Last updated on 14 October, 2024
“Hạnh phúc của người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ đến từ lương bổng hay các chế độ đãi ngộ, mà còn từ những giá trị văn hóa đặc biệt mà chính họ tạo ra.”
Nhân kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam, Thạc sĩ Nguyễn Thị Nam Phương, Sáng lập viên và Tư vấn trưởng Công ty Tư vấn Quản lý OCD đã có những chia sẻ sâu sắc về chủ đề “Doanh nghiệp hạnh phúc” trong một bài viết trên Tạp chí điện tử Nhà quản trị – TheLEADER.vn.
Đọc bài viết đầy đủ tại: Hạnh phúc của những gã khổng lồ tí hon (TheLEADER.vn – Nhà quản trị)
Table of Contents
ToggleCác doanh nghiệp “khổng lồ tí hon” (small giant) đã trở thành những ví dụ điển hình của sự đổi mới trong phát triển doanh nghiệp. Đây là những doanh nghiệp tuy có quy mô nhỏ nhưng tạo ra giá trị lớn, không chỉ cho thị trường mà còn cho chính những người lao động của mình. Trong nhiều năm qua, các mô hình quản lý kiểu “small giant” đã được triển khai rộng rãi, mang đến các tiêu chuẩn mới về cách thức làm việc, văn hóa doanh nghiệp và hạnh phúc cho nhân viên.
Small giant là một khái niệm ra đời từ cuốn sách Small Giants của Bo Burlingham, “các công ty tự chọn trở nên vĩ đại thay vì quy mô lớn” (companies that choose to be great instead of big). Không chỉ trọng vào những tiêu chuẩn mang tính phổ quát như được áp dụng trong các giải thưởng trong nước hay quốc tế về nơi làm việc hạnh phúc, họ là tập hợp những con người có chung giá trị và cùng xây dựng một doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng hiệu quả về tài chính với một môi trường làm việc hạnh phúc, nhấn mạnh vào vai trò của người dẫn đầu là người giao tiếp tuyệt vời và quan tâm chân thành.
Trong quan điểm của cộng đồng doanh nghiệp khổng lồ tí hon, doanh nghiệp dù bé nhưng phải có đủ chức năng, nhân sự đến làm việc cho doanh nghiệp phải tìm được chân ái.
Những doanh nghiệp này hiểu rằng để giữ chân nhân viên và giúp họ phát triển, câu chuyện không chỉ quay quanh vấn đề lương thưởng mà còn là tạo ra một môi trường làm việc khiến người lao động cảm thấy hạnh phúc.
Nhân viên ở doanh nghiệp nào cũng có thể hạnh phúc nếu họ hạnh phúc với công việc, đồng nghiệp và cấp trên. Tiền quan trọng nhưng không luôn luôn quan trọng đến mức mà người lao động từ bỏ các yếu tố còn lại chỉ vì tiền, Họ thậm chí sẵn sàng nhận ít tiền hơn nhưng “sóng gió” ít hơn khi không còn cảnh quá nhiều khách hàng khó tính, đồng nghiệp ghen tức hay sếp độc đoán.
Người ta đến với mình vì tiền thì sẽ ra đi vì tiền!
Doanh nghiệp SME có thể xây dựng biện pháp khiến nhân viên hạnh phúc bằng cách tuyển những người có quan điểm sống và phong cách làm việc phù hợp với văn hóa công ty. Thay vì cố gắng cân bằng công việc và cuộc sống, môi trường làm việc nên là nơi mà nhân viên thực sự tận hưởng các mối quan hệ, cảm thấy mình đang sống qua công việc và cống hiến hết mình. Từ đó, động lực phát triển bản thân để đóng góp cho công ty là một động lực tự thân, không cần sự thúc đẩy bên ngoài. Nếu coi công việc chỉ là nhiệm vụ căng thẳng và không tạo giá trị thực sự, điều đó sẽ không mang lại hạnh phúc lâu dài cho nhân viên.
Mặc dù có nhiều lợi thế, các doanh nghiệp nhỏ cũng phải đối mặt với không ít thách thức, đặc biệt là trong việc quản lý và phát triển những giá trị văn hóa doanh nghiệp tương đồng với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp theo xu hướng của ngành.
Một trong những rào cản lớn nhất là cái tôi của người lãnh đạo. Nhiều nhà sáng lập doanh nghiệp có xu hướng tin tưởng vào bản thân quá mức và ít lắng nghe ý kiến từ người khác, đặc biệt là các phản hồi tiêu cực. Điều này có thể gây ra những khó khăn trong việc áp dụng các phương pháp quản trị mới. Điểm tốt của cái tôi là làm nên bản lĩnh, nhưng khi quá mức thì bản lĩnh dễ biến thành độc đoán và bảo thủ.
Thách thức thứ hai là do thiếu nhân lực chuyên nghiệp, nhiều doanh nghiệp nhỏ thường gặp khó khăn trong việc chuẩn hóa quy trình và giao việc. Do thiếu nhân sự, công việc bị giao sai chuyên môn, như nhân viên không có kỹ năng kế toán phải làm kế toán trưởng. Khi người có chuyên môn đến làm việc gặp rắc rối và rời đi, cuối cùng vẫn phải để người thiếu kỹ năng làm.
Sự thiếu nhất quán trong phân công công việc có thể dẫn đến tình trạng lộn xộn, làm giảm hiệu quả làm việc và gây khó chịu cho nhân viên. Đây là một vấn đề mà các doanh nghiệp nhỏ cần đặc biệt chú ý nếu muốn duy trì một môi trường làm việc hạnh phúc và bền vững.
Một rào cản khác là doanh nghiệp SME thiếu bộ phận nhân sự chuyên nghiệp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và làm nhân viên hạnh phúc. Họ thường ưu tiên tuyển các chức danh giám đốc và các quản lý chức năng “tiền tuyến” như kinh doanh, sản xuất, dịch vụ mà bỏ qua vai trò quản trị nhân sự, cho rằng không cần thiết vì quy mô nhân sự nhỏ.
Việc có làm nhân viên hạnh phúc hay không là do lựa chọn và cách xử lý ưu tiên của người đứng đầu. Có những ông chủ ưu tiên đầu tư kinh doanh hướng đến việc tạo ra doanh thu và có lãi cao để nhân viên có tiền mới là hạnh phúc. Còn ở Công ty OCD, chúng tôi chọn hạnh phúc ngay từ đầu.
Đọc bài viết đầy đủ tại: Hạnh phúc của những gã khổng lồ tí hon (TheLEADER.vn – Nhà quản trị)
——————————-
Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.
Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn
Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting
Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn
You must be logged in to post a comment.