Last updated on 2 December, 2024
Lãnh đạo cảm xúc là một phong cách lãnh đạo hiệu quả. Giúp nhà lãnh đạo phát huy được tối đa tiềm năng của đội ngũ và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để áp dụng thành công phong cách này, nhà lãnh đạo cần có sự hiểu biết sâu sắc về bản thân, đội ngũ và môi trường làm việc.
Ở phần 1 trước chúng ta đã tìm hiểu về 3 phong cách lãnh đạo là Định hướng, Huấn luyện và Kết nối. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu nốt 3 phong cách lãnh đạo còn lại nhé.
Table of Contents
TogglePhong cách lãnh đạo dân chủ là một cách tiếp cận hiệu quả để đưa ra quyết định lớn và lên kế hoạch cho tương lai. Trong đó, các thành viên trong nhóm được tham gia vào quá trình ra quyết.
Phong cách này được sử dụng tốt nhất khi công ty cần có nhiều ý tưởng mới và đột phá hoặc xây dựng sự đoàn kết nội bộ. Phong cách Dân chủ không nên áp dụng với những người thiếu kinh nghiệm, thiếu năng lực hoặc không có khả năng truyền đạt tốt. Cách tốt nhất là nên hỏi ý kiến đóng góp từ những thành viên có động lực, hiểu biết và có năng lực.
Để phát triển phong cách lãnh đạo Dân chủ. Hãy để nhân viên rèn luyện kỹ năng: Giải quyết vấn đề và kỹ năng ra quyết định. Người quản lý đóng vai trò huấn luyện và hỗ trợ học những kỹ năng khác để họ có thể đạt được những kỹ năng đó. Người quản lý cũng cần học cách lắng nghe một cách tích cực và có khả năng thúc đẩy động lực cho nhân viên
Doanh nghiệp bạn vừa trải qua thua lô trong hai quý vừa qua. Khiến ban lãnh đạo rất lo lắng và mong muốn tìm được cách đảo ngược tình hình này. Họ đã quyết định tổ chức một cuộc họp với tất cả nhân viên và giải thích về tình hình hiện tại. Rồi để nhân viên nêu lên quan điểm và tìm cách giải quyết tình hình hiện tại. Ban lãnh đạo chỉ đóng vai trò là người lắng nghe Từ đó, họ nhận được vô số ý tưởng và đề xuất. Cuối cùng đi đến quyết định chọn phương án có nhiều sự ủng hộ nhất từ nhân viên.
Phong cách lãnh đạo Dẫn đầu mà ở đó nhà lãnh đạo đặt ra mục tiêu cao và thách thức cho nhóm. Đồng thời thúc đẩy và hỗ trợ nhân viên làm việc hết sức để đạt được mục tiêu đó. Phong cách này có thể mang lại lợi ích như hiệu suất cao và mục tiêu rõ ràng, nhưng cũng có thể dẫn đến căng thẳng và suy giảm tinh thần cho nhân viên nếu được sử dụng không đúng cách.
Phong cách này được sử dụng tốt nhất khi công ty muốn đạt được kết quả cao một cách nhanh chóng. Từ một đội ngũ năng động và có động lực cao.
Bởi vì phong cách lãnh đạo Dẫn đầu tập trung vào hiệu suất cao. Người lãnh đạo cần học cách cải thiện năng lực của nhân viên bằng cách sử dụng các kỹ thuật như Six Sigma và Kaizen. Đào tạo và huấn luyện nhân viên đúng cách. Để họ phát huy tối đa tiềm năng đem lại hiệu suất công việc tốt nhất. Ngoài ra người quản lý cũng cần tự rèn luyện kỹ năng tạo động lực để khiến nhân viên cảm thấy hào hứng và sẵn sàng công hiến cho công ty.
Đọc thêm bài viết về: Mô hình Lean Six Sigma là gì? Lợi ích và ứng dụng
Sắp kết thúc năm, nhưng sếp đang gây áp lực buộc bạn phải cải thiện năng lực làm việc của nhóm. Bạn biết nhóm của bạn có năng lực và khả năng chịu áp lực cao nhưng họ đang thiếu động lực vì cũng là cũng sắp hết năm. Bạn quyết định tăng thêm tiền thưởng nếu đạt chỉ tiêu. Bên cạnh đó, bạn cũng làm gương ở lại thêm giờ làm việc và hỗ trợ cho những ai bị tụt lại phía sau.
Phong cách lãnh đạo chỉ huy là một phong cách lãnh đạo mà ở đó nhà lãnh đạo đưa ra quyết định và yêu cầu nhân viên tuân theo mà không có sự tham gia hoặc đóng góp của họ. Phong cách này thường được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp hoặc khi cần phải đưa ra quyết định nhanh chóng.
Phong cách lãnh đạo Chỉ huy được ứng dụng tốt nhất trong các tình huống khủng hoảng, để bắt đầu với nhịp độ nhanh. Bên cạnh đó còn làm thay đổi những nhân viên có hiệu quả làm việc thấp.
Phong cách này chỉ nên áp dụng vào trong những trường hợp cần thiết. Hãy thận trọng khi bắt đầu phát triển phong cách Chỉ huy và tránh lạm dụng quá mức. Để phát huy hiệu quả nhất trong những tình huống áp lực cao. Hãy học cách xử lý khủng hoảng, suy nghĩ sáng suốt và giải quyết tốt quyết định khi đối mặt với áp lực cao.
Bạn với tư cách là tổng Giám Đốc mới được bổ nhiệm. Trong tình trạng hội đồng quản trị đang rất hỗn loạn do tình hình cổ phiếu giảm mạnh. Trong khi mọi người đang không biết phải làm gì và xảy ra tình trạng tranh cãi liên tục. Bạn nhận ra cần phải có một ai đó đứng ra chịu trách nhiệm. Với thẩm quyền đang có, bạn bắt đầu ra lệnh một cách chắc chắn và không có chỗ cho sự tranh luận. Khi vượt qua được khủng hoảng, bạn lại làm dịu bầu không khí công ty và chuyển sang phong cách lãnh đạo Dân chủ. Tôn trọng kinh nghiệm và chuyên môn của đội ngũ điều hành
Mỗi phong cách lãnh đạo sẽ có tác động khác nhau đến cảm xúc của những người mà bạn đang lãnh đạo. Chúng phát huy tốt nhất trong các tình huống khác nhau. Tạo được ảnh hưởng khác nhau với nhóm của bạn và tạo ra những kết quả khác nhau. Bất cứ ai cũng có thể học cách sử dụng những phong cách lãnh đạo này. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là những phong cách này được sử dụng thay thế cho nhau, tùy thuộc vào vào nhu cầu của nhóm bạn và tình hình.
Phong cách lãnh đạo cảm xúc là một công cụ hữu ích giúp các nhà lãnh đạo phát huy tối đa năng lực của nhân viên và đạt được các mục tiêu của tổ chức. Tuy nhiên, không có một phong cách lãnh đạo nào là hoàn hảo cho mọi tình huống. Điều quan trọng là các nhà lãnh đạo phải linh hoạt trong việc lựa chọn và áp dụng phong cách phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.
Bạn có thể đọc phần 1 tại đây: 6 phong cách lãnh đạo cảm xúc: Cách áp dụng trong thực tế (phần 1)
——————————-
Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những đơn vị tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.
Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn
Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting
Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn
You must be logged in to post a comment.