Các bước phát triển chiến lược doanh nghiệp thành công

VinPro và Điện máy Xanh
Chiến lược kinh doanh của VinPro – Đối thủ nặng ký của Điện máy xanh
1 August, 2019
Khung năng lực digiiCAT
Chương trình đào tạo Thiết kế khung năng lực và sử dụng trong quản trị nhân sự”
2 August, 2019
Show all
Chiến lược doanh nghiệp

Chiến lược doanh nghiệp

Rate this post

Last updated on 11 April, 2020

Chiến lược doanh nghiệp có chiều sâu cùng với việc hoàn thành từng mục tiêu một cách hiệu quả sẽ tạo ra công thức thành công dành cho mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn tồn tại trên thương trường với nhiều  yếu tố thay đổi liên tục như công nghệ, các giá trị xã hội, thói quen tiêu dùng , điều kiện kinh tế, các chính sách của nhà nước,… Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh là việc vô cùng quan trọng và mang tính quyết định tới sự tồn tại của các doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp start-up.

Thiết lập mục tiêu chiến lược

Đầu tiên, các doanh nghiệp start-up cần phải xây dựng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà công ty mong muốn và cần phải đạt được trong tương lai. Các mục tiêu của doanh nghiệp mới thành lập cần phải đảm bảo được tính thực tế và mang tính khả thi cao lượng hóa thể hiện chính xác những gì mà công ty đã đặt ra. Trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh, có một số các mục tiêu quan trọng mà doanh nghiệp start-up phải quan tâm là: doanh thu, lợi nhuận, thị phần và đầu tư.

Lỗi thường gặp phải của các doanh nghiệp start-up là họ hoặc là không biết nên tập trung hoàn thành mục tiêu nào trước khi đặt ra quá nhiều mục tiêu, hoặc là không hoàn thành bất kì mục tiêu nào. Thiết lập ra một tiêu rõ ràng và chi tiết rồi lên kế hoạch cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề trên vì mục tiêu sẽ là “kim chỉ nam” cho doanh nghiệp start-up vượt qua các khó khăn ban đầu khi mới tham gia vào thị trường. Ngoài ra, mục tiêu cũng có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn đánh giá để đo lường mức độ thành công của doanh nghiệp.

Phân tích cạnh tranh

Doanh nghiệp cần tiến hành thu thập thông tin để có thể phân tích thị trường và cạnh tranh.

Một số câu hỏi căn bản về phân tích cạnh tranh cần trả lời: 

  • Khách hàng là ai? Bạn cần xác định rõ ai là khách hàng của mình để có thể quyết định các vấn đề khác của chiến lược. Khách hàng của bạn là cá nhân hay doanh nghiệp, chính phủ? Đặc điểm của họ là gì? Hay thuộc phân khúc thị trường nào. Ví dụ: nhân viên văn phòng hay chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ hay cơ quan nhà nước. 
  • Đổi thủ cạnh tranh là ai? Thực ra công đoạn này có thể phân tích trước, cũng có thể làm sau khi doanh nghiệp đã xác định phạm vi cạnh tranh. Khi chưa xác định phạm vi cạnh tranh, phân tích đối thủ sẽ làm ở mức rộng và cơ bản. Khi đã lựa chọn phạm vi cạnh tranh, có thể tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh sâu hơn.
  • Những tác nhân có thể ảnh hưởng đến khách hàng, đối thủ và bản thân doanh nghiệp? Các yếu tố vĩ mô như dịch bệnh, luật pháp? Nhà cung cấp?

Xác định phạm vi cạnh tranh

Phạm vi cạnh tranh là gì?

Một chiến lược kinh doanh hiệu quả không tập trung vào thỏa mãn tất cả các nhu cầu ở tất cả các phân khúc thị trường vì nếu làm như vậy doanh nghiệp sẽ phải phân tán nguồn lực và nỗ lực. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đặt ra giới hạn về khách hàng, sản phẩm, khu vực địa lý hoặc chuỗi giá trị trong ngành để có sự tập trung và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng – đó là phạm vi chiến lược hay phạm vi cạnh tranh. Phạm vi cạnh tranh không nhất thiết phải mô tả chính xác những gì doanh nghiệp làm nhưng rất cần định rõ và truyền tải cho nhân viên doanh nghiệp sẽ không làm gì.

Ví dụ, một ngân hàng xác định rõ không cấp tín dụng cho khách hàng kinh doanh các mặt hàng mà giá biến động mạnh như sắt thép, phân bón. Điều này là cần thiết để các nhà quản lý cấp trung không dành quá nhiều thời gian vào các đự án mà sau đó sẽ bị bác vì chúng không phù hợp với chiến lược.

Phạm vi chiến lược thông dụng?

Doanh nghiệp có thể lựa chọn tập trung vào đáp ứng một hoặc một vài nhu cầu của nhiều khách hàng như:

– Tập trung vào nhiều nhu cầu của một số ít khách hàng như trường hợp của An Phước cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau (áo sơ mi, quần âu, ca-ra-vát, vali, giày…) cho các khách hàng doanh nhân, công sở có thu nhập cao.

– Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn tập trung vào nhiều nhu cầu của nhiều khách hàng trong một khu vực thị trường hẹp như trường hợp mở một cửa hàng tiện lợi bán các sản phẩm thiết yếu, chất lượng cao cho một cộng đồng dân cư có thu nhập khá và cao tại một khu vực.

Việc lựa chọn phạm vi chiến lược phải dựa trên nguyên tắc thị trường có nhu cầu thực sự và doanh nghiệp thực sự am hiểu cũng như có thể đáp ứng được nhu cầu. Doanh nghiệp cũng cần tránh đối đầu với các đối thủ cạnh tranh mạnh hoặc đang đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Giá trị khách hàng, Lợi thế cạnh tranh và Định vị

Thay vì đơn giản xác định lợi thế cạnh tranh là chi phí thấp hay khác biệt hóa, doanh nghiệp phải xác định được khách hàng mục tiêu thực sự đánh giá cao cái gì và phát triển một giản đồ giá trị khách hàng trong đó thể hiện sự kết hợp các yếu tố mà khách hàng mục tiêu sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp ví dụ giá, chất lượng, thiết kế, tốc độ, an toàn, tin cậy….

Tính duy nhất hay khác biệt của sản phẩm dịch vụ chính là cách thức kết hợp các yếu tố để đáp ứng tốt nhất các khách hàng mục tiêu. Như vậy, lợi thế cạnh tranh là sự kết hợp các giá trị nhưng trong đó phải có một đến hai giá trị vượt trội để giúp cho khách hàng nhận ra sản phẩm của doanh nghiệp giữa các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Hãy lưu ý, việc xác định và tạo dựng các giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh là vấn đề trung tâm của chiến lược.

Từ những thông tin trên, doanh nghiệp cần quyết định về định vị của doanh nghiệp – doanh nghiệp sẽ đứng ở đâu trong tâm trí khách hàng. Ví dụ: Là nhà cung cấp cafe giao tận nhà số 1 Việt nam, Là nhà cung cấp kết cấu thép xây dựng số 1 Đông Nam Á…

Các hoạt động chiến lược doanh nghiệp

Sau khi xác định được lợi thế cạnh tranh phù hợp với khách hàng mục tiêu, chiến lược cần giải đáp câu hỏi: làm thế nào doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh? Nói cách khác, doanh nghiệp phải xác định được cách thức cung cấp những giá trị khác biệt đến tay khách hàng.

Để cung cấp được các giá trị khách hàng mong muốn, nhà quản lý phải thiết kế một hệ thống các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới việc tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng. Một công cụ hiệu quả nhất để thiết kế hệ thống hoạt động chính là chuỗi giá trị do M. Porter phát triển. Tùy theo đặc điểm của mỗi ngành nghề, chuỗi giá trị của doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau nhưng vẫn sẽ bao gồm nhóm hoạt động chính (như c ứng, vận hành, marketing, bán hàng…) và nhóm hoạt động hỗ trợ (như quản lý nhân sự, nghiên cứu phát triển, hạ tầng quản lý, CNTT…).

Xác định năng lực cốt lõi

Điểm quan trọng trong thiết kế hệ thống hoạt động này là đảm bảo sự tương thích giữa các hoạt động và cùng hướng vào việc tạo ra giá trị gia tăng Trong hệ thống hoạt động, doanh nghiệp phải xác định được đâu là năng lực cốt lõi trực tiếp đóng góp vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững đã xác định.

Năng lực cốt lõi chính là khả năng triển khai các hoạt động với sự vượt trội so với đối thủ cạnh tranh về chất lượng hoặc hiệu suất, nó thường là khả năng liên kết và điều phối một nhóm hoạt động hoặc chức năng chính của một doanh nghiệp và ít khi nằm trong một chức năng cụ thể.

Năng lực này có thể cho phép doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả và đa dạng hóa sản phẩm để. Ví dụ, năng lực cốt lõi của Honda là khả năng thiết kế và sản xuất động cơ có độ bền và tiết kiệm nhiên liệu vượt trội, năng lực cốt lõi của một công ty xây dựng có thể là năng lực quản lý thi công (nhờ đó đảm bảo tiến độ, chất lượng và chi phí). Các yếu tố của chiến lược rõ ràng không tồn tại một cách độc lập, rời rạc mà ngược lại phải đảm bảo sự liên kết, nhất quán và tương thích với nhau.

Xây dựng chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm đóng một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp và doanh nghiệp start-up nói chung. Đây chính là yếu tố nền tảng và xương sống để doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh. Có một chiến lược sản phẩm rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được đầu tư một cách đúng đắn, thiết kế ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, hạn chế rủi ro, định giá sản phẩm hợp lý nhưng vẫn mang lại lợi nhuận.

Vì vây mà doanh nghiệp phải chú trọng, tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng. Các yếu tố đó là: chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá thành sản phẩm hợp lý, nhãn hiệu sản phẩm hấp dẫn…

Chiến lược sản phẩm là một nghệ thuật kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và cách thức cạnh tranh dài hạn cho từng sản phẩm trong môi trường biến đổi cạnh tranh.

Khi lập chiến lược sản phẩm, doanh nghiệp cần để tâm về việc giải quyết ba vấn đề chính:

– Mục tiêu của chiến lược sản phẩm là gì?

– Đối thủ cạnh tranh là ai?

– Cạnh tranh như thế nào và lợi thế cạnh tranh gì?

 

Đọc thêm:

Chiến lược Kinh doanh của VinPro – Đối thủ nặng ký của Điện máy xanh

Phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức trong kinh doanh