Chuyển đổi số ngành du lịch: Những xu hướng nổi bật hiện nay

cloud erp
Cloud ERP là gì? Cách thức hoạt động
14 May, 2024
cấp độ chuyển đổi số
3 cấp độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp
16 May, 2024
5/5 - (1 vote)

Last updated on 17 September, 2024

Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số ngành du lịch trở thành một xu hướng tất yếu của nền kinh tế. Doanh nghiệp ngành du lịch áp dụng chuyển đổi số sẽ có thể duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt được sự phát triển bền vững. Trong bài viết này, OCD sẽ cung cấp những thông tin, góc nhìn chi tiết về ứng dụng của chuyển đổi số trong ngành du lịch, bao gồm khái niệm, lợi ích, xu hướng, cũng như cơ hội và thách thức được đặt ra.

Chuyển đổi số ngành du lịch là gì?

Chuyển đổi số ngành du lịch là quá trình chuyển đổi toàn diện từ mô hình kinh doanh và marketing truyền thống sang mô hình hiện đại. Điều này có nghĩa là tập trung vào trải nghiệm khách hàng theo mô hình chuỗi giá trị kỹ thuật số dựa trên số liệu. Nhờ đó, du khách được trải nghiệm dịch vụ nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Công nghệ số thay đổi phương thức khách du lịch lên kế hoạch, đặt vé và trải nghiệm chuyến du lịch của họ. Các công ty du lịch nhờ sự hỗ trợ từ phân tích dữ liệu có thể trở nên nhanh nhạy và thích ứng kịp thời với những thay đổi đột ngột từ khách hàng và thị trường.

Nhờ vậy, đội ngũ marketing có thể tạo ra hành trình khách hàng liền mạch, đa kênh và mang tính cá nhân hóa cao. Từ đó, trải nghiệm khách hàng được nâng tầm và doanh thu sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.

Những xu hướng chuyển đổi số ngành du lịch nổi bật hiện nay

Giống như những ngành nghề khác, ngành du lịch và khách sạn đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chuyển đổi số. Một số xu hướng nổi bật về giải pháp công nghệ số trong ngành này bao gồm:

những xu hướng chuyển đổi số ngành du lịch

Những xu hướng chuyển đổi số ngành du lịch nổi bật

Ứng dụng di động (Mobile app)

Ứng dụng trên điện thoại phù hợp với đặc tính của khách du lịch, thường sẽ ở xa so với những nhà cung ứng dịch vụ du lịch. Các ứng dụng thông minh hiện nay cho phép khách hàng tìm kiếm thông tin, đặt lịch trước, thực hiện giao dịch và vô vàn những tiện ích khác. Ví dụ, khách hàng có thể dùng ứng dụng di động để mở cửa phòng khách sạn, đặt đồ ăn, gọi các dịch vụ đi kèm trong khách sạn,…

Trí tuệ nhân tạo (AI) và chatbot

Ngày xưa, các khách sạn đều để chất đống những tập tài liệu dày cộp trên bàn. Những tài liệu này liệt kê các nhà hàng, địa điểm tham quan, hoạt động giải trí trong khu du lịch giúp khách hàng có thêm thông tin.

Ngày nay, mọi khách sạn đều có thể cung cấp những thông tin đó thông qua các ứng dụng và công nghệ được hỗ trợ bởi AI. Khách hàng có thể truy cập thông tin bất kỳ khi nào mà không cần sự trợ giúp của nhân viên lễ tân khách sạn.

Ngoài ra, chatbot còn có thể tương tác với khách hàng thông qua văn bản hoặc giọng nói. Nó sẽ giải đáp bất kỳ thắc mắc hay khiếu nại nào từ khách hàng khi được lập trình sẵn. Công nghệ này có nhiều ưu điểm, bao gồm khả năng hoạt động liên tục, đáp ứng nhiều yêu cầu từ nhiều người cùng một lúc, hoạt động mọi lúc, mọi nơi và sử dụng mọi loại ngôn ngữ.

See also  5 xu hướng nghiên cứu thị trường nổi bật năm 2020

Tự động hóa quy trình bằng robot

Đây là một giải pháp giúp tăng hiệu quả hoạt động trong ngành du lịch. Tự động hóa các tác vụ thường ngày giúp giảm đáng kể thời gian và công sức cần thiết cho quy trình đặt phòng. Điều này cho phép các chuyên gia tập trung vào các khía cạnh mang tính chiến lược hơn của doanh nghiệp. 

Ngoài ra, công nghệ này còn hỗ trợ đặt phòng tự động, hoạt động lễ tân check-in và check-out, dịch vụ khách sạn và hoàn tất thanh toán. Sự thay đổi này là rất quan trọng trong việc quản lý môi trường khối lượng giao dịch cao của ngành du lịch.

các công nghệ mới hỗ trợ tích cực cho ngành khách sạn

Các công nghệ mới hỗ trợ tích cực cho ngành khách sạn

Tích hợp IoT (Internet kết nối vạn vật)

Với sự gia tăng của các thiết bị kết nối IoT, ngành du lịch tận dụng dữ liệu này để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Kinh doanh dựa trên hiểu biết về khách hàng sẽ giúp khách hàng hài lòng và gia tăng lòng trung thành với thương hiệu.

Nếu dữ liệu IoT cho biết khách hàng đã đến khu nghỉ dưỡng mỗi năm một lần trong bốn năm qua, hệ thống có thể tự động gửi tin nhắn chủ động hỏi khách xem liệu họ có muốn đặt phòng cho năm nay không. Điều này giúp doanh nghiệp bạn tiết kiệm thời gian cho khách hàng và đảm bảo phòng được đặt mà không phải thực hiện các bước thủ công.

Tương tự, việc tận dụng thông tin về lựa chọn nơi ăn uống, đồ ăn, dịch vụ giải trí, các chuyến tham quan và tiện nghi trong phòng cũng có thể mang lại lợi ích tương tự.

Đánh giá review online

Đây là công cụ hiệu quả giúp khách hàng chia sẻ và trao đổi ý kiến về các sản phẩm và dịch vụ du lịch. Thông qua các nền tảng như mạng xã hội, review trên Google Maps hay website du lịch, khách hàng có thể dễ dàng chia sẻ cảm nhận về chất lượng, dịch vụ, giá cả,… của các khách sạn và công ty du lịch.

Du lịch thực tế ảo (VR)

Thực tế ảo (Virtual Reality – VR) là công nghệ mô phỏng môi trường thực tế thông qua các thiết bị VR, giúp người dùng trải nghiệm chân thực như thể họ đang có mặt tại đó. Trong lĩnh vực du lịch, VR được ứng dụng để tạo các tour tham quan ảo cho du khách. Bằng việc sử dụng hình ảnh, video, âm thanh,… VR cho phép du khách có được cái nhìn trực quan về các điểm đến du lịch, từ đó có thể lựa chọn những điểm đến phù hợp với sở thích, nhu cầu của mình.

Vai trò của chuyển đổi số trong trải nghiệm khách hàng ngành du lịch

Ngành du lịch cần phải thu hút thật nhiều du khách để thành công. Các công ty phải không ngừng tìm kiếm những phương thức mới để làm hài lòng khách hàng và khiến họ sử dụng lại dịch vụ của doanh nghiệp. Nhưng không chỉ vậy, các công ty du lịch cần phải thích nghi để đáp ứng kỳ vọng từ khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể mang lại những trải nghiệm an toàn và trọn vẹn cho khách du lịch.

Chuyển đổi số đóng vai trò thiết yếu trong trải nghiệm khách hàng ngành du lịch. Trải nghiệm này không chỉ dừng lại ở việc đặt dịch vụ du lịch online, mà còn nhiều hơn thế. Nó bao gồm 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn trước khi đặt dịch vụ

Theo một nghiên cứu từ Nielsen, 70% khách du lịch lấy ý kiến từ các nội dung và đánh giá trực tuyến từ những người đã sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Đây được coi là nguồn thông tin khách quan và đáng tin cậy hơn bất kỳ nguồn nào khác. Internet và mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong marketing truyền miệng, vốn trước đây được thực hiện bằng lời nói giữa bạn bè hoặc người thân.

đánh giá trực tuyến được coi là một kênh thông tin quan trọng với khách du lịch

Đánh giá trực tuyến được coi là một kênh thông tin quan trọng với khách du lịch

Giai đoạn đặt dịch vụ

Một trong những xu hướng xuất hiện gần đây là việc loại bỏ các khâu trung gian. Khách hàng sẽ đặt dịch vụ trực tiếp thông qua các nền tảng online. Điều này giảm bớt gánh nặng chi phí cho các bên trung gian, đồng thời giúp doanh nghiệp tương tác trực tiếp và hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần đảm bảo công nghệ đặt dịch vụ của mình phải thật mượt mà, chính xác, nhanh chóng và thân thiện với người dùng.

See also  Lộ trình chuyển đổi số: Hướng dẫn 10 bước để bắt đầu chuyển đổi số

Giai đoạn sử dụng dịch vụ

Chuyển đổi số ngành du lịch cũng đã thay đổi cách thức khách du lịch trải nghiệm chuyến đi. Sự thay đổi rõ ràng nhất là việc chia sẻ nội dung trên các nền tảng mạng xã hội. Theo Doxee, 74% du khách cho biết họ sử dụng mạng xã hội trong suốt chuyến đi chơi của mình. Mục đích của việc chia sẻ này là ghi lại những kỷ niệm đáng nhớ và biến chuyển đi du lịch của mình trở nên độc đáo nhất có thể.

Giai đoạn sau khi sử dụng dịch vụ

Trải nghiệm của khách hàng vẫn tiếp tục kéo dài ngay cả sau chuyến đi. Đây là một chiến lược kéo dài trải nghiệm du lịch bằng cách cung cấp các dịch vụ bán thêm sau chuyến đi.

Ví dụ, khách hàng có thể tham gia các lớp học nấu ăn các món ẩm thực địa phương đặc trưng. Với cách tiếp cận này, các cơ sở lưu trú đã có thể cung cấp cho khách hàng các sản phẩm thực phẩm, đồ uống, rượu vang hoặc đồ thủ công mỹ nghệ liên quan đến khu du lịch họ được trải nghiệm.

Cơ hội và thách thức của chuyển đổi số ngành du lịch

Mặc dù đã có một số doanh nghiệp ngành du lịch thực hiện chuyển đổi số thành công, phần lớn các doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa triển khai chuyển đổi số hoặc chưa thành công. Hầu hết các doanh nghiệp ngành du lịch là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên có nhiều lý do khiến họ do dự: chưa hiểu rõ vai trò của chuyển đổi số, lo ngại về chi phí hay lo ngại sự thay đổi cách thức kinh doanh quen thuộc.

Chuyển đổi số trong ngành du lịch Việt Nam mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về những cơ hội và thách thức đang đối mặt với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

cơ hội và thách thức của chuyển đổi số ngành du lịch

Cơ hội và thách thức của chuyển đổi số ngành du lịch

Cơ hội cho ngành du lịch khi chuyển đổi số

Chuyển đổi số ngành du lịch đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để phát triển vượt trội, bao gồm:

  • Với sự phát triển của công nghệ, các đại lý du lịch có thể tận dụng cơ hội để củng cố vị thế của doanh nghiệp, cải thiện trải nghiệm khách hàng và tối ưu chi phí.
  • Các doanh nghiệp du lịch có thể tự động hóa quy trình, tối ưu hiệu quả vận hành và cung cấp các giải pháp dịch vụ mang tính cá nhân hóa cho khách hàng.
  • Công nghệ blockchain giúp đảm bảo sự bảo mật và an toàn dữ liệu của khách hàng. Từ đó, nó có thể tạo ra cơ hội mới cho việc hợp tác giữa các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch.
  • Thêm vào đó, chuyển đổi số cũng sẽ giúp các công ty du lịch phát triển sản phẩm, dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu khác biệt của thị trường. Ví dụ: Du lịch ảo, du lịch mô phỏng và dịch vụ du lịch thực tế ảo đang ngày càng thịnh hành, mang lại nguồn khách hàng mới và những trải nghiệm thú vị.
  • Chuyển đổi số giúp ngành du lịch dễ thích nghi hơn với những thử thách mới. Ví dụ, trong đại dịch COVID-19, chuyển đổi số đã giúp các công ty du lịch tiếp tục hoạt động và phục vụ khách hàng, thậm chí là còn phát triển mở rộng thị trường.
See also  Hệ thống MES tại Samsung

Thách thức

Bên cạnh những cơ hội phát triển, lộ trình chuyển đổi số trong ngành du lịch tại Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, bao gồm:

  • Sự khác biệt trong điều kiện phát triển công nghệ giữa các vùng khiến quá trình chuyển đổi số ngành du lịch diễn ra không đồng đều và thống nhất. Khu vực có điều kiện thuận lợi để chuyển đổi số thường tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn.
  • Các hoạt động chuyển đổi số ngành du lịch vẫn còn rời rạc, nhỏ lẻ và chưa được xây dựng để kết nối thành một hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ. Điều này dẫn đến khó khăn trong quản lý, điều hành, báo cáo và thống kê dữ liệu.
  • Sự thiếu hụt nguồn lực là một trong những khó khăn lớn nhất trong chuyển đổi số ngành du lịch. Đặc biệt, ngành du lịch thiếu hụt trầm trọng những công nghệ tiên tiến, nguồn vốn và nguồn lao động số với kỹ năng chuyên môn đầy đủ.
  • Hệ thống đào tạo của Việt Nam hiện tại còn nhiều bất cập trong việc bắt kịp xu thế công nghệ trên toàn thế giới. Hầu hết các nhà hàng, khách sạn, đại lý du lịch, cửa hàng và điểm tham quan du lịch trong nước vẫn chưa có đội ngũ nhân sự với kỹ năng chuyên môn đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số.

Giải pháp thiết thực cho chuyển đổi số ngành du lịch

Công nghệ chuyển đổi số có thể hỗ trợ toàn bộ các giai đoạn trong quá trình du lịch và hành trình khách hàng. Các giải pháp trong lĩnh vực này cơ bản bao gồm:

giải pháp cho chuyển đổi số ngành du lịch

  • Ứng dụng đặt vé: Hỗ trợ cả đặt vé, đặt chỗ ở hoặc xe cho thuê.
  • Công cụ tìm kiếm du lịch: Giúp khách hàng lựa chọn kỳ nghỉ hoặc chuyến đi phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của gia đình hoặc nhóm bạn bè.
  • Ứng dụng dành cho khách du lịch trong thành phố: Giúp du khách dễ dàng tìm kiếm thông tin về địa điểm du lịch, nhà hàng phục vụ các món ăn cho người có nhu cầu ăn uống đặc biệt, chỉ đường đến các cửa hàng tiện lợi và nhà vệ sinh gần đó hoặc cung cấp lịch trình của các sự kiện văn hóa sắp được tổ chức trong khu vực.
  • Hướng dẫn viên ảo: Có thể được sử dụng dưới dạng ứng dụng di động hoặc màn hình tương tác trong bảo tàng để cung cấp các thông tin thiết yếu.
  • Trợ lý tài chính ảo: Rất hữu ích, giúp bạn kiểm soát được chi tiêu trong suốt hành trình du lịch, đặc biệt khi cần đổi sang ngoại tệ.
  • Ứng dụng lập kế hoạch di chuyển: Khi du lịch đến các vùng miền khác nhau trên thế giới, việc sử dụng phương tiện giao thông tại địa phương đó là cần thiết. Trong trường hợp này, các ứng dụng hướng dẫn và thực hiện mua vé tàu, đặt taxi hoặc thuê xe riêng sẽ trở nên rất hữu ích.

Tạm kết

Chuyển đổi số ngành du lịch giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tạo ra tác động tích cực đến họ trong suốt hành trình du lịch. Điều này bao gồm từ việc đặt phòng qua đại lý du lịch trực tuyến, công cụ tìm kiếm tour du lịch, nền tảng đặt phòng, mua vé trực tuyến cho đến việc làm thủ tục nhận phòng, tham quan các địa điểm, làm thủ tục trả phòng và an toàn trở về nhà.

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số ngành du lịch sẽ còn mang lại nhiều lợi ích hơn nữa trong tương lai. Nó không chỉ giúp khách hàng khám phá nhiều địa danh trên thế giới mà còn giúp tạo ra lợi nhuận bền vững cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những đơn vị tư vấn chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và bắt đầu hành trình chuyển đổi số của bạn! 🚀

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn