ai cũng có thể tham dự các cuộc họp – ngay cả khi họ đang làm việc tại văn phòng, họ có thể cảm thấy bị bỏ rơi đôi khi chỉ vì bỏ lỡ một câu nói đùa. Nhưng với một nền tảng số tuyệt vời, tất cả nhân viên đều có khả năng tìm hiểu về mọi thông tin và tin tưởng rằng những đóng góp cá nhân sẽ tác động quan trọng đến tổ chức doanh nghiệp.
Truyền thông “thời gian thực” cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công khi doanh nghiệp triển khai làm việc từ xa trên các nền tảng số. Hãy đảm bảo mọi người đều có mặt cùng một lúc trong giờ hành chính chính thức. Người quản lý cũng có thể dành một khoảng thời gian riêng mỗi tuần để quan tâm đến những cá nhân đang làm việc từ xa: khuyến khích phản hồi, đặt câu hỏi và phát triển ý tưởng mới.
Nhà lãnh đạo muốn đảm bảo nền tảng làm việc từ xa của doanh nghiệp sẽ giúp cải thiện văn hóa công ty? Hãy thử thực hiện ba chiến lược chính sau:
Một số nhân viên có thể nghi ngờ và do dự khi áp dụng công cụ công nghệ mới vào công việc hàng ngày vì họ không thấy lợi ích ngay lập tức từ ứng dụng. Trước khi nhà quản lý thực hiện bất kỳ chiến lược mới, hãy thực hiện một số nghiên cứu để xác định những trở ngại mà doanh nghiệp sẽ phải vượt qua (ví dụ như những lo lắng của mọi người về việc hòa nhập, kết nối trao đổi thông tin). Chủ doanh nghiệp hãy đầu tư vào sự thay đổi công cụ công nghệ dựa Trên những dữ liệu thu thập thực tế, những con số biết nói chứ không chỉ bằng linh cảm lờ mờ.
Có thể đánh giá văn hoá của một doanh nghiệp dựa vào 2 yếu tố: sự đa dạng và gắn kết cá nhân. Nhà quản lý có thể dựa vào những yếu tố này đề đo lường mức độ hiệu quả của công cụ và chiến lược mà doanh nghiệp đang hướng tới. Một khi nhà lãnh đạo đã sẵn sàng thực hiện thay đổi, hãy cởi mở với toàn thể đội, nhóm về những kết quả mong đợi và bắt đầu tạo những cuộc trao đổi sớm để khuyến khích mọi người tham gia nền tảng số mới trước thời gian thực sự đi vào vận hành.
Nhà quản lý cần đảm bảo rằng nội dung liên quan đến nền tảng số làm việc từ xa cần được phổ biến và cập nhật liên tục đến mọi người trong công ty. Đây sẽ là nơi người dùng truy cập thường xuyên – họ cảm nhận được sự gắn kết với đồng nghiệp của mình, nhận thông tin cập nhật từ các nhà lãnh đạo và tìm thông tin hoạt động giúp họ hoàn thành công việc.
Bắt đầu bằng cách xây dựng một kế hoạch nội dung cho nền tảng làm việc số của bạn kéo dài từ ba đến sáu tháng. Để đảm bảo bạn có đủ nội dung tốt và đầy đủ hãy kết hợp với những nhân viên hào hứng thúc đẩy sự thay đổi và tham gia tích cực trên nền tảng làm việc online.
Khi đã chạy một thời gian ổn định, nhà quản lý cần định kỳ xem lại chiến lược quản lý nội dung. Hãy chắc chắn rằng nhân viên có thông tin họ cần để thực hiện công việc của họ và nhân viên làm việc từ xa cũng có quyền truy cập giống như nhân viên tại văn phòng.
Nhà quản lý nhiều lúc nôn nóng và muốn thay đổi toàn diện một cách nhanh chóng nhưng với những kinh nghiệm thực tế cho thấy việc áp dụng nền tảng số làm việc từ xa nên được triển khai từ từ từng bước một. Nếu bị cung cấp quá nhiều thông tin cùng một lúc, nhân viên sẽ bị quá tải và bị lẫn lộn giữ các công cụ và chức năng.
Hãy bắt đầu bằng sự khuyến khích trao đổi và giao tiếp giữa toàn bộ nhân viên công ty. Sau khi đã thu hút được sự chú ý, nhà quản lý có thể bắt đầu cung cấp nhiều thông tin hơn. Nếu nền tảng doanh nghiệp lựa chọn với nhiều chức năng hãy bắt đầu bằng cách triển khai từng kênh một và chỉ tăng dần khối lượng thông tin khi đã đảm bảo nhân viên sử dụng thành thục các chức năng trước.
Thực tế cho thấy, với những bước khởi đầu chậm mà chắc sẽ là cơ hội để các nhà quản lý dễ dàng đánh giá và đo lường, rà soát kế hoạch chiến lược của mình. Mọi người đều nhận cùng một luồng thông tin và hướng tới một mục tiêu chung. Với dữ liệu thu thập được chia ra thành từng bước rõ ràng, nhà lãnh đạo có thể nhanh chóng xác định khi xảy ra lỗi và điều chỉnh cho phù hợp.
Nhân viên sẽ không cảm thấy bị cô lập khi làm việc từ xa trên các nền tảng số nếu nhà quản lý đảm bảo được sự đa dạng và kết nối giữa toàn doanh nghiệp. Khi đó nền tảng làm việc từ xa của công ty sẽ là công cụ mạnh mẽ tối đa năng lực của doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi để đạt được mục tiêu cao nhất.
Team Marketing – công ty Giải pháp Công nghệ OOC: tổng hợp và dịch
Đọc thêm: Đại dịch Covid-19 “tai nạn” hay “cơ hội – sự khởi đầu mới