Amazon thu thập thông tin khách hàng

phương pháp nghiên cứu định tính
8 phương pháp nghiên cứu định tính
11 June, 2019
11 phần mềm ứng dụng
11 phần mềm ứng dụng sinh viên cần thành thạo khi đi xin việc
14 June, 2019
Show all
Amazon - Trở thành số 1 nhờ thông tin khách hàng

Amazon - Trở thành số 1 nhờ thông tin khách hàng

Rate this post

Last updated on 24 May, 2024

Amazon đang quan tâm tới thông tin khách hàng như thế nào?

Dù chưa thể khẳng định Amazon có đại diện cho tương lai mua sắm hay không, nhưng có vẻ như đây chắc chắn là xu hướng mua sắm trong tương lai.

Theo một số báo cáo, cửa hàng tiện lợi không quầy thanh toán khai trương mới đây tại trung tâm thành phố Chicago là cửa hàng sử dụng công nghệ cao. Khách hàng đến đây sử dụng smartphone để quét mã QR code dành riêng cho mỗi cá nhân được nhúng trong ứng dụng Amazon Go. Cửa hàng có hàng trăm camera và cảm biến ẩn theo dõi mọi hoạt động của khách, tự động thêm từng món hàng họ chọn vào giỏ hàng ảo, và bỏ bất kỳ món hàng nào họ đặt lại trên kệ. Khi người mua ra khỏi cửa hàng, hệ thống công nghệ cao nói trên sẽ tự động tính đúng số tiền của các món đồ họ đã mua và trừ qua thẻ tín dụng đã lưu trong tài khoản Amazon.

Xây dựng đế chế bán lẻ bằng tận dụng thông tin khách hàng

Amazon xây dựng đế chế bán lẻ của mình bằng cách thu thập và tận dụng thông tin khách hàng của bên thứ nhất để thúc đẩy tính cá nhân hóa ở quy mô thị trường lớn. Lý do lớn nhất khiến công ty này hiện có giá trị 1 nghìn tỷ USD không phải bởi họ cung cấp sản phẩm tốt hơn đối thủ, mà vì họ thấu hiểu khách hàng của mình một cách thân tình. Thay vì coi người mua là những phân khúc đối tượng chung chung, Amazon xem họ là những cá nhân cụ thể mà nó có thể tương tác một-một trong hệ sinh thái của mình. Bằng cách thu thập thông tin chi tiết từ mỗi tương tác của người mua hàng trên các thiết bị và nền tảng, Amazon đã tạo ra một trong những cơ chế nhận dạng tinh vi và lớn nhất thế giới (cơ sở dữ liệu chứa tất cả các định danh đã biết có tương quan với từng khách hàng), nền tảng mà nó sử dụng để làm tinh giản và tái định nghĩa hành trình mua sắm của khách hàng.

See also  Thiết kế cơ cấu tổ chức là gì?

Với các khách hàng đã trở thành thành viên của Amazon trong một thập kỷ qua, Amazon biết rõ thói quen và sở thích mua sắm trên nền tảng số của họ đến từng chi tiết nhỏ. Amazon Go cũng có quyền tiếp cận tương tự vào các hành vi mua sắm của khách. Hãy nghĩ về tất cả những gì Amazon biết được khi người mua bước qua cánh cửa Amazon Go. Nó có thể nhanh chóng xác định danh mục thực phẩm, nhãn hiệu và hương vị yêu thích của họ. Dựa trên những mặt hàng họ mua với những gì họ để lại, Amazon có thể xác định những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách, chẳng hạn như giá cả hay giá trị dinh dưỡng. Cuối cùng, Amazon có khả năng đưa ra những phỏng đoán có tính khoa học cao về việc khách hàng của mình là người ăn chay hay bị dị ứng thực phẩm.

Amazon có thể nhắc người mua về những mặt hàng họ đã mua gần đây hoặc thông báo cho họ rằng sữa họ mua cách đây một tuần sắp hết hạn. Nó thậm chí có thể gợi ý các công thức nấu ăn lấy cảm hứng từ các mặt hàng trong giỏ hàng của họ tại thời điểm đó. Với chiều sâu và chiều rộng của thông tin khách hàng, khả năng Amazon cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng trên nền tảng của mình và để tạo thêm doanh thu là vô tận.

See also  Nguyên tắc căn bản để chuẩn hóa cơ cấu tổ chức và hệ thống chức danh

Amazon không phải là công ty duy nhất tận dụng thông tin khách hàng

Amazon không phải là nhà bán lẻ duy nhất tận dụng thông tin khách hàng đa kênh để làm cho trải nghiệm của khách hàng trở nên liền mạch hơn, khác biệt và sinh lợi hơn. Sailthru, công ty cung cấp các giải pháp tiếp thị cá nhân hóa đa kênh đã trao giải thưởng danh dự hàng đầu về Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng trong bán lẻ cho Sephora, bởi tập đoàn này đã “tích hợp thông minh” thương hiệu mỹ phẩm trên web, di động, email và tại cửa hàng. Danh sách của Sailthru còn bao gồm: The Body Shop, Urban Outfitters và đối thủ đáng gờm của Amazon – Walmart. Walmart đã có những bước tiến lớn trên con đường cá nhân hóa trải nghiệm người mua như giới thiệu các công cụ đề xuất sản phẩm ” Popular Near You (Phổ biến gần bạn)” và ” Buy Together and Save (Mua cùng nhau và tiết kiệm)”, cùng với đó là những động thái tích hợp ứng dụng di động của nó với công nghệ thanh toán nhanh sinh trắc học Walmart Pay.

Giống như Amazon Go, các sáng kiến vinh danh của Sailthru mang lại nhiều lợi ích cho các nhà bán lẻ hơn là cho người tiêu dùng. Mỗi dịch vụ hoặc giải pháp được cá nhân hóa mới tạo ra cái nhìn sâu sắc về mỗi người mua sắm riêng lẻ, tiết lộ những điều họ thích, không thích, hành vi của họ và nhiều hơn thế nữa. Tất cả đều mang lại trải nghiệm khách hàng phù hợp hơn theo hoàn cảnh cụ thể, xây dựng lòng trung thành thương hiệu mãnh liệt. Ngay cả khi tương lai của ngành bán lẻ không bao gồm mã QR, camera và cảm biến ẩn, khả năng khám phá tâm lý người mua sắm của Amazon Go chắc chắn là tín hiệu của những gì sắp diễn ra.

See also  Tư vấn hệ thống KPI và lương 3P cho Công ty Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (XMC)

Nguồn: 

Dịch giả K. Huyền

Trade Circle.

Bài viết khác về Amazon

Amazon phát triển công nghệ AI nhận biết cảm xúc con người