Last updated on 23 October, 2024
Ngày 31/7/2018, tại Hà Nội, Viện Đào tạo quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức buổi Open Day. Sự kiện nhằm gợi mở, giải đáp những băn khoăn cũng như thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực quản lý và điều hành.
Chia sẻ về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý và điều hành, ông Phạm Thế Trường, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam cho rằng, trong kỷ nguyên cách mạng 4.0, “cá nhanh nuốt cá chậm” đã thay thế cho “cá lớn nuốt cá bé”. Chính vì vậy, chuyển đổi sang thế giới số là yêu cầu cấp thiết đối với quản trị doanh nghiệp hiện nay.
Hiện đại hóa và tự động hóa trên nền tảng công nghệ thông tin được áp dụng cho nhiều công đoạn và xuyên suốt trong chuỗi giá trị sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp. Khái quát về biểu hiện của kỷ nguyên số, ông Trường lưu ý: Khi chuyển sang thế giới số, doanh nghiệp cần tối ưu các hoạt động vận hành của doanh nghiệp và sự thay đổi sản phẩm và dịch vụ theo hướng thông minh hơn, kết nối tốt hơn với người dùng…
Vậy cách thức nào để đạt tới các mục tiêu này trong điều kiện nguồn lực vốn và con người giới hạn? Ứng dụng công nghệ 4.0 đến đâu là đủ hiệu quả? Giải đáp những băn khoăn này, bà Nguyễn Hà Linh, CEO Hệ thống nhà hàng Thái Koh Yam, Top 30 người trẻ thành đạt tại Việt Nam do Tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn năm 2016 cho biết, có nhiều cấp độ để doanh nghiệp lựa chọn, trong đó cấp độ cao nhất là một hệ sinh thái số trên nền tảng các chức năng của doanh nghiệp. Tiêu biểu như: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào kinh doanh, hiện đại hóa nơi làm việc, ứng dụng số liệu và trí tuệ nhân tạo, bảo mật trên mạng và nhận dạng danh tính.
Tuy nhiên, để có thể chuyển đổi hoàn toàn sang thế giới số, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các nhà quản lý và doanh nghiệp cần hội tụ đủ 3 yếu tố sau: Tiếp cận số – đến từ tầm nhìn của nhà lãnh đạo và kế hoạch chuyển đổi tổng thể; Nền tảng số – cơ sở hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp; Văn hóa số – thể hiện qua cam kết của ban giám đốc, định hướng tăng trưởng, sự linh hoạt của doanh nghiệp, sự hợp tác đa lĩnh vực, khuyến khích đổi mới sáng tạo…
Nguồn: Tạp chí tài chính
Đọc thêm: Số hóa tài liệu là gì? Dịch vụ số hóa tài liệu của OOC