Last updated on 9 July, 2020
Khi nhắc tới Outsourcing, nhiều người thường nghĩ tới những mảng như quảng cáo, tư vấn hay gia công phần mềm. Điều này bắt nguồn từ những năm của thế kỷ XX, Mỹ đã thuê ngoài mảng phần mềm cho các công ty ở Ấn Độ và Trung Quốc.
Outsourcing cũng thường liên quan tới mặt dịch vụ riêng lẻ nhiều hơn và không ít người vẫn cho rằng doanh nghiệp cần phải “tự làm” những mảng hoạt động lõi – đem lại giá trị cao nhất – của mình. Ví dụ: doanh nghiệp sản xuất có thể outsource bất kỳ mảng nào trừ phần sản xuất.
Tuy nhiên, thực tế đang chứng minh điều ngược lại. Để hiểu sâu hơn, hãy đi từ ví dụ về Grab.
Table of Contents
ToggleVấn đề này vẫn còn khá nhiều ý kiến trái chiều, nhất là khi bản thân Grab cũng không lên tiếng đính chính về điều này. Tuy nhiên, khi xét hoạt động lõi của một doanh nghiệp, ta cần nhìn từ nguồn tiền của doanh nghiệp đó. Hiện nay Grab đã mở rộng khá nhiều mảng doanh thu và chủ yếu đến từ dịch vụ vận chuyển. Tất cả hoạt động marketing cũng hướng tới khách hàng là người thuê xe/sử dụng dịch vụ. Nhìn từ góc độ đó, Grab là một công ty vận chuyển, họ chỉ đang outsourcing phần hoạt động cốt lõi mà thôi. Thực tế, nếu để ý chi tiết thì Grab không phải doanh nghiệp đầu tiên outsourcing mảng hoạt động cốt lõi.
Được biết tới là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, Samsung Electronics có truyền thống outsource sản xuất hầu hết sản phẩm của mình tại các quốc gia khác trên thế giới. Mấy năm gần đây, Samsung đã chuyển phần lớn hoạt động sản xuất sang Việt Nam, đồng thời giảm bớt quy mô ở Hàn Quốc và Trung Quốc để hạ giá thành sản phẩm. Roh Tae-moon, nhà lãnh đạo trẻ của Samsung Electronics, lại muốn chuyển hướng mạnh hơn nữa về chiến lược khi ủng hộ mạnh phương thức thuê nhà thầu ODM. Bán hàng cũng là một mảng quan trọng nhưng Samsung cũng không tập trung làm phần này nữa. Hãy tưởng tượng khi “thuê ngoài” mảng này, bộ máy nặng nề của Samsung Electronic đã trống một mảng to như Thế giới di động!
Về phía Bảo hiểm, hình thức “Bancassurance” (Phân phối bảo hiểm qua ngân hàng) cũng khá phổ biến. Bancassurance là sự hợp tác giữa công ty bảo hiểm và các ngân hàng, trong đó ngân hàng sẽ tận dụng hệ thống phân phối và nguồn khách hàng của mình để phân phối sản phẩm bảo hiểm cho công ty bảo hiểm và thực hiện một số dịch vụ khác như thu phí bảo hiểm. Đổi lại công ty bảo hiểm sẽ trả hoa hồng và các khoản phí cho ngân hàng theo hợp đồng được ký kết giữa hai bên.
Theo đó, Công ty bảo hiểm có thể tiếp cận và sử dụng nguồn dữ liệu khách hàng rất lớn của ngân hàng, giảm chi phí phân phối sản phẩm. Công ty có thể chỉ cần 1 nhân viên kinh doanh thường trực ở mỗi chi nhánh ngân hàng họ liên kết. Đây cũng có thể coi là 1 hình thức thuê ngoài.
Không phải tự nhiên xu hướng Thuê ngoài lại ngày càng phát triển như vậy. Trong thời kỳ khủng hoảng, ngân sách chi tiêu ngày càng thắt chặt, các công ty buộc phải giảm bớt nhân sự, cắt giảm/ hợp nhất các bộ phận… những điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lựa chọn lao động bán thời gian hay thuê bộ phận Outsourcing bên ngoài đang là một giải pháp rất hữu hiện được các Doanh nghiệp quan tâm và sử dụng.
Một nguyên nhân khác đến từ nhu cầu và năng lực của doanh nghiệp. Do sự thiếu hụt về nguồn nhân lực công nghệ, nhiều công ty công nghệ đã chuyển sang thuê ngoài nhân tài CNTT để hoàn thành các công việc như chuẩn bị dữ liệu lớn và bảo mật mạng với mục đích tiết kiệm tiền lương và giải phóng sự phụ thuộc vào nguồn nhân viên nội bộ. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp nhỏ có lượng nghiệp vụ kế toán không quá phức tạp cũng lựa chọn thuê ngoài định kỳ mảng này. Tuyển dụng nhân sự (Head hunter) cũng là một phần thuê ngoài phổ biến khi doanh nghiệp cần nguồn nhân lực đầu vào chất lượng.
Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu công việc lẫn giảm thiểu chi phí, thuê ngoài còn có một khía cạnh khác đó là: sự phát triển vượt trội của tổ chức. Hiện nay, nhu cầu của các doanh nghiệp về quản lý thông tin nhân sự, quản lý lương cho đến hiệu suất KPI trên nền tảng công nghệ là rất lớn. Những phần mềm này là lựa chọn tuyệt vời thay thế các phương pháp quản lý, tính toán và lưu trữ thủ công. Riêng về vấn đề này, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể “tự sản xuất”, thay vào đó, họ lựa chọn các nhà cung cấp phần mềm dưới 2 hình thức phổ biến là “ thuê” hoặc “mua”.
Một ví dụ khác, outsourcing tư vấn cũng không phải vấn đề quá xa lạ. Khi không đủ năng lực về một vấn đề nào đó liên quan đến chiến lược hay kế hoạch, các chính sách phát triển, doanh nghiệp thường lựa chọn giải pháp là nhờ “tư vấn”. Hiện nay, ngành tư vấn rất đa dạng về lĩnh vực như: tư vấn pháp luật, tư vấn xây dựng, tư vấn quản lý,…
Trước khi lựa chọn nên thuê ngoài dịch vụ hay mảng dịch vụ nào, doanh nghiệp cần phải nhìn lại chuỗi giá trị hiện có và cân nhắc với nguồn lực, năng lực của tổ chức.
Để bắt đầu xem xét, doanh nghiệp có thể trả lời một số câu hỏi sau:
Năng lực và nguồn lực là khía cạnh lớn để quyết định. Tuy nhiên, đôi khi việc thuê ngoài cũng phụ thuộc vào quyết định chiến lược của doanh nghiệp để cân bằng giữa các cấu phần chuỗi. Ví dụ, nếu doanh nghiệp bạn phát triển và tăng gấp đôi sản xuất, tương tự, cũng cần tăng gấp đôi mảng bán hàng, nhưng như thế là quá sức với doanh nghiệp bạn. Vậy sẽ đến thời điểm bạn cần lựa chọn một mảng mình làm tốt hơn và dần thuê ngoài mảng còn lại. Đó cũng chính là xu hướng chung trên thế giới.
Tại Việt Nam, doanh nghiệp nên linh hoạt trong sử dụng nguồn nhân lực trong dịch vụ Thuê ngoài phù hợp. Tùy theo nhu cầu của từng doanh nghiệp mà lựa chọn các công ty Outsourcing uy tín và đảm bảo chất lượng cao nhất cho doanh nghiệp.
Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC