Các công cụ phân tích hình thành chiến lược

Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn CMMI
15 March, 2012
Vietnam Post
Đào tạo Nâng cao năng lực kinh doanh cho cán bộ quản lý của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam
26 June, 2012
Show all
Công cụ phân tích hình thành chiến lược

Công cụ phân tích hình thành chiến lược

5/5 - (1 vote)

Last updated on 24 May, 2024

Trong quá trình tư vấn xây dựng chiến lược cho khách hàng, chúng tôi nhận thấy tính khả thi của một chiến lược được doanh nghiệp lựa chọn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình phân tích môi trường bên ngoài, bên trong doanh nghiệp và sự lựa chọn chiến lược của lãnh đạo doanh nghiệp đó. Các công cụ phân tích hình thành chiến lược thường được sử dụng bao gồm Phân tích PEST, Mô hình năm áp lực của M. Porter, Chuỗi giá trị, Ma trận phân tích cạnh tranh.

1. Phân tích PEST – Tác động của môi trường tới chiến lược

Trong xây dựng chiến lược, phân tích PEST nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô tạo ra các cơ hội và đe dọa cho DN. Các yếu tố được nghiên cứu gồm:

Đây là bốn yếu tố bên ngoài, khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế và bản thân doanh nghiệp.

mô hình pest

2. Mô hình 5 áp lực của M.Porter

Mô hình năm áp lực đi sâu vào phân tích các yếu tố trong môi trường ngành kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp trong xây dựng chiến lược, bao gồm:

See also  Khóa học Xây dựng và quản lý hệ thống Lương 3P

– Áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
– Áp lực từ các đối thủ tiềm năng
– Áp lực từ các sản phẩm thay thế
– Áp lực từ sức mạnh của nhà cung ứng
– Áp lực từ sức mạnh của khách hàng

Việc phân tích mô hình này nhằm xác định cơ hội và rủi ro của doanh nghiệp xuất phát trong ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Các yếu tố từ phân tích PEST và phân tích mô hình 5 áp lực sẽ được tổng hợp và đánh giá trong Ma trận đánh giá các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài (EFE Matrix)

Mô hình 5 áp lực của M.Porter
3. Phân tích chuỗi giá trị – Hướng đi chiến lược hiệu quả

Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp được miêu tả dưới mô hình gọi là Chuỗi giá trị. Các hoạt động trong chuỗi giá trị được chia thành hai nhóm hoạt động: hoạt động chính và hoạt động bổ trợ Phân tích Chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp xác định được điểm yếu và điểm mạnh của mình, đặc biệt trong mối tương quan so sánh với chuỗi giá trị của các đối thủ cạnh tranh và với bản thân doanh nghiệp theo thời gian. Phân tích chuỗi giá trị cũng giúp doanh nghiệp xác định năng lực cạnh tranh cốt lõi cần phát triển để có được lợi thế cạnh tranh.

Khái quát mô hình chuỗi giá trị do OCD thực hiện cho khách hàng

Khái quát mô hình chuỗi giá trị do OCD thực hiện cho khách hàng

Các yếu tố phân tích từ Chuỗi giá trị sẽ được tổng hợp và đánh giá trong Ma trận đánh giá các yếu tố nội tại của doanh nghiệp (IFE Matrix).

See also  Nhà tư vấn chuyển đổi số - Yêu cầu và thách thức

4. Ma trận phân tích cạnh tranh

Ma trận Phân tích cạnh tranh là công cụ hữu hiệu cung cấp một bức tranh rõ ràng về các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ chính trong ngành; từ đó xác định được lợi thế cạnh tranh. Điểm trong ma trận được cho từ 1 đến 4, đánh giá cho các yếu tố thành công của ngành đó và được so sánh giữa doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.

ma trận phân tích cạnh tranh
Kinh nghiệm từ việc triển khai các dự án tư vấn chiến lược của chúng tôi cho thấy giá trị của các công cụ phân tích hình thành chiến lược không nằm ở số lượng công cụ sử dụng hay tính hàn lâm của công cụ mà ở khả năng điều chỉnh công cụ phù hợp với từng ngành và đặc biệt là từng doanh nghiệp.

Hoàng Thị Thúy Nga Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh của Công ty Tư vấn Quản lý OCD, đồng thời là Chuyên gia Tư vấn Quản lý của OCD.