Last updated on 8 December, 2024
Các nhà quản lý tuyển dụng của các công ty thuộc lĩnh vực khác nhau sẽ tìm kiếm các ứng cử viên tương thích với những yếu tố khác nhau. Nhưng yêu cầu cơ bản nhất mà các nhà tuyển dụng mong muốn là ứng viên có cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là những kỹ năng hay kiến thức chuyên ngành đặc thù để xử lý công việc. Vậy còn kỹ năng mềm là gì và chúng khác với kỹ năng cứng như thế nào?
Kỹ năng cứng là những kỹ năng bạn có được thông qua quá trình học tập ở trường, các chương trình đào tạo, bằng cấp và kinh nghiệm đi làm. Đây thường là những kỹ năng định lượng có thể dễ dàng xác định và đánh giá. Ví dụ, một kỹ năng cứng của một chuyên gia IT có thể là lập trình máy tính, trong khi kỹ năng cứng của thợ mộc là kiến thức về làm đồ gỗ.
Mặt khác, kỹ năng mềm là những kỹ năng liên quan tới con người và rất khó khăn để xác định và đánh giá chính xác. Những kỹ năng này bao gồm thái độ, giao tiếp, tư duy sáng tạo, đạo đức làm việc, làm việc nhóm, ra quyết định, quản lý thời gian, tạo động lực, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và giải quyết xung đột.
Table of Contents
ToggleKỹ năng mềm là kỹ năng cá nhân, đặc điểm tính cách, hiểu biết xã hội vốn có và khả năng giao tiếp cần thiết để thành công trong công việc. Dựa vào những kỹ năng này có thể đánh giá được phần nào khả năng ứng xử của một người với xã hội.
Không giống như các kỹ năng cứng được đào tạo bài bản qua trường lớp, các kỹ năng mềm tương tự như yếu tố cảm xúc hoặc sự thấu cảm cho phép mọi người “đọc vị” người khác. Những kỹ năng này mất khá nhiều thời gian để học, ít nhất là trong một lớp học truyền thống và kết quả mà người học thu được cũng khó khăn hơn nhiều để đo lường và đánh giá.
Khá dễ hiểu lý do vì sao nhà tuyển dụng yêu cầu các ứng viên phải có kỹ năng cứng – chuyên môn vững vàng. Nếu bạn cần thuê một thợ mộc, anh ấy phải thông thạo kỹ năng trong nghề mộc.
Tuy nhiên, kỹ năng mềm rất quan trọng đối với sự thành công của hầu hết tất cả các nhà tuyển dụng. Bởi vì gần như mọi công việc đều yêu cầu các nhân viên phải làm việc nhóm hoặc hoạt động tập thể theo một cách nào đó. Do đó, khả năng tương tác tốt với mọi người là điều quan trọng trong bất kỳ công việc nào.
Một lý do khác khiến các nhà quản lý và nhà tuyển dụng ưu tiên các ứng viên có kỹ năng mềm là vì đó là những kỹ năng có thể được sử dụng trong bất kể công việc nào. Điều này làm cho các ứng viên sở hữu kỹ năng tốt có khả năng thích nghi rất nhanh với công ty.
Ngoài ra, bởi vì các kỹ năng được rèn luyện theo thời gian, trái ngược với những kỹ năng mềm có thể học được trong một thời gian ngắn qua một chương trình đào tạo. Những người có kỹ năng tốt thường được xem là người thú vị, độc đáo với hiểu biết rộng có thể đa dạng hóa các ý tưởng của công ty và giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Kỹ năng mềm đặc biệt quan trọng trong các công việc liên quan tới quan hệ khách hàng. Những nhân viên này thường sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và được yêu cầu phải có một số kỹ năng để có thể lắng nghe hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách hiệu quả và lịch sự.
Đầu tiên, bạn hãy lập danh sách các kỹ năng liên quan đến công việc bạn mong muốn trong tương lai. Tiếp theo, khoanh tròn những kỹ năng mà bạn có và so sánh danh sách các kỹ năng mềm của bạn với danh sách công việc. Những kỹ năng mềm nào được đề cập tới? Đánh giá xem cái nào sẽ hữu ích cho công việc này? Chọn lọc ra các kỹ năng mà bạn có cần thiết cho công việc. Sau đó, bạn có thể thêm đó vào một phần kỹ năng trong sơ yếu lý lịch của mình.
Bạn cũng có thể sử dụng làm từ khóa trong bộ sơ yếu lý lịch của mình, đề cập đến những kỹ năng này ở phần tóm tắt lý lịch của bạn hoặc trong phần mô tả “kinh nghiệm làm việc”.
Bạn cũng có thể viết những kỹ năng mềm này trong thư xin việc của bạn. Chọn một hoặc hai kỹ năng cần thiết nhất đối với công việc bạn lựa chọn. Trong thư xin việc, hãy cung cấp bằng chứng cho nhà tuyển dụng thấy bạn có những kỹ năng đó.
Cuối cùng, bạn có thể liệt kê những kỹ năng mềm này trong các cuộc phỏng vấn xin việc bằng cách đề cập đến về cách bạn đã thể hiện một số các kỹ năng này tại nơi làm việc ở trong quá khứ. Ngoài ra, bạn cũng có thể chứng minh các kỹ năng mềm của mình trong các cuộc phỏng vấn. Ví dụ, nếu bạn tỏ ra thân thiện và dễ gần trong cuộc phỏng vấn có nghĩa là bạn đã thể hiện được khả năng tương tác với người khác. Và bằng cách chú ý lắng nghe trong khi người phỏng vấn đang nói, bạn sẽ thể hiện kỹ năng lắng nghe của mình. Những hành động này sẽ thể hiện kỹ năng mềm của bạn một cách rõ ràng và là một điểm cộng đáng kể trong quá trình phỏng vấn tuyển dụng.
Nguồn : thebalancecareers.com
Tham khảo thêm tại : 3 lợi ích của việc tham gia khóa đào tạo kỹ năng quản lý