Phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức trong kinh doanh

Tại sao cần khảo sát thị trường
Tại sao cần khảo sát thị trường?
30 July, 2019
đào tạo quản lý
Phương pháp tạo nên một khóa học đào tạo quản lý thành công
31 July, 2019
Show all
Xây dựng cơ cấu tổ chức

Xây dựng cơ cấu tổ chức

5/5 - (1 vote)

Last updated on 24 May, 2024

Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong nền kinh tế thị trường luôn đầy biến động ngày nay trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức được tạo lập để thực hiện các kế hoạch, chiến lược của doanh nghiệp, nên luôn phải được đổi mới để phù hợp với nhiệm vụ , yêu cầu hiện tại. Để xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý, các nhà khoa học đã nghiên cứu và khái quát thành hai phương pháp chính:

1, Phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức tương tự

Phương pháp này kế thừa những bài học thành công và loại bỏ những yếu tố bất hợp lý trong các cơ cấu tổ chức hình mẫu đã tỏ ra hiệu quả. Phương pháp được áp dụng trong điều kiện giữa doanh nghiệp cần xây dựng cơ cấu tổ chức với doanh nghiệp được lấy làm khuôn mẫu có những đặc điểm tương đồng . Cụ thể xem xét trên các tiêu chí về ngành nghề, mục tiêu, các chức năng quản lý cần thực hiện, kết cấu hạ tầng, môi trường,…

Đây là phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức được áp dụng khá phổ biến, nhờ các ưu điểm nổi bật: dễ thực hiện, kế thừa được nhiều kinh nghiệm quý báu đã được kiểm nghiệm thực tế trong quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức, tiết kiệm thời gian, nhân sự, chi phí thiết kế,…

Tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn cần phải tỉnh táo, linh hoạt khi vận dụng phương pháp này, tránh sao chép dập khuôn, máy móc; phân tích kỹ lưỡng và cân nhắc cẩn trọng đến những chi tiết không hoàn toàn giống nhau.

2, Phương pháp phân tích theo yếu tố

Phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức khoa học này được được áp dụng rộng rãi cho mọi cấp tổ chức và đối tượng quản lý. Thường được tiến hành theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1

Dựa vào những quy định pháp lý, người xây dựng sẽ thiết kế sơ đồ cơ cấu tổng quát. Công việc này nhằm xác định rõ các tính chất định tính cơ bản nhất của công tác xây dựng cơ cấu tổ chức (mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, phân hệ chức năng, phân cấp trách nhiệm và quyền hạn, nhu cầu nhân sự,…)

Giai đoạn 2

Phân cấp thành phần cơ cấu của tổ chức và xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các bộ phận. Nội dung cơ bản của bước này được thể hiện ở việc xây dựng phân hệ trực tuyến và phân hệ chức năng. Xây dựng dựa trên cơ sở chuyên môn hóa, và cần đặc biệt chú ý phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản lý.

Giai đoạn 3

Phân phối và cụ thể hoá các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quyết định số lượng nhân sự cho từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức. Trên cơ sở đó, quy định điều lệ, quy chế, nguyên tắc hoạt động, nhằm đảm bảo tổ chức vận hành trôi chảy, hiệu quả.

Để xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp và hiệu quả, các doanh nghiệp không chỉ cần thường xuyên chủ động tự đánh giá, không ngừng đổi mới, mà còn nên lắng nghe những lời khuyên quý giá từ các chuyên gia tư vấn quản lý, chiến lược. Kết hợp cả nội lực và ngoại lực, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng xây dựng được một bộ máy quản lý hiệu quả – nền tảng thúc đẩy cho mọi sự phát triển và nhảy vọt.

 

Tham khảo bài viết

5 Kỹ năng công nghệ cho thập ký mới

Phần mềm nhân sự tùy biến – ưu điểm và nhược điểm

Contact Us

//]]>