Ví dụ về OKR – Cách xây dựng Mục tiêu và Kết quả then chốt

Google đã triển khai OKR như thế nào?
6 September, 2019
Mạng xã hội Lotus: Có thể làm được gì?
8 September, 2019
Show all
Ví dụ về OKR - Cách xây dựng Mục tiêu và Kết quả then chốt

Ví dụ về OKR - Cách xây dựng Mục tiêu và Kết quả then chốt

5/5 - (1 vote)

Last updated on 24 May, 2024

Áp dụng phương pháp OKR để quản trị hiệu quả mục tiêu trong doanh nghiệp đã được minh chứng bởi thành công của nhiều bộ máy quản lý các tập đoàn hàng đầu thế giới, như Google, Twitter, LinkedIn, Facebook, Microsoft, Uber,… 

Hãy cùng tìm hiểu ngay một vài ví dụ về OKR – Xu hướng quản trị mục tiêu mới nhất tại Việt Nam.

OKR là gì?

OKR (Objectives and Key Results) là một hệ thống quản trị mục tiêu. Trong đó, doanh nghiệp sử dụng OKR như một phương pháp để định lượng và tạo ra những kết quả then chốt (key results) cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu (objectives) trong một thời hạn nhất định.

Công thức của OKR

Các thành tố trong công thức OKR bao gồm:

Công thức OKR
  • Mục tiêu (Objective): là một tuyên bố định tính, được thiết kế để định hướng và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Mục tiêu trả lời cho câu hỏi: “Chúng ta muốn làm gì?”. Một mục tiêu tốt cần ngắn gọn, có tính khả thi, và đủ lớn để truyền cảm hứng cho tất cả mọi người.
  • Kết quả then chốt (Key result): là những “dấu mốc” mang tính định lượng, đo lường sự thành công của mục tiêu được đưa ra. Đơn giản hơn, kết quả then chốt sẽ trả lời câu hỏi: “ Chúng ta đang ở đâu trên hành trình tiến tới mục tiêu?”. Một mục tiêu chiến lược lớn nên được chia nhỏ thành từ 2 – 5 kết quả then chốt ngắn hạn.
See also  Hội thảo: Số hóa Quản trị Doanh nghiệp - Xu hướng và kinh nghiệm tốt

Ví dụ về OKR – Cách xây dựng Mục tiêu và Kết quả then chốt

(Sơ đồ OKR – Làm việc theo Mục tiêu và Kết quả then chốt)

Cùng tham khảo một vài ví dụ về OKR trong doanh nghiệp dưới đây: 

(i) Ví dụ về OKR trong lĩnh vực Sales

Mục tiêu (Objective) : Tổng doanh thu năm 2019 đạt 10,000,000 USD

Kết quả then chốt (Key result)

  1. Đạt mức doanh thu định kỳ hàng tháng 834,000 USD
  2. Giá trị đăng ký trung bình ít nhất $ 295 mỗi tháng
  3. Tỷ lệ phần trăm gia hạn hàng năm 75%
  4. Tỷ lệ biến động từ 3 – 5% hàng tháng.

(ii) Ví dụ về OKR trong lĩnh vực Marketing

Mục tiêu (Objective) : Thu hút 3,000 người dùng mới cho ứng dụng điện thoại mới ra mắt trong vòng 1 tháng.

Kết quả then chốt (Key result)

  1. Tỷ lệ tải xuống tăng 20%, đạt mức 100 lượt tải xuống mỗi ngày.
  2. Đạt mức rating 4.5+ tại app store
  3. Xuất hiện trên 4 tạp chí công nghệ ( Mashable, Techcrunch, PC world, Wired)

(iii) Câu chuyện thiết lập mục tiêu theo OKR tại Uber

Câu chuyện thiết lập mục tiêu theo OKR tại Uber

Uber là một công ty tiêu biểu trong việc áp dụng phương pháp OKR để quản trị mục tiêu chiến lược. Hãy cùng xem “bản đồ” lộ trình phát triển của họ năm 2016.

  • Mục tiêu I (Objective): Độ “phủ sóng” của các tài xế trên toàn hệ thống đạt ít nhất 20%
See also  Tầm quan trọng của hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc KPI tới doanh nghiệp

Kết quả then chốt (Key result):

  1. Tần suất xuất hiện của các tài xế ở mỗi khu vực đạt ít nhất 25%
  2. Tăng thời gian lái xe trung bình của tài xế lên 26h/ tuần, ở tất cả các khu vực hoạt động
  3. Số lượng tài xế tăng thêm 5,000,000 người lái trên toàn thế giới.
  • Mục tiêu II: Mức độ hài lòng của khách hàng đạt 70%

Kết quả then chốt:

  1. Giảm thời gian đón khách xuống dưới 10 phút.
  2. Tiến hành xếp hạng tài xế trên bảng 5 sao (Dựa trên đánh giá của khách hàng về thái độ và tỷ lệ hủy chuyến đi) và cung cấp thông tin này cho mọi người dùng.

Lợi ích khi sử dụng mô hình quản trị mục tiêu OKR

  • Dễ hoạch định và đo lường: Chỉ cần những kết quả then chốt (Key Result) có tính định lượng, OKR sẽ nhanh chóng đưa ra cái nhìn tổng quát về tiến trình làm việc trong toàn doanh nghiệp.
  • Tăng sự tập trung vào mục tiêu chiến lược: Những Key Results cụ thể đều hướng đến hiện thực hóa mục tiêu (Objectives) của doanh nghiệp trong một thời hạn nhất định.
  • Cung cấp công cụ đo lường hiệu quả: Key Result chính là các dấu mốc để đo lường và xác định vị trí của doanh nghiệp trong tiến trình phát triển.
  • Minh bạch thông tin: OKR phát triển một môi trường làm việc mở, khi tất cả thành viên từ CEO đến thực tập sinh đều có thể theo dõi mọi thông tin của doanh nghiệp.
  • Nâng cao hiệu suất công việc: Với những nhiệm vụ cụ thể được định sẵn, sẽ định hướng hiệu quả sự nỗ lực làm việc của đội ngũ nhân viên, qua đó nâng cao hiệu suất trong công việc..
See also  Giá trị thực tiễn của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp

Nguồn: Công ty Tư vấn Quản lý OCD

Tham khảo bài viết

Lịch sử hình thành OKR

Ứng dụng của OKR trong doanh nghiệp