SMED là gì? Quy trình triển khai SMED đơn giản và hiệu quả

AISAS model là gì? Ứng dụng AISAS trong Marketing
AISAS model là gì? Ứng dụng AISAS trong Marketing
12 July, 2024
Hệ thống quản lý tài liệu điện tử EDMS
Hệ thống quản lý tài liệu điện tử (EDMS): Vai trò và chức năng của EDMS
13 July, 2024
5/5 - (1 vote)

Last updated on 17 September, 2024

SMED là gì?

khái niệm smed

Khái niệm SMED là gì

SMED (Chuyển đổi nhanh) là viết tắt của từ “Single Minute Exchange of Dies”, có nghĩa là giảm thời gian chuyển đổi xuống dưới 10 phút. Đây là một phương pháp tiếp cận có hệ thống giúp giảm thời gian thiết lập hoặc chuyển đổi trong quy trình sản xuất.

Phương pháp này được phát triển bởi Shigeo Shingo, một kỹ sư công nghiệp kiêm nhà tư vấn người Nhật Bản. SMED được sử dụng rộng rãi trong sản xuất tinh gọnquy trình cải tiến liên tục (Kaizen).

Trong quản lý sản xuất, mục tiêu chính của SMED là giảm thiểu thời gian cần thiết để chuyển đổi hệ thống sản xuất từ lô sản phẩm này sang lô sản phẩm khác. Thời gian chuyển đổi (Changeover time) phải nằm từ 0 đến dưới 10 phút (Tức là chỉ một chữ số). Bằng cách giảm thời gian chuyển đổi, các công ty có thể tăng tính linh hoạt trong sản xuất, giảm thời gian chờ đợi và cải thiện hiệu quả sản xuất tổng thể.

Lợi ích của SMED trong quản lý sản xuất

Giảm thời gian thiết lập

Lợi ích lớn nhất mà phương pháp SMED mang lại là giảm đáng kể thời gian thiết lập hoặc chuyển đổi. Bằng cách tinh gọn và tối ưu quy trình thiết lập, các công ty có thể đạt được thời gian thiết lập trong vòng một chữ số (đơn vị). Điều này dẫn đến giảm thời gian ngừng sản xuất giữa các chu kỳ sản xuất và cho phép thay đổi sản phẩm thường xuyên hơn.

Tăng tính linh hoạt trong sản xuất

Với thời gian thiết lập ngắn hơn, hoạt động sản xuất trở nên linh hoạt và nhanh chóng thích ứng hơn. Các công ty có thể nhanh chóng chuyển đổi giữa các sản phẩm, biến thể hoặc kích thước lô hàng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tính linh hoạt này cho phép doanh nghiệp phản ứng tốt hơn với những thay đổi của thị trường. Từ đó, nâng cao khả năng xử lý các đơn hàng sản xuất nhỏ lẻ hơn với tần suất cao hơn.

Cải thiện chỉ số OEE

Phương pháp SMED có tác động tích cực đến Hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE), một chỉ số quan trọng trong sản xuất. Do giảm thời gian thiết lập nên khoảng thời gian máy móc không được sử dụng diễn ra ngắn hơn. Khi ấy, nó giúp tăng khả năng sẵn sàng và sử dụng thiết bị máy móc. Từ đó, OEE và hiệu quả sản xuất tổng thể được cải thiện đáng kể.

Giảm chi phí

Kỹ thuật SMED có thể giúp giảm chi phí theo nhiều cách khác nhau. Đầu tiên, giảm thời gian thiết lập cho phép tăng số chu kỳ sản xuất, tối đa hóa sản lượng với cùng một nguồn lực. Thứ hai, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí do không cần bổ sung thêm các thiết bị hoặc máy móc khi có thay đổi trong sản phẩm. Ngoài ra, SMED còn giúp giảm mức tồn kho và giảm lãng phí thông qua việc cho phép sản xuất lô hàng nhỏ hơn.

See also  TPM là gì? 8 trụ cột chính của bảo trì năng suất toàn diện TPM

Tăng chất lượng sản phẩm

SMED tập trung vào tiêu chuẩn hóa và quản lý trực quan, từ đó cải thiện chất lượng và tính nhất quán của sản phẩm trong quá trình thiết lập. Khi mọi quy trình đều rõ ràng, người vận hành tuân theo các bước được chuẩn hóa, giảm nguy cơ xảy ra lỗi hoặc hư hỏng thiết bị khi cần thay đổi. Tính nhất quán góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng.

Trao quyền cho nhân viên

Triển khai SMED thường yêu cầu sự tham gia đóng góp của nhân viên vào quá trình cải tiến và loại bỏ lãng phí. Việc trao quyền này tạo cho nhân viên cảm giác bản thân có giá trị và thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của họ. Nó còn nuôi dưỡng văn hóa cải tiến liên tục và khuyến khích nhân viên giải quyết vấn đề chủ động tại nơi làm việc.

Cải tiến liên tục

Phương pháp SMED là bước đệm cần thiết trước khi muốn thực thi các nguyên tắc trong sản xuất tinh gọn. Nó khuyến khích mọi thành viên trong công ty có tư duy cải tiến liên tục. Ngoài giảm thời gian thiết lập, việc tập trung giảm thiểu lãng phí và tối ưu quy trình dẫn đến những cải thiện liên tục trong nhiều khía cạnh của hoạt động sản xuất.

Quy trình SMED đơn giản

Để giúp bạn triển khai SMED, đây là một hướng dẫn nhanh gồm 3 bước trong quy trình này.

quy trình smed đơn giản

Quy trình SMED

Bước 1: Phân loại

Bước đầu tiên trong quy trình SMED là phân loại các thao tác chuyển đổi và nhóm chúng theo loại (bên trong hoặc bên ngoài). Các thao tác chuyển đổi là các bước được thực hiện để hoàn thành việc thay đổi thiết bị. Các hai loại thao tác chuyển đổi:

Thao tác chuyển đổi bên trong (Internal Step): Các bước chỉ được thực hiện khi máy móc thiết bị đang không được sử dụng.

Thao tác chuyển đổi bên ngoài (External Step): Các bước được thực hiện trong khi các thiết bị đang chạy (hoặc đang trong quá trình xử lý một thứ gì đó).

Việc xác định loại thao tác chuyển đổi là rất quan trọng bởi càng nhiều bước chuyển đổi bên ngoài thì thời gian chuyển đổi thiết bị (Changeover time) càng giảm.

Bước 2: Chuyển đổi

Bước hai trong quy trình SMED là chuyển đổi các thao tác bên trong sang các thao tác bên ngoài. Sau khi xác định một thao tác bên trong có thể được chuyển đổi thành bên ngoài, hãy chắc chắn rằng lợi ích sẽ lớn hơn chi phí. Lợi ích là lượng thời gian tiết kiệm được, còn chi phí là các nguồn lực cần thiết cho việc chuyển đổi (Changeover).

Một kỹ thuật trong SMED để chuyển đổi từ thao tác bên trong sang bên ngoài là khuôn jig (đồ gá). Sản phẩm tiếp theo có thể được chuẩn bị bằng cách sử dụng khuôn jig trong khi sản phẩm đầu tiên đang được xử lý. Sau đó, khuôn Jig chứa sản phẩm tiếp theo đã được chuẩn bị chỉ cần được gắn vào thiết bị.

See also  Triển khai phần mềm quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

Bước 3: Tinh gọn

Bước thứ ba trong quy trình SMED là tinh gọn hóa các thao tác bên trong không được chuyển đổi thành bên ngoài. Kỹ thuật SMED cơ bản cho bước này là tuân thủ nguyên tắc Lean bằng cách loại bỏ các hoạt động không hiệu quả khỏi các thao tác bên trong. Các kỹ thuật SMED đơn giản và hiệu quả cho bước này bao gồm:

  • Phương pháp 5S: Sắp xếp khu vực làm việc một cách có tổ chức để đạt hiệu quả tối đa
  • Sử dụng kẹp đa năng: Giảm số lượng hàng động xuống chỉ còn những gì cần thiết
  • Tiêu chuẩn hóa các bộ phận hoặc tính năng: Giúp thực hiện các thao tác chuyển đổi bên trong dễ dàng hơn
  • Loại bỏ việc điều chỉnh: Hiệu chỉnh thiết bị để chuyển đổi nhanh hơn, sử dụng cài đặt tiêu chuẩn và quy trình được ấn định.

Ví dụ về SMED

Để bạn hình dung rõ hơn cách quy trình SMED có thể ứng dụng trong công việc hoặc doanh nghiệp của bạn, dưới đây là các ví dụ cụ thể về SMED. Nó sẽ đưa ra những góc nhìn ở các ngành, lĩnh vực khác ngoài sản xuất.

Ứng dụng SMED trong nhà hàng

Ví dụ 1

Chuyển đổiTừ chuẩn bị món ăn A sang chuẩn bị món ăn B
Thiết bịDụng cụ nấu nướng và nguyên liệu
Thời điểm chạy thiết bịBếp đang bật / Đầu bếp đang nấu ăn
Thời điểm dừng thiết bịBếp đang tắt / Đầu bếp không đang nấu ăn

 

Thao tác
Di chuyển đến tủ đựng thức ăn lấy nguyên liệu cho món BTìm dụng cụ nấu nướng được sử dụng cho món BChuẩn bị dụng cụ nấu ăn sẵn sàng (làm nóng trước,…)

 

Bước 1: Phân loạiBên trong
  • Di chuyển đến tủ đựng thức ăn lấy nguyên liệu cho món B
  • Tìm dụng cụ nấu nướng được sử dụng cho món B
Bên ngoài
  • Chuẩn bị dụng cụ nấu ăn sẵn sàng (làm nóng trước,…)
Bước 2: Chuyển đổiBên trong
  • Di chuyển đến tủ đựng thức ăn lấy nguyên liệu cho món B
Bên ngoài
  • Tìm dụng cụ nấu nướng cho món B trong khi đang nấu món A
  • Chuẩn bị dụng cụ nấu ăn sẵn sàng (làm nóng trước,…)
Bước 3: Tinh gọnTinh gọn bên trong
  • Nguyên liệu cho món B được đặt gần khu vực nấu ăn
Kỹ thuật SMED
  • Dùng kẹp đa năng để treo dụng cụ nấu nướng

Ứng dụng SMED trong bệnh viện

Ví dụ 2

Chuyển đổiĐổi phòng phẫu thuật
Thiết bịPhòng phẫu thuật
Thời điểm chạy thiết bịKhi phòng phẫu thuật đang được sử dụng
Thời điểm dừng thiết bịKhi phòng phẫu thuật đang không được sử dụng

 

Thao tác
Dọn dẹp, vệ sinh phòng phẫu thuật (lau sạch bề mặt)Khử trùng ở phòng phẫu thuậtChuẩn bị phòng phẫu thuật sẵn sàng cho ca tiếp theo

 

Bước 1: Phân loạiBên trong
  • Dọn dẹp, vệ sinh phòng phẫu thuật (lau sạch bề mặt)
  • Khử trùng ở phòng phẫu thuật
Bên ngoài
  • Chuẩn bị phòng phẫu thuật sẵn sàng cho ca tiếp theo (dụng cụ phẫu thuật)
Bước 2: Chuyển đổiBên trong
  • Khử trùng ở phòng phẫu thuật
Bên ngoài
  • Chuẩn bị phòng phẫu thuật sẵn sàng
  • Bắt đầu một số công việc vệ sinh trong khi phòng phẫu thuật khác đang được sử dụng
Bước 3: Tinh gọnTinh gọn bên trong
  • Thực hiện các quy trình khử trùng theo tiêu chuẩn
Kỹ thuật SMED
  • Chuẩn hóa các quy trình liên quan
See also  Phương pháp SPC là gì? Ứng dụng SPC trong quản lý sản xuất

Mẹo khi triển khai SMED

Nếu bạn muốn đảm bảo dự án SMED thành công và duy trì được kết quả đó, hãy thử áp dụng những mẹo tốt nhất sau đây:

mẹo khi triển khai smed

Mẹo triển khai SMED

Đảm bảo nhân viên tham gia thiết kế chương trình đào tạo triển khai SMED

Nhân viên sẽ thành công hơn với công cụ sản xuất tinh gọn này nếu họ tham gia liên tục trong suốt quá trình triển khai SMED. Việc khuyến khích sự tham gia của nhân viên giúp xác định các thao tác cần cải thiện hoặc phát triển các quy trình mới. Thực hiện các chương trình đào tạo vững chắc để họ hiểu rõ phương pháp SMED và có thể áp dụng hiệu quả trong công việc hàng ngày.

Sử dụng công cụ quản lý trực quan

Các công cụ quản lý trực quan bao gồm nhãn dán màu sắc, giá treo dụng cụ, chỉ dẫn dưới sàn nhà. Tất cả đều có thể cải thiện hiệu quả SMED. Việc áp dụng như vậy giúp các thành viên trong nhóm nhanh chóng tìm ra công cụ hoặc vật liệu mình cần, giảm thời gian tìm kiếm trong quá trình chuyển đổi.

Tận dụng công nghệ để hỗ trợ SMED

Việc ứng dụng các công nghệ như IIoT (Internet kết nối vạn vật công nghiệp) và Hệ thống quản lý bảo trì sản xuất (CMMS) sẽ hỗ trợ thêm cho dự án SMED.

Các thiết bị IIoT có thể ghi lại dữ liệu về hiệu suất máy móc và thời gian chuyển đổi trong thời gian thực. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và nâng cao toàn bộ quy trình. CMMS có thể hỗ trợ trong việc theo dõi và lập thời gian biểu cho công việc bảo trì để đảm bảo thiết bị luôn sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi.

Tích hợp SMED với các công cụ tinh gọn khác

Để tận dụng tối đa tiềm năng của SMED, việc kết hợp phương pháp này với các công cụ tinh gọn khác như 5S, Bảo trì sản xuất toàn diện (TPM)Kaizen là rất hữu ích.

5S giúp duy trì không gian làm việc hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi nhanh hơn. TPM tập trung vào việc duy trì thiết bị trong tình trạng tốt để giảm thiểu thời gian máy ngừng hoạt động. Trong khi đó, Kaizen thúc đẩy tư duy cải tiến liên tục bằng cách khuyến khích nhân viên thực hiện những thay đổi nhỏ nhưng có tác động lớn dần dần để cải thiện hiệu quả lâu dài.

Kết luận

Phương pháp SMED đã trở thành một công cụ quan trọng trong hệ thống sản xuất tinh gọn. Trong bối cảnh công nghiệp 4.0 ngày càng phát triển, SMED đang ngày càng được chú trọng khi chúng ta chuyển sang kỷ nguyên lấy dữ liệu làm trung tâm.

Các doanh nghiệp cần phải nắm bắt cách tiếp cận này để tăng cường sự nhanh nhạy, khả năng phản ứng và tăng lợi thế cạnh tranh. Việc sử dụng SMED không chỉ là một lựa chọn mà còn là điều bắt buộc đối với những ai hướng tới Vận hành xuất sắc (Operational Excellence) trong tương lai của ngành sản xuất.

——————————-

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.

Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn