Last updated on 29 April, 2020
Chiến lược tập đoàn là gì? Để xây dựng được một chiến lược tập đoàn thành công, nhà lãnh đạo của các tập đoàn sẽ phải tập trung vào các yếu tố quan trọng nào? Một chiến lược như thế nào sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo dựng được vị thế trên thị trường?
Table of Contents
ToggleỞ cấp độ Chiến lược tập đoàn (Corporate Strategy), sau khi rà soát lại tất cả nguồn lực doanh nghiệp, nhà lãnh đạo sẽ ra quyết định chiến lược bằng cách mở rộng các danh mục đầu tư tiềm năng, để từ đó tạo ra được giá trị, phát triển lợi thế cạnh tranh vượt trội so với đối thủ trên thị trường. Để phát triển chiến lược tập đoàn, nhà quản lý phải xem xét mức độ tương thích của các loại hình kinh doanh khác nhau, mức độ ảnh hưởng qua lại và cơ cấu tổ chức của công ty mẹ để tối ưu hoá nguồn nhân lực, quy trình và bộ máy lãnh đạo. Chiến lược tập đoàn được xây dựng dựa trên chiến lược kinh doanh (Business Strategy) của các công ty con với nhiều lĩnh vực kinh doanh đa dạng.
Để xây dựng được một chiến lược tập đoàn thành công, nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp sẽ phải tập trung vào các yếu tố tối quan trọng dưới đây:
Chúng ta cùng đi sâu, phân tích cả 4 thành phần sẽ tạo lên một chiến lược tập đoàn xuất sắc:
Việc phân bổ nguồn lực tại một công ty tập trung chủ yếu vào hai yếu tố sau: nhân sự và tài chính. Trong nỗ lực tối đa hóa giá trị của toàn bộ công ty, các nhà lãnh đạo phải biết cách phân bổ các tài nguyên này cho từng công ty con sao cho hợp lý nhất.
Các yếu tố chính liên quan đến việc phân bổ nguồn lực là:
– Xác định các năng lực cốt lõi và đảm bảo “đúng người, đúng việc” tại tất cả các vị trí trong công ty
– Các nhà quản trị cần linh hoạt tại nhiều vị trí, đặc biệt là những nơi cần sự lãnh đạo để tạo ra được giá trị lớn nhất (sự thay đổi này tuỳ thuộc vào thời gian và mức độ ưu tiên)
– Đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp tại mọi vị trí quan trọng trong doanh nghiệp
– Phân bổ nguồn lực tài chính giữa các công ty con để tỷ lệ hoàn vốn điều chỉnh rủi ro (risk-adjusted return) là lớn nhất
– Phân tích các cơ hội phát triển mở rộng từ môi trường bên ngoài (vd như: sát nhập – mergers và mua lại – acquisitions) và phân bổ nguồn vốn hợp lý giữa các dự án nội bộ và các cơ hội bên ngoài.
Thiết kế cơ cấu tổ chức liên quan đến việc đảm bảo một cấu trúc hệ thống xuyên suốt và hợp lý để tối đa hoá giá trị được tạo ra. Một số yếu tố mà các nhà lãnh đạo phải xác định đó là: vai trò của công ty mẹ (áp dụng phương pháp tập trung– centralized hay phi tập trung – decentralized ) và báo cáo cấu trúc của các công ty con/ từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau (phân cấp dọc – vertical hierarchy reporting, hay ma trận – matrix reporting)
Các yếu tố chính liên quan đến việc phân bổ nguồn lực là:
– Xác định mức độ phân quyền, tự ra quyết định cho các công ty con/ đơn vị kinh doanh khác nhau
– Xác định các quyết định chiến lược được triển khai từ cấp trên xuống hay từ cấp dưới lên
– Mức độ ảnh hưởng đến chiến lược của các đơn vị kinh doanh/ công ty con
– Phân bổ hợp lý từ trụ sở chính đến các đơn vị kinh doanh
– Tích hợp các đơn vị kinh doanh và chức năng kinh doanh để tránh sự dư thừa, lãng phí
– Cân bằng giữa rủi ro và kỳ vọng bằng cách phân bổ trách nhiệm hợp lý
– Phát triển trụ sở chính xuất sắc
– Mức độ ủy quyền thích hợp
– Thiết lập cấu trúc quản trị
– Thiết lập cấu trúc báo cáo (báo cáo từ trên xuống top-down hay ma trận – matrix)
Quản lý danh mục đầu tư xem xét sự kết hợp bổ sung và mối tương quan giữa các đơn vị ở từng lĩnh vực kinh doanh riêng lẻ khác nhau, từ đó quyết định xem công ty mẹ nên đầu tư chính ở lĩnh vực nào.
Chiến lược công ty liên quan đến cách quản lý danh mục đầu tư bao gồm:
Một trong những khía cạnh thách thức nhất của chiến lược tập đoàn là cân bằng sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận trên toàn công ty mẹ. Điều quan trọng là phải có một cái nhìn toàn diện về tất cả khía cạnh lĩnh vực kinh doanh và đảm bảo sự cân bằng giữa rủi ro và kỳ vọng.
Dưới đây là các yếu tố chính khi triển khai chiến lược đánh đổi:
– Mức độ rủi ro phần lớn phụ thuộc vào các chiến lược mà doanh nghiệp chọn theo đuổi
– Chiến lược khác biệt hoá (differentiation) mang tính rủi ro cao, sản phẩm có thể dẫn đầu thị trường hoặc cũng có thể thất bại hoàn toàn
– Nhiều công ty áp dụng chiến lược copycat, rút kinh nghiệm từ trường hợp thất bại trong thực tế, sau đó khắc phục lỗi và triển khai theo hướng riêng
– Xác định được về những rủi ro đi kèm các chiến lược mà công ty quyết định triển khai
– Ở một số lĩnh vực có thể yêu cầu chiến lược khác biệt hoá (diffrentiation) hoặc chiến lược chi phí thấp (cost leadership) nhưng hầu như ở nhiều ngành, doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược sao chép (copycat) sau khi được điều chỉnh phù hợp
– Mức độ tự chủ của các công ty con quyết định phần lớn rủi ro của doanh nghiệp
– Chiến lược với mức độ rủi ro cao hơn thường có tỷ lệ taọ ra lợi nhuận lớn hơn. Ví dụ như nếu công ty theo đuổi chiến lược khác biệt hoá hoặc chi phí thấp thành công, sẽ mang lại lợi nhuận lớn trong dài hạn
– Với danh mục đầu tư đa dạng, các nhà lãnh đạo sẽ có nhiều sự lựa chọn tạo ra lợi nhuận từ nhiều nguồn khác nhau
– Các chính sách ưu đãi sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị rủi ro và gia tăng lợi nhuận
– Phân bổ lại trách nhiệm rủi ro và khả năng tạo ra lợi nhuận cho từng cá nhân
– Ưu đãi có thể giúp quản lý nhiều mốc thời gian chồng chéo, quản trị rủi ro, lợi nhuận từ ngắn hạn đến dài hạn và đảm bảo có sự phân tán phù hợp
Chiến lược tập đoàn khác với chiến lược kinh doanh vì nó tập trung vào cách quản lý tài nguyên, rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận giữa nhiều lĩnh vực kinh doanh của cả doanh nghiệp lớn, trái ngược với việc chỉ tập trung vào nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Các nhà lãnh đạo khi xây dựng chiến lược tập đoàn cần phải cân nhắc nhiều yếu tố quan trọng như: phân bổ nguồn lực, thiết kế cơ cấu tổ chức, quản lý danh mục đầu tư và lựa chọn chiến lược đánh đổi.
Bằng cách tối ưu hoá tất cả các yếu tố trên, nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư và mang lại lợi nhuận tối đa cho tổng thể doanh nghiệp hơn là chỉ tập trung vào một lĩnh vực khiến việc quản trị rủi ro khó khăn hơn.
Nguồn: https://corporatefinanceinstitute.com/resources/knowledge/strategy/corporate-strategy/
Nếu doanh nghiệp có thể đủ thông tin thị trường và có nhân sự đủ tốt, tự xây dựng chiến lược kinh doanh là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, vì việc này chỉ xảy ra 3-5 năm 1 lần, và nếu doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược dựa trên phân tích bài bản, hoặc doanh nghiệp không có đủ thông tin thị trường, thuê tư vấn chiến lược là một lựa chọn không tồi. Chi phí thuê tư vấn chiến lược thực tế không đáng kể so với lợi ích mà một bản chiến lược tốt mang lại.
Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao với gần 20 năm kinh nghiệm