Last updated on 5 September, 2021
“Làm việc tại nhà” đang là từ khóa trở thành xu hướng khi đại dịch COVID -19 trở nên đỉnh điểm. Hình này là cách thức làm việc an toàn nhưng vẫn đảm bảo được các cá nhân, đồng nghiệp kết nối được với nhau để không bỏ lỡ những công việc quan trọng. Dưới đây là top 7 ứng dụng, phần mềm để làm việc hiệu quả tại nhà.
Table of Contents
ToggleĐể họp trực tuyến, Skype là một ứng dụng phổ biến tại Việt Nam. Đây là một chương trình phần mềm miễn phí cho phép bạn thực hiện các cuộc gọi video và âm thanh ngang hàng hoặc theo nhóm. Với Skype, bạn có thể gửi tin nhắn tức thời, chia sẻ tập tin với bất kỳ ai mà bạn muốn trò chuyện, bất kể bạn ở đâu trên thế giới, miễn là thiết bị của bạn có kết nối internet.
Skype có ưu điểm miễn phí, hỗ trợ nhiều nền tảng, hình ảnh và âm thanh khá ổn định. Skype cũng cung cấp dịch vụ thuê bao trả phí cho phép người dùng thực hiện nhiều hơn các hoạt động như gửi tin nhắn SMS và thực hiện cuộc gọi âm thanh đến bất kỳ điện thoại nào, tại địa phương hoặc quốc tế. Nếu muốn gọi điện tới các số điện thoại di động, cố định hoặc tối ưu cho làm việc nhóm, người dùng sẽ phải mua gói thuê bao hoặc sử dụng Skype for Business.
Zoom Meeting là một ứng dụng mạnh mẽ và nổi tiếng cho hội thảo, hội họp, đào tạo trực tuyến, học trực tuyến với đầy đủ các tính năng từ chia sẻ nội dung màn hình trên máy tính, Chat trực tuyến, Video Call trực tuyến, chia sẻ tài liệu,…
Ứng dụng miễn phí này cho phép cuộc gọi tới 100 người. Ngoài ra, Zoom cũng cung cấp các lựa chọn trả phí với nhiều tính năng hơn. Nếu như có nhóm làm việc trên 10 người, cần họp thường xuyên và nhiều tính năng hỗ trợ họp thì Zoom là một lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, một điểm trừ của Zoom Meeting qua trải nghiệm người dùng là đôi khi họ phải mất thời gian để tìm cách truy cập.
Zalo không còn xa lạ và trở thành một công cụ trao đổi, liên lạc phổ biến, không chỉ tại mùa dịch COVID-19 hiện nay. Zalo được ra mắt vào năm 2012. Nó miễn phí và có nhiều tính năng ưu Việt được nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn là công cụ trao đổi thông tin nội bộ và giao tiếp khách hàng.
Zalo mới đây cũng ra mắt tính năng gọi video nhóm, cho phép người dùng trò chuyện có hình. Tuy nhiên, hạn chế của ứng dụng này là nhóm có từ 5 người trở xuống trên máy tính. Do đó, Zalo không phải là lựa chọn tối ưu với số lượng người trong nhóm đông.
Google Hangouts Meet là một phần của nền tảng văn phòng năng suất G-Suite và nhằm mục đích cung cấp dịch vụ hội nghị trực tuyến hạng nhất của Google.
Ưu điểm của Google Hangouts trước tiên là trải nghiệm ứng dụng web, có nghĩa là không có phần mềm để tải xuống. Thứ hai, nó cũng cung cấp một số quay số chuyên dụng, điều này có nghĩa là không chỉ nhân viên đang di chuyển có thể tham gia mà còn đảm bảo chất lượng đường dây được duy trì và không có tình trạng gián đoạn. Google Hangouts có thể phục vụ cho một số lượng lớn người dùng cùng một lúc. Tuy nhiên, sản phẩm này chưa được biết đến nhiều và chưa có nhiều công cụ hay đội ngũ hỗ trợ tích hợp sản phẩm này với doanh nghiệp.
Phần mềm quản lý giao việc digiiTask do công ty Giải pháp Công nghệ OOC phát triển, ra đời như một giải pháp toàn diện cho mọi nhà quản lý doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Ngoài tính năng quản lý giao việc cá nhân còn có thêm tính năng phân quyền tương ứng với quan hệ cấp trên/cấp dưới trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Nhà quản lý sẽ còn nhận thấy dễ dàng và đánh giá công việc qua hệ thống báo cáo của phần mềm quản lý giao việc.
Trong dịch COVID-19, phần mềm digiiTask là một giải để đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên, phòng tránh những rủi ro như chậm tiến độ, công việc không đạt yêu cầu,…
Khi nói đến phần mềm quản lý giao việc, Trello chắc chắn là một trong những dịch vụ phổ biến và được biết đến rộng rãi nhất trên thị trường. Trello là một công cụ để phối hợp công việc hiệu quả giúp cho mọi người trong team chỉ cần nhìn qua là biết được có những đầu việc nào, ai đang làm gì, và làm đến giai đoạn nào rồi.
Bạn có thể sử dụng phần mềm này để quản lý công việc cá nhân hoặc chia sẻ với đồng nghiệp. Trello có sẵn trên cả máy tính để bàn và thiết bị di động, ứng dụng cho phép bạn quản lý các nhiệm vụ chuyên nghiệp. Ứng dụng có thể dùng miễn phí. Bản trả phí với nhiều tính năng hơn có giá từ 5 USD/tháng.
Làm việc tại nhà sẽ có rất nhiều hoạt động hay âm thanh khiến bạn xao nhãng. Bên cạnh việc chuẩn bị không gian và tinh thần làm việc tốt, các ứng dụng giúp tập trung như tiếng ồn trắng, tiếng nước chảy… sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Relax Melodies (iOS, Android) hay WhiteNoise+ (iOS) là những ứng dụng có nhiều lựa chọn âm thanh miễn phí, phù hợp với người dùng.
Team Marketing
Nguồn: OOC tổng hợp
Đọc thêm: Làm việc tại nhà – xu hướng làm việc của tương lai
Top 12 phần mềm nghiên cứu thị trường tốt nhất năm 2020
You must be logged in to post a comment.