Tại sao doanh nghiệp thất bại trong việc áp dụng Công nghiệp 4.0?

đổi mới là gì
Khái niệm về sự đổi mới và tại sao cần phải đổi mới?
2 March, 2018
PVPS logo
Tư vấn hệ thống lương cho Công ty Kỹ thuật Điện lực Dầu khí (PVPS)
4 March, 2018
5/5 - (1 vote)

Last updated on 23 October, 2024

Các doanh nghiệp đang gặp phải những hạn chế gì trong quá trình triển khai Công nghiệp 4.0? Liệu đó có phải là vấn đề về nhân sự, tài chính, công nghệ, hay là ngại thay đổi hoặc sợ hãi trước tương lai vô định?

Mặc dù việc triển khai Công nghiệp 4.0 không hề đơn giản, nhưng ngày càng có nhiều công ty đang thực hiện việc này. Vấn đề không nằm ở công nghệ mới, mà là cách doanh nghiệp lựa chọn áp dụng nó và những tác động của nó đối với doanh nghiệp.

Lý do khiến doanh nghiệp khó áp dụng Công nghiệp 4.0

Lý do chính khiến việc áp dụng Công nghiệp 4.0 chậm trễ trong các công ty thường chủ yếu là do thiếu tầm nhìn rõ ràng trên toàn bộ doanh nghiệp, đảm bảo nhân viên có kiến thức và tư duy số hay những khó khăn trong việc quản lý sự thay đổi.

Thiếu tầm nhìn chiến lược

Nhiều doanh nghiệp đang chùn bước trước việc áp dụng Công nghiệp 4.0 vì quy mô khổng lồ và phức tạp của nó. Hệ quả là họ chọn duy trì tình trạng hiện tại thay vì đầu tư vào một cuộc chuyển đổi toàn diện.

Khảo sát cho thấy chỉ có 40% các công ty lớn và 18% các công ty nhỏ đang xây dựng lộ trình chiến lược dài hạn cho Công nghiệp 4.0. Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp đang thiếu định hướng rõ ràng về cách thức triển khai và tận dụng hiệu quả Công nghiệp 4.0, dẫn đến sự trì trệ trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến này.

See also  Phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức trong kinh doanh

Rào cản công nghệ

Nỗi lo về chi phí và tính phức tạp của công nghệ khiến nhiều doanh nghiệp e dè trước việc triển khai Công nghiệp 4.0. Họ lầm tưởng rằng để đạt được tiến bộ trong lĩnh vực này, cần phải đầu tư ồ ạt vào cơ sở hạ tầng ERP và IT hoàn toàn mới. Tuy nhiên, quan điểm này thường là một sai lầm.

Doanh nghiệp coi Công nghiệp 4.0 là “giải pháp thần kỳ”

Những tiến bộ nhanh chóng và bền vững chỉ có thể đạt được khi công nghệ được coi như một công cụ hỗ trợ trong bức tranh kinh doanh toàn cảnh. Doanh nghiệp không nên coi đây là một “giải pháp thần kỳ” có thể giải quyết tất cả các vấn đề còn tồn tại. 

Nhiều doanh nghiệp không xây dựng được những luận điểm về kinh doanh thuyết phục để chứng minh lợi ích của việc triển khai Công nghiệp 4.0. Điều này dẫn đến việc thiếu định hướng rõ ràng về công việc hay lĩnh vực cần áp dụng công nghệ tiến tiến này. Đó là do doanh nghiệp thiếu đi các phép đo định tính và định lượng giải thích về những lợi ích có thể đạt được.

Con người chưa sẵn sàng thay đổi

Đầu tư vào công nghệ mới thường không nhằm mục đích thay thế con người bằng máy móc, mà là trang bị cho đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm với các công cụ cần thiết để duy trì tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.

See also  Khóa học Kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp

Tuy nhiên, lực lượng lao động tuyến đầu thường không được tham gia vào giai đoạn thiết kế để thấu hiểu đầy đủ về tác động của việc triển khai Công nghiệp 4.0. Điều này dẫn đến sự không sẵn sàng thay đổi của họ khi tiếp nhận những công nghệ mới lạ.

Lỗ hổng an toàn dữ liệu

Mức độ kết nối dữ liệu ngày càng cao trong Công nghiệp 4.0 là nguy cơ tiềm ẩn cho những mối đe dọa an ninh mạng. Việc thiếu sót trong phát triển các biện pháp bảo mật mạnh mẽ có thể dẫn đến vi phạm dữ liệu, rò rỉ thông tin và gián đoạn hoạt động trong doanh nghiệp.

Giải pháp khắc phục

Mặc dù có vẻ như trong quá trình chuyển đổi sang Công nghiệp 4.0, doanh nghiệp có thể bỏ qua một vài yếu tố quan trọng, nhưng mọi thứ vẫn chưa quá muộn! Để đảm bảo cho việc đầu tư đúng đắn vào các công nghệ mới thúc đẩy sự phát triển trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần ghi nhớ những điều sau:

Phát triển tầm nhìn chiến lược rõ ràng

Hãy bắt đầu với mục tiêu cuối cùng. Việc xác định rõ mục tiêu là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của bất cứ doanh nghiệp này. Chiến lược chuyển đổi số cần phải phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty. Công nghiệp 4.0 không nên được coi như một dự án độc lập mà đây là công cụ để đạt được các mục tiêu rộng lớn hơn trong tổ chức.

Không có bất kỳ lối tắt nào

Việc đâm đầu vào triển khai Công nghiệp 4.0 mà không có kế hoạch nền tảng có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn. Nhiều doanh nghiệp vội vàng bắt đầu thực hiện dự án ngay khi mới có ý tưởng sơ khai.

See also  Khóa đào tạo Thực chiến tuyển dụng – Làm gì để có CV?

Tuy nhiên, việc lên kế hoạch chi tiết và áp dụng từng khía cạnh trong Công nghiệp 4.0 một cách chậm rãi sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn. Kế hoạch này bao gồm việc áp dụng công nghệ, thay đổi tư duy, văn hóa tổ chức, đào tạo và phân bổ nguồn lực.

Đánh giá mức độ trưởng thành số

Các doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá về mức độ trưởng thành số hiện tại một cách định kỳ. Điều này bao gồm việc đánh giá các công nghệ hiện có, phương thức quản lý dữ liệu và mức độ sẵn sàng của nhân viên để đưa ra những điều chỉnh kịp thời.

Phát triển kỹ năng cho đội ngũ nhân sự

Sự phát triển công nghệ phải đi kèm với kỹ năng vận hành và quản lý những công nghệ đó. Do đó, việc tổ chức các chương trình đào tạo và nâng cao kỹ năng cho nhân viên là điều cần thiết để họ có thể làm việc hiệu quả trong môi trường số.

Phân bổ vốn đầu tư cân bằng

Mặc dù công nghệ là một yếu tố then chốt, các khoản đầu tư cũng cần hướng đến việc nâng cao mức độ sẵn sàng chuyển đổi của tổ chức. Doanh nghiệp nên đầu tư thêm cho việc tối ưu hóa quy trình, thay đổi văn hóa doanh nghiệp và điều chỉnh nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu về năng lực công nghệ.

——————————-

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.

Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn