Điểm yếu của cán bộ quản trị nhân sự là gì?

Consulting services in Organisational Development for CEETIA, funded by SDC
6 March, 2007
elearning
Dự án chương trình Đào tạo Quản lý Trực tuyến cho các doanh nghiệp XK NVV của Việt Nam.
2 November, 2009
Show all
Điểm yếu của cán bộ quản trị nhân sự

Điểm yếu của cán bộ quản trị nhân sự

Rate this post

Last updated on 24 May, 2024

Để giúp các Doanh nghiệp, Tổ chức của mình khai thác được nguồn tài nguyên quý giá – Nguồn Nhân lực, vai trò của các nhà quản trị nhân sự là hết sức quan trọng. Việc đào tạo một đội ngũ quản trị nhân sự giỏi cho doanh nghiệp đang được các nhà lãnh đạo quan tâm. Phóng viên của Tạp chí Nhà Quản lý đã có dịp trò chuyện với Thạc sỹ Nguyễn Nam Phương, Tư vấn trưởng, Công ty Tư vấn Quản lý OCD, giảng viên cao cấp của các chương trình đào tạo Nghề Nhân sự được tổ chức bởi Trung tâm Đào tạo QTKD INPRO và Công ty Tư vấn Quản lý OCD.

———————————————————–

PV: Qua những khóa giảng dạy về quản trị nhân sự, chương trình tư vấn…liên quan đến lĩnh vực nhân sự, chị có nhận xét gì về đội ngũ làm quản trị nhân sự cao cấp tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?

GV Phương: Đội ngũ quản trị nhân sự cao cấp tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất đa dạng về độ tuổi, kinh nghiệm và trình độ, tuy nhiên lại thiếu chuyên môn sâu về nhân sự. Có sự khác biệt lớn về thông lệ quản lý ở các loại hình tổ chức khác nhau. Các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài đã xây dựng được một đội ngũ quản trị nhân sự có năng lực thực hiện vai trò quản trị nhân sự hiệu quả và chuyên nghiệp hơn so với các doanh nghiệp khác. Hệ thống sẵn có và văn hoá quản trị nhân sự từ công ty mẹ ở nước ngoài đã được tiếp tục được phát huy ở Việt Nam. Những kinh nghiệm tốt về Quản trị Nhân sự thường xuất phát từ những doanh nghiệp này. Trong khi đó, cán bộ quản trị nhân sự ở các công ty nhà nước có độ tuổi cao hơn, thường có chuyên môn sâu về ngành nghề chính của công ty chứ không phải là chuyên môn về Quản trị Nhân sự. Kiến thức quản trị kinh doanh nói chung không nên được đánh đồng với kiến thức quản trị nhân sự, vốn đòi hỏi một phương diện sâu khác biệt hơn với quản trị kinh doanh nói chung.

See also  Đào tạo Văn hóa doanh nghiệp cho Nipro Pharma

PV: Đánh giá về tầm quan trọng của công tác nhân sự, có ý kiến cho rằng bộ phận quản lý nhân sự là lực lượng phản ứng và phòng thủ trong mọi tổ chức. Nhưng thực chất các doanh nghiệp Việt Nam đã đánh giá hết tầm quan trọng của vị trí cán bộ quản trị nhân sự hay chưa?

GV Phương: Các lãnh đạo luôn cho rẳng “Bộ phận quản trị nhân sự thực sự quan trọng, không thể thiếu trong mỗi một tổ chức, doanh nghiệp”, tuy nhiên họ vẫn chưa vượt được rào cản về quá khứ (người cũ, thông lệ quản lý cũ, thói quen ứng xử cũ của lãnh đạo, v.v.) để làm khác đi: ví dụ như tìm một người có năng lực để thay thế người không phù hợp, hoặc tạo cơ hội cho Bộ phận Quản trị Nhân sự đưa ra chính sách mới, thay đổi phương thức quản lý con người.

Giao diện phần mềm KPI - một trong những phân hệ của OOC digiiHR

Giao diện phần mềm KPI – một trong những phân hệ của OOC digiiMS

Tham khảo Phần mềm digiiKPI của OOC

PV: Cán bộ quản trị nhân sự cao cấp của các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang có những yếu điểm gì?

GV Phương: Ba điểm yếu cơ bản còn tồn tại ở số đông cán bộ Quản trị Nhân sự, đặc biệt là ở cơ quan không chịu sức ép cạnh tranh đó là: Xây dựng quan điểm cho phù hợp với xu thế thay đổi của người lao động để tạo sự thích ứng cho bản thân (ví dụ, quá tin vào quan điểm coi người lao động chỉ mưu cầu nhiều lợi ích tài chính và danh vọng, chứ chưa coi trọng mong muốn được khám phá và phát triển khả năng cá nhân tạo nên sự hài lòng về nghề nghiệp); Tư duy tổng thể và định hướng quá trình (giải quyết sự vụ, chắp vá thay vì tạo ra sự thay đổi gốc rễ); Kiến thức về quản trị nhân sự hiện đại (họ vẫn nhìn nhận con người dựa trên tiêu chí hiểu biết (bằng cấp) chuyên môn và IQ thay vì kỹ năng làm việc và EQ)

See also  Chuyển đổi số quản trị nhân sự - Hội thảo ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn

PV: Tại Việt Nam hiện nay Nghề Nhân sự chưa được đào tạo bài bản, chính quy và xuyên suốt nhưng lại có rất nhiều cơ sở giáo dục tổ chức các chương trình đào tạo về Nghề này dưới dạng khóa học ngắn hạn. Theo bà, liệu đây có phải chỉ để đáp ứng phần “ngọn” không thôi?

GV Phương: Hiện nay các Chương trình Đại học chính quy mới chỉ có “vỏ” được gọi là quản trị nhân sự, nhưng vẫn chưa có “ruột” thực chất đào tạo kiến thức và kỹ năng cho các cán bộ quản trị nhân sự. Do đó các doanh nghiệp còn thiếu nhiều Cán bộ được đào tạo dài hạn chính quy chuyên ngành này. Khoá học Nghề nhân sự tại INPRO có một tham vọng bù đắp một phần thiếu hụt của đào tạo chính quy, với mong muốn trang bị cho học viên những hiểu biết về bản chất quản trị nhân sự trong tổ chức và những năng lực cần có của một cán bộ quản trị nhân sự.

Cần có nhiều khoá đào tạo cán bộ quản trị nhân sự mang tính thực tế và trang bị phương pháp và kỹ năng cho người làm quản trị nhân sự thay vì chỉ đưa ra những kiến thức mang tính lý thuyết và không có tính ứng dụng cao. Trung tâm Đào tạo Quản trị Kinh doanh INPRO và Công ty Tư vấn Quản lý OCD đã thử nghiệm hơn 2 năm nay chương trình đào tạo Nghề nhân sự theo phương pháp tập huấn tích cực và mang tính ứng dụng cao, do đó đã nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên số lượng khoá học như hiện nay vẫn sẽ không thể đáp ứng hết nhu cầu của thị trường với tốc độ bùng nổ nhu cầu về đội ngũ quản trị nhân sự giỏi như hiện nay.

See also  OCD khai giảng khóa đào tạo “Hệ thống đánh giá hiệu quả doanh nghiệp theo phương pháp BSC – KPI”

PV: Bà dự báo như thế nào về tình hình và tiềm năng phát triển của Nghề Nhân sự tại Việt Nam trong thời gian tới?

GV Phương: Có thể thấy rất đông các cán bộ quản trị nhân sự làm nghề theo bản năng, có kinh nghiệm tốt và độ nhạy cảm cần thiết của người quản trị nhân sự. Nếu có kỹ năng tự phát hiện, tổng hợp và khái quát hoá để tạo thành một hệ thống kiến thức, đồng thời phát triển tốt tính tổng thể và hệ thống trong tư duy thì họ sẽ là nguồn cán bộ quản trị nhân sự rất tốt sau này.

Nguồn: Tạp chí Nhà quản lý

Đọc thêm: Các khóa đào tạo kỹ năng quản lý nhân sự nổi bật