Last updated on 5 September, 2021
Apple là một trong những công ty công nghệ dẫn đầu hiện nay với “ trái táo cắn dở” luôn làm nóng dư luận mỗi lần công bố sản phẩm mới, được thể hiện qua doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng trong nhiều năm. Bên cạnh sự thành công này, không thể không nhắc tới cái tên Tim Cook – anh hùng thầm lặng, người được coi là bậc thầy chuỗi cung ứng của Apple.
Table of Contents
ToggleNgay từ lúc gia nhập Apple, Tim Cook nhận ra rằng chuỗi cung ứng của Apple đã trở nên quá phức tạp để quản lý, do đó nhiệm vụ đầu tiên mà ông cần làm ở đây chính là kéo Apple ra khỏi công đoạn sản xuất.
Tim Cook ngay lập tức lên kế hoạch và đóng cửa hàng loạt nhà máy và kho hàng trên khắp thế giới, đồng thời mở rộng các mối quan hệ với nhiều nhà thầu bên thứ ba. Cắt giảm số lượng nhà cung cấp cho Apple từ 100 xuống chỉ còn 24, buộc những nhà cung ứng còn lại phải cung cấp sản phẩm với mức giá tốt nhất cho Apple nếu muốn tiếp tục tồn tại, đồng thời Tim Cook còn thuyết phục những nhà cung cấp này xây dựng nhà kho càng gần xưởng lắp ráp iPhone càng tốt.
Bên cạnh đó,Tim Cook đóng cửa 10 trong tổng số 19 nhà kho hiện có của Apple và liên tục cắt giảm thời gian tồn kho của hàng hóa, rút ngắn thời gian sản xuất 1 máy tính Apple từ 4 tháng xuống chỉ còn 2 tháng.
1.Thuê ngoài hiệu quả
Cách làm việc của Tim Cook đó là các khâu làm việc thuộc về sáng tạo đổi mới tốn nhiều trí lực nhất và mang lại giá trị cao nhất như hoạt động nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm vẫn được tiến hành tại Hoa Kỳ còn những khâu còn lại như hoạt động sản xuất, vận chuyển, lưu kho sẽ được thuê ngoài. Dễ hiểu nhất chính là có thể tìm thấy dòng chữ “designed by Apple in California” (thiết kế bởi Apple tại California) ở mặt sau của những chiếc iPhone.
Tim Cook cũng rất nổi tiếng trong cách duy trì mối quan hệ với những nhà cung cấp. Các kỹ sư dưới thời Tim Cook phải dành hàng tháng trời đi công tác để theo dõi sâu sát các nhà cung cấp và nhà máy sản xuất, các kỹ sư này chịu trách nhiệm điều chỉnh quy trình hoạt động để các đối tác luôn sẵn sàng hoạt động hiệu quả một khi đi vào sản xuất hàng loạt.
Đây chỉ là một trong những hoạt động thuê ngoài của Apple , minh chứng cho khả năng linh động trong thuê ngoài giúp Apple tập trung vào năng lực cốt lõi của mình nhất để để liên tục tung ra những sản phẩm mới thuyết phục người tiêu dùng. Apple là một công ty sản xuất không thực sự sở hữu dây chuyền sản xuất nào.
Tim Cook – thuê ngoài hiệu quả2.Quản lý tồn kho hiệu quả
Và đương nhiên yếu tố khiến chuỗi cung ứng của Apple trở nên hoàn hảo không thể thiếu chính sách quản lý tồn kho hiệu quả của Tim Cook. Tim Cook đã thành công vang dội khi xử lý được khủng hoảng tồn kho của Apple khi ấy, cắt giảm phần lớn chi phí và cho phép tất cả sản phẩm Apple luôn được đổi mới, cập nhật những linh kiện mới nhất.
3.Khả năng quản lý của Tim Cook
Tim Cook luôn đề cao những lợi ích của chuỗi cung ứng trong sự phát triển của một doanh nghiệp, cũng như việc sử dụng chuỗi cung ứng như các vũ khí chiến lược trong kinh doanh. Martin, một nhân viên logistics dưới trướng Tim Cook, ông luôn có một câu cửa miệng để nhấn mạnh tầm quan trọng của chuỗi cung ứng là “Không ai muốn mua sữa tươi đã bị chua.”
Yếu tố con người luôn được đề cao trong bất kì thành công của tổ chức nào, ngay cả Apple.
Khả năng quản lý của Tim Cook– Giảm thiểu rủi ro sản xuất, đảm bảo doanh thu không bị mất vào tay đối thủ.
– Linh hoạt gia tăng sản lượng bằng cách “chia” nhỏ ra cho nhiều đối tác.
– Khuyến khích cả nhà cung cấp lớn và nhỏ liên tục cạnh tranh với nhau.
– Ký các hợp đồng “độc quyền” nhằm hạn chế đối thủ có thể mở rộng khả năng sản xuất.
Tim Cook không chỉ là một người kế nghiệm, đằng sau “cái bóng Steve Jobs” mà dư luận luôn đặt ra, Tim Cook chính là một anh hùng thầm lặng của Apple, người đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng chuỗi cung ứng được cả thế giới công nhận như hiện nay.
Nguồn: logistics4vn.com
Đọc thêm: Hiện tượng Iphone 11 ra mắt – ai cũng cần phải thay đổi
Cụm camera sau của iPhone 11 Pro – Có phải một chiến lược thương hiệu?