Last updated on 7 May, 2020
Phần mềm CRM là gì? Có nên tích hợp phần mềm CRM với hệ thống quản lý giao dịch lõi không? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những cái nhìn tổng quan nhất.
Table of Contents
Toggle“Quản lý Quan hệ Khách hàng – CRM là một chiến lược được các doanh nghiệp sử dụng để quản lý sự tương tác với khách hàng và khách hàng tiềm năng. CRM giúp doanh nghiệp mượt hóa quy trình, xây dựng quan hệ khách hàng, tăng doanh thu, cải thiện dịch vụ khách hàng và tăng lợi nhuận.”
Tại sao CRM lại quan trọng:
Đọc thêm: CRM là gì? Phần mềm CRM là gì? Tại sao nên triển khai CRM?
Hệ thống quản lý giao dịch lõi là hệ thống quản lý các hoạt động chính hoặc cụm hoạt động được thực hiện một cách mẫu mực, đảm bảo doanh nghiệp tiếp tục có khả năng cạnh tranh trong thị trường, đảm bảo sự ổn định và tăng giá trị cho đầu ra.
Hệ thống quản lý giao dịch lõi rất quan trọng,bao gồm các hoạt động chính trong quá trình tạo ra và cung cấp sản phẩm – dịch vụ cho khách hàng. Các quy trình hoạt động kinh doanh được xác định rõ ràng giúp các tổ chức thích ứng với mọi thay đổi thị trường một cách suôn sẻ, đồng thời cung cấp thông tin có giá trị.
Phần mềm gắn kết với hệ thống quản lý giao dịch lõi là phần mềm không thể thiếu liên quan tới hoạt động chính của doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm riêng của loại hình doanh nghiệp đó. Chẳng hạn như: ngân hàng cần core banking, các nhà sản xuất và phân phối không thể không có DMS, phần mềm quản lý xuất nhập khẩu dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, phần mềm quản lý nhà hàng của hàng ăn, nhà hàng.
Tích hợp CRM hệ thống quản lý giao dịch lõi là kết nối liền mạch giữa phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) với các phần mềm liên quan tới hệ thống quản lý giao dịch lõi Việc tích hợp này đồng nghĩa với việc tự động mở rộng thêm nhiều chức năng trong phần mềm CRM, giúp loại bỏ việc phải chuyển đổi qua lại rắc rối giữa các hệ thống.
Đối với những doanh nghiệp phân phối, khách hàng của họ là những nhà bán buôn, bán lẻ thay vì người tiêu dùng nên đương nhiên một hệ thống CRM thông thường không còn phát huy thế mạnh. Lúc này, phần mềm liên kết giữa CRM và hệ thống phân phối được gọi là DMS. DMS (hay phần mềm DMS) là phần mềm quản lý doanh nghiệp hỗ trợ cho các nhà sản xuất và phân phối hiện nay. Công cụ này giúp quản lý đồng bộ 100% dữ liệu xuyên suốt chuỗi cung ứng, từ nhà sản xuất đến mỗi nhà phân phối và điểm bán lẻ. Nhờ vào DMS, doanh nghiệp luôn nắm bắt thông tin thị trường tức thời để ra quyết định kinh doanh phù hợp, cũng như quản lý kênh phân phối dễ dàng, chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao.
DMS đảm bảo rằng doanh nghiệp phân phối đang quản lý thông tin giao dịch và vận chuyển (tiền, tín dụng, số lượng bán, mua lặp lại, kho hàng, hình thức thanh toán, quá trình vận chuyển,…) thay vì “phản ứng khách hàng” như CRM.
Marketing Automation (Tiếp thị tự động hóa) là việc sử dụng phần mềm để tự động hóa các quy trình tiếp thị như phân khúc khách hàng, tích hợp dữ liệu khách hàng và quản lý các chiến dịch. Chức năng chính của Marketing tự động là tạo ra khách hàng tiềm năng từ các chiến dịch tiếp thị. Khách hàng tiềm năng có thể là một cá nhân hoặc doanh nghiệp khi họ thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ.
Việc ứng dụng Marketing Automation làm cho các quá trình Marketing vốn thực hiện rời rạc trở nên ăn khớp với nhau hơn. Từ những thông tin và phản hồi CRM thu thập từ nhiều kênh bán hàng khác nhau, Marketing Automation thực hiện các hoạt động Marketing như chạy quảng cáo, tin nhắn, … tới các nhóm đối tượng có chung hành vi, lịch sử tương tác với công ty, xu hướng mua hàng…Nhờ vậy, khách hàng nhận được chăm sóc từ công ty có tính customize cao hơn và hài lòng hơn. Sự tích hợp này sẽ hỗ trợ quá trình chăm sóc để biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành
Tổng đài IP Call Center là trung tâm tiếp nhận hoặc gọi ra một lượng lớn các cuộc gọi điện thoại. Call Center được xây dựng trên nền tảng IP, sử dụng công nghệ Voice Over IP
Tích hợp CRM với hệ thống tổng đài ảo IP Call Center cho phép truy cập dữ liệu người gọi một cách tự động dựa vào thông tin số chủ gọi (CallerID) của người gọi từ cơ sở dữ liệu CRM. Khi tổng đài IP Call Center nhận cuộc gọi vào, nó sẽ thông báo cho phần mềm CRM tự động popup thông tin chi tiết về người gọi trên màn hình của nhân viên chăm sóc khách hàng. Nếu người gọi vào chưa có thông tin cập nhật trong cơ sở dữ liệu khách hàng của CRM, khi đó cửa sổ popup sẽ bật lên cho phép nhân viên ngay lập tức cập nhật thông tin chi tiết của người gọi vào cơ sở dữ liệu CRM.
Ví dụ: IP Call Center tích hợp CRM được áp dụng tại các trung tâm viễn thông, tổng đài chăm sóc khách hàng,…
Vậy, tích hợp CRM với hệ thống quản lý giao dịch lõi là cần thiết, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp đặc thù. Phần mềm CRM sẽ là công cụ hỗ trợ tuyệt vời giúp doanh nghiệp phát huy tác dụng của hệ thống quản lý giao dịch lõi trong việc quản lý và phát triển mối quan hệ với khách hàng.
Bạn muốn tìm hiểu về phần mềm CRM của OOC với đầy đủ các tính năng trên?
Liên hệ ngay để nhận tư vấn – Hotline: 0963 63 60 66
Team Marketing
Nguồn: Công ty Giải pháp Công Nghệ OOC
Đọc thêm:
CRM là gì? Xây dựng và triển khai CRM từ A đến Z trong doanh nghiệp