6 phong cách lãnh đạo cảm xúc: Cách áp dụng trong thực tế (phần 1)

top 6 phần mềm quản trị sản xuất
Top 6 phần mềm quản trị sản xuất được doanh nghiệp hàng đầu tin dùng
24 October, 2023
phong cách lãnh đạo cảm xúc
6 phong cách lãnh đạo cảm xúc: Cách áp dụng trong thực tế (phần 2)
26 October, 2023
Show all
6 phong cách lãnh đạo cảm xúc

6 phong cách lãnh đạo cảm xúc

5/5 - (2 votes)

Last updated on 2 December, 2024

Lãnh đạo là một quá trình phức tạp đòi hỏi nhiều kỹ năng và phẩm chất khác nhau. Trong đó, trí tuệ cảm xúc (EQ) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một nhà lãnh đạo hiệu quả. EQ là khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân và người khác. Những nhà lãnh đạo có EQ cao thường có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên, tạo động lực và truyền cảm hứng cho họ, và giải quyết các xung đột một cách hiệu quả. Mỗi nhà quản lý đều có những phong cách lãnh đạo dựa trên cảm xúc khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá ra 6 phong cách lãnh đạo cảm xúc giúp bạn biết cách ứng dụng vào trong từng tình huống khác nhau. Giúp nhà lãnh đạo phát huy được tối đa tiềm năng của đội ngũ và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

6 phong cách lãnh đạo cảm xúc
Daniel Goleman, Richard Boyatzis và Annie McKee đã mô tả sáu cảm xúc khác nhau của phong cách lãnh đạo trong cuốn sách “Primal Leadership” xuất bản năm 2002 của họ. Mỗi phong cách lãnh đạo sẽ tạo ra những ảnh hưởng khác nhau đến cảm xúc của con người. Mỗi người thì đều có điểm mạnh và điểm yếu trong những tình huống khác nhau.

Bốn trong số các phong cách này (Định hướng, Huấn luyện, Kết nối và Dân chủ) thúc đẩy sự hòa hợp và kết quả tích cực. Trong khi hai phong cách (Chỉ Huy và Dẫn đầu) có thể tạo ra căng thẳng, và chỉ nên dùng trong những tình huống cụ thể. Goleman và các đồng tác giả của ông nói rằng không có một phong cách luôn luôn được sử dụng. Thay vào đó, sáu phong cách lãnh đạo nên được sử dụng thay thế cho nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của tình huống và những người mà bạn đang giải quyết.

Lưu ý: 
Bạn có khả năng áp dụng phong cách lãnh đạo tốt nhất. Nếu bạn biết cách “đọc vị” người khác và huống bạn đang gặp phải. Đây là lúc hữu ích để cải thiện kỹ năng nghe của bạn. Học cách hiểu ngôn ngữ cơ thể và cải thiện trí tuệ cảm xúc của bạn. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét từng phong cách lãnh đạo chi tiết hơn.

Trong phần 1 của bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 phong cách lãnh đạo cảm xúc trước và cách áp dụng chúng trong thực tế.

Các bạn có thể đọc thêm phần 2 tại đây: 6 phong cách lãnh đạo cảm xúc: Cách áp dụng trong thực tế (phần 2)

Phong cách lãnh đạo Định hướng – The Authoritative Leader

Những người lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng đến nhân viên và hướng mọi người đến một mục tiêu chung. Họ sẽ định hướng cho nhân viên là đang đi đâu. Nhưng không nói đi bằng cách nào. Họ đóng vai trò như người khuyến khích các thành viên trong nhóm sử dụng sự sáng tạo và năng lực của chính mình để giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu. Do đó, sự đồng cảm chính là khía cạnh quan trọng nhất của Phong cách lãnh đạo Định hướng.

Phong cách lãnh đạo cảm xúc định hướng

Phong cách lãnh đạo cảm xúc định hướng

Lợi thế

  • Phát huy tối đa khả năng sáng tạo và đổi mới. Phong cách lãnh đạo này cho phép các cá nhân tự do phát triển ý tưởng của mình. Không bị gò bó bởi bất kỳ quy định hay khuôn khổ nào. Điều này giúp thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong tổ chức.
  • Tăng cường sự gắn kết của nhân viên. Khi được trao quyền tự chủ, nhân viên sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và tin tưởng hơn. Điều này giúp tăng cường sự gắn kết của họ với tổ chức.
See also  Phong cách Lãnh đạo Dân chủ: Cách ứng dụng hiệu quả và Ví dụ cụ thể

Thách thức

  • Yêu cầu cao về kỹ năng lãnh đạo. Để có thể lãnh đạo hiệu quả theo phong cách này, người lãnh đạo cần có sự tự tin, kỹ năng truyền đạt tốt, kiến thức chuyên môn sâu rộng và khả năng nhìn xa trông rộng.
  • Có thể dẫn đến sự thiếu phối hợp. Khi không có sự giám sát chặt chẽ, các cá nhân có thể làm việc theo cách riêng của họ, dẫn đến sự thiếu phối hợp giữa các bộ phận.
  • Khó kiểm soát chất lượng. Khi không có quy trình làm việc cụ thể, có thể khó kiểm soát chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Khi nào thì nên sử dụng?

Phong cách lãnh đạo Định hướng sẽ hiệu quả nhất khi một doanh nghiệp cần một tầm nhìn mới hoặc một hướng đi mới đầy ấn tượng hoặc để giúp nhóm của bạn có sự thay đổi. Tuy nhiên, nó sẽ ít hiệu quả hơn khi làm việc với một nhóm có nhiều kinh nghiệm hơn bạn. Trong những trường hợp này, phong cách lãnh đạo Dân chủ có nhiều khả năng hiệu quả hơn.

Khả năng lãnh đạo có tầm nhìn xa có thể tạo ra những kết quả tích cực nhất trong cả sáu phong cách lãnh đạo, nhưng nó cũng có thể trở nên hống hách nếu bạn sử dụng quá nhiều.

Cách để phát triển phong cách lãnh đạo Định hướng

Để phát triển phong cách lãnh đạo Định hướng. Cần tập trung vào việc nâng cao chuyên môn, tầm nhìn, sự tự tin và sự đồng cảm. Luôn giữ được năng lượng hào hứng và tích cực để cho nhóm bạn được truyền cảm hứng. Ngoài ra, người lãnh đạo cũng cần thuyết phục người khác về tầm nhìn mà bạn đạt ra, vì vậy hãy tập trung vào việc cải thiện kỹ năng thuyết trình là một điều thiết yếu.

Ví dụ áp dụng

Để đạt được mục tiêu doanh thu cao. Bạn đã quyết định thay đổi cách thức tiếp cập với khách hàng mới. Các kỹ thuật và quy trình mới bạn đề xuất. Nó hoàn toàn khác với những gì nhân viên đã quen thuộc. Khi bạn giới thiệu quy trình mới cho nhóm của mình với tinh thần hào hứng và tích cực. Bạn tin rằng những thay đổi này sẽ tạo ra sự khác biệt tích cực cho kết quả và bạn muốn nhân viên của mình thành công. 

Nhóm của bạn, nhận thấy sự nhiệt tình đó họ được truyền động lực và cảm hứng. Do đó, họ sẵn sàng làm thêm giờ và dành nhiều thời gian hơn để học các kỹ năng mới để tạo ra kết quả.

Phong cách lãnh đạo Huấn luyện – The Coaching Leader

Phong cách Huấn luyện là phong cách lãnh đạo tập trung vào phát triển mỗi cá nhân của nhân viên. Người lãnh đạo sẽ giúp nhân viên kết nối mục tiêu riêng với mục tiêu chung của tổ chức. Từ đó giúp họ phát triển năng lực và đạt được thành công.

Phong cách lãnh đạo huấn luyện

Phong cách lãnh đạo huấn luyện

Lợi thế

  • Đội ngũ nhân viên có năng lực cao. Khi được người lãnh đạo hỗ trợ và hướng dẫn, nhân viên sẽ có cơ hội phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết để hoàn thành công việc hiệu quả.
  • Nhân viên có ý thức về mục tiêu. Người lãnh đạo sẽ giúp nhân viên hiểu rõ mục tiêu của tổ chức và vị trí của mình trong đó. Điều này giúp nhân viên có động lực làm việc và đạt được thành công.
See also  Phong cách lãnh đạo là gì? Các loại phong cách lãnh đạo

Thách thức

  • Nhân viên có thể cảm thấy gò bó. Nếu người lãnh đạo sa đà vào quản lý tiểu tiết, nhân viên có thể cảm thấy bị kiểm soát và mất đi sự tự chủ.
  • Kiến thức và kỹ năng của người lãnh đạo là yếu tố quan trọng. Người lãnh đạo cần có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt để có thể hỗ trợ và hướng dẫn nhân viên hiệu quả.

Khi nào thì nên sử dụng?

Nên sử dụng phong cách lãnh đạo Huấn luyện bất cứ khi nào bạn có thành viên trong nhóm cần giúp đỡ xây dựng các kỹ năng lâu dài. Hoặc bạn cảm thấy người đó đang có sự phát triển chậm so đồng nghiệp còn lại. 

Tuy nhiên, phong cách huấn luyện có thể không hiệu quả nếu nhân viên không nỗ lực hoặc phụ thuộc vào nhiều sự chỉ đạo và phản hồi. Trong những trường hợp này, bạn có thể cần xem xét các phong cách lãnh đạo khác. 

Cách để phát triển phong cách lãnh đạo Định hướng

Để phát triển phong cách huấn luyện, hãy học cách trở thành một người cố vấn không chính thức. Điều này có nghĩa là bạn nên dành thời gian để lắng nghe và hiểu nhân viên của mình. Khi bạn biết về điểm mạnh và điểm yếu cùng từng nhân viên. Bạn sẽ có thể xác định những kỹ năng và kiến thức nào mà bạn có thể hỗ trợ tốt nhất cho họ. 

Ví dụ áp dụng

Thảo là nhân viên mới trong nhóm của bạn. Cô ấy đang gặp khó khăn trong việc hòa nhập với vai trò mới của mình. Mặc dù cô ấy mới chỉ làm công ty được một tháng, nhưng bạn thấy cô ấy đang có sự không hài lòng. Vì công ty yêu cầu phải có mặt tại văn phòng. Tuy nhiên, Thảo lại quen với hình thức làm việc từ xa của công ty cũ cô ấy. Bạn cũng có cảm giác rằng cô ấy mong muốn một vị trí có nhiều trách nhiệm hơn. 

Bạn quyết định nói chuyện với Thảo và chỉ ra việc ở văn phòng có nhiều lợi thế hơn so với làm việc từ xa. Ví dụ: việc có mặt mỗi ngày giúp cô ấy gắn kết hơn với nhóm và kết nối với những đồng nghiệp. Từ đó xây dựng được mối quan hệ tốt có thể hỗ trợ cô ấy trong tương lai. Bạn cũng khuyến khích cô ấy sử dụng nguồn thông tin đào tạo nội bộ của công ty. Mà cô ấy có thể truy cập trong nghỉ trưa để học những kỹ năng cần thiết.

Để truyền cảm hứng và động viên Thảo, bạn giao cho cô ấy những dự án giúp nâng cao kỹ năng và nền tảng kiến ​​thức của cô ấy. Thay vì bị choáng ngợp, cô ấy bày tỏ sự phấn khích về cơ hội. Sau cuộc nói chuyện của bạn, Thảo lấy lời khuyên của bạn và bắt đầu tận dụng tối đa thời gian của cô ấy ở văn phòng. Cô ấy làm việc trong các dự án của mình về sự cống hiến, gây ấn tượng với cả bạn và sếp của bạn.

Phong cách lãnh đạo Kết nối – The Affiliative Leader

Đây là phong cách lãnh đạo tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ và sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. Phong cách này phù hợp khi tổ chức đang gặp phải những khó khăn, mâu thuẫn hoặc mất đoàn kết.

See also  Báo cáo "Xu hướng kỹ năng và học tập toàn cầu năm 2025" của Udemy

Nhà lãnh đạo theo phong cách kết nối là người tạo ra một môi trường làm việc hòa thuận, nơi mọi người cảm thấy được tôn trọng và thấu hiểu. Họ chú trọng xây dựng mối quan hệ cá nhân với các thành viên trong nhóm và tạo điều kiện cho họ hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.

phong cách lãnh đạo kết nối

Phong cách lãnh đạo kết nối

Lợi thế 

  • Tạo ra môi trường làm việc hài hòa và gắn kết. Khi các thành viên trong nhóm cảm thấy được gắn kết với nhau, họ sẽ có động lực làm việc và đạt được hiệu quả cao hơn.
  • Giải quyết mâu thuẫn và xung đột. Phong cách kết nối giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn và giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình.

Thách thức 

  • Hình ảnh người lãnh đạo có thể không rõ ràng. Nhà lãnh đạo theo phong cách kết nối có thể dành nhiều thời gian cho việc xây dựng mối quan hệ với các thành viên trong nhóm, dẫn đến việc hình ảnh của họ có thể không rõ ràng.
  • Mâu thuẫn trong nội bộ có thể ảnh hưởng đến kết quả làm việc. Nếu không được giải quyết kịp thời, mâu thuẫn trong nội bộ có thể ảnh hưởng đến kết quả làm việc của tổ chức.

Khi nào thì nên sử dụng?

Phong cách này được ứng dụng vào bất cứ khi nào có căng thẳng hoặc xung đột trong nhóm, khi niềm tin bị phá vỡ. Hoặc nếu nhóm cần được động viên để vượt qua khoảng thời gian căng thẳng.

Cách để phát triển phong cách lãnh đạo Kết nội

Những nhà lãnh đạo muốn phát triển phong cách này cần quan sát và chú ý đến cảm xúc không chỉ của bạn thân mà còn cả mọi người xung quanh. Vì vậy, hãy dành thời gian để họ cách giải quyết xung đột. Làm thế nào để luôn giữ được sự lạc quan và cân bằng trong cảm xúc là điều thiết yếu cho bất kì lãnh đạo nào muốn phát triển phong cách lãnh đạo kết nối. 

Ví dụ áp dụng

Thế Anh là người được bổ nhiệm vào vị trí trưởng phòng để thay thế cho người sếp cũ với phong cách lãnh đạo độc tài. Mặc dù người sếp đó có chuyên môn cao. Tuy nhiên đối với ngừoi sếp cũ việc đáp ứng mục tiêu của bộ phận là ưu tiên hàng đầu. Hơn nữa người sếp đó lại không quan tâm đến cảm xúc của mọi người xung quanh.  

Mặc dù hào hứng với vị trí mới, nhưng Thế Anh phải đối mặt với một phòng ban đã mất niềm tin vào lãnh đạo bởi những xung đột trước đây. Anh ấy quyết định tập trung vào việc xây dựng lại lòng tin và sự gắn kết của nhân viên trước khi bắt đầu các dự án mới. Anh ấy tổ chức hai buổi họp để nhân viên có thể chia sẻ cảm xúc của họ. Sau các buổi họp, nhân viên trong phòng trở nên cởi mở và sẵn sàng hợp tác hơn. Khi nhu cầu tình cảm của nhân viên được đáp ứng, nhóm đã sẵn sàng cho các dự án và mục tiêu mới.

Trong phần 1 của bài viết, chúng ta đã tìm hiểu xong 3 phong cách lãnh đạo cảm xúc cơ bản. Trong phần 2, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về. 3 phong cách lãnh đạo còn lại nhé.

Hãy đọc thêm phần 2 tại đây: 6 phong cách lãnh đạo cảm xúc: Cách áp dụng trong thực tế (phần 2)

——————————-

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những đơn vị tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn