Last updated on 23 October, 2024
Các chuyên gia trong giới kinh doanh đều đồng ý rằng chuyển đổi số sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Thói quen mua của khách hàng đã thay đổi đáng kể từ khi các thiết bị kỹ thuật số và di động thay ra đời. Do đó, các doanh nghiệp phải thay đổi cách phát triển, bán và phân phối các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để phù hợp với những thói quen mới của khách hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới đều đang nỗ lực va đặt vấn đề chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, kết quả ban đầu cho thấy phần lớn các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình chuyển đổi số. Altimeter, một chi nhánh của tư vấn Prophet với chuyên môn giúp các công ty đổi mới và chuyển đổi số, gần đây đã phát hành “Báo cáo Chuyển đổi số năm 2017” (2017 report on the State of Digital Transformation). Báo cáo tóm tắt những nghiên cứu mới về các khó khăn, thách thức trong quá trình chuyển đổi số tại nhiều doanh nghiệp như sự phát triển công nghệ và con người.
Table of Contents
ToggleTheo báo cáo của Altimeter, một trong những thách thức hàng đầu đối với các công ty trên hành trình chuyển số là đáp ứng được kỳ vọng của cả khách hàng và nhân viên của họ. Chuyển đổi số đã và đang tác động rất lớn đến đời sống con người. Mọi người mong đợi rằng số hóa sẽ mang đến những lợi ích đến cuộc sống công việc và thói quen mua hàng của họ. Ngày nay, người tiêu dùng đều đang ứng dụng các thiết bị kỹ thuật số vào các hoạt động hàng ngày như mua sắm, giải trí, thể dục và giao tiếp. Số hóa cũng làm cho những vấn đề như giao tiếp và chia sẻ thông tin dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Nếu các công ty không nắm bắt kịp thời những kỳ vọng của nhân viên và đáp ứng được mong muốn của khách hàng, họ sẽ nhanh chóng tụt lại phía sau đối thủ cạnh tranh. Hiểu biết thôi là chưa đủ, các doanh nghiệp còn cần tốc độ trong quá trình số hóa, đó chính là khả năng điều chỉnh, đổi mới chính bản thân doanh nghiệp để phù hợp với mong muốn của khách hàng và sự liên tục phát triển của nguồn nhân lực.
Báo cáo của Altimeter Consultancy cũng phát hiện ra rằng chưa đến một nửa số công ty được khảo sát đã nhận thức được tầm quan quan trọng và thực sự đầu tư vào việc tìm hiểu hành vi của khách hàng và nhân viên để cải tiến và trở nên sáng tạo hơn trong việc đáp ứng những kỳ vọng của khách hàng và nhân viên. Đó là sự khác biệt giữa các công ty đã thành công trong việc chuyển đổi số và những công ty còn gặp nhiều khó khăn.
Thách thức thứ hai của chuyển đổi số mà nhiều doanh nghiệp găp phải đó chính là quản lý sự thay đổi (change management). Nghiên cứu của Altimeter chỉ ra rằng văn hóa công ty và “rào cản con người” là hai trong số những thách thức hàng đầu mà các công ty phải đối mặt trong hành trình chuyển đổi số. Không chỉ là nhân viên (đặc biệt là những người đã có công ty lâu dài) thường miễn cưỡng thay đổi thói quen của họ, nhưng chính trị của công ty, sợ hãi và hoài nghi, và thậm chí phá hoại, có thể cản trở nỗ lực chuyển đổi số. Doanh nghiệp cần sự tham gia tích cực của tất cả nhân viên doanh nghiệp để hoàn thành quá trình chuyển đổi số trong tương lai, do đó doanh nghiệp cần ý thức được tầm quan trọng của quản lý sự thay đổi.
Từ khi cụm từ “chuyển đổi số” ra đời đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng và nhất quán cho thuật ngữ này. Số hóa với mỗi công ty ở từng quy mô, ngành nghề lại khác nhau nên gây ra sự mơ hồ trong cách định nghĩa chuyển đổi số. Chuyển đổi số tác động lớn đến các kết quả đầu ra của công ty như: thị trường của doanh nghiệp, mô hình kinh doanh, đề xuất giá trị (“value proposition” là lời hứa, cam kết về lợi ích (giá trị) mà một sản phẩm, một thương hiệu sẽ cung cấp đến khách hàng và mô hình kinh doanh đều phát huy tác dụng của chuyển đổi kỹ thuật số cho một công ty cụ thể). Do đó, rất khó để định nghĩa chuyển đổi số ngoài các thuật ngữ mơ hồ như “tạo ra dòng doanh thu mới” và “ đáp ứng kỳ vọng của khách hàng.” Kết quả là nhiều công ty không hiểu rõ cách thức chuyển đổi số sẽ diễn ra tại các tổ chức, doanh nghiệp.
Hơn nữa, nhiều công ty đang chật vật để tìm ra đường lối lãnh đạo cụ thể trong quá trình doanh nghiệp chuyển đổi số. Nghiên cứu của Altimeter cho thấy chỉ có 40% lãnh đạo điều hành của các công ty được khảo sát thực sự nỗ lực trong quá trình doanh nghiệp chuyển đổi số. Trong số đó, dẫn đầu là Giám đốc nghiên cứu thị trường CIO (Chief Information Officer), chiếm 28% tổng số công ty.
Để doanh nghiệp có thể biến đổi số thành công, cần sự nỗ lực từ nhiều bộ phận khác nhau. Việc thêm một bộ phận kỹ thuật số vào cấu trúc tổ chức của một công ty có thể hoạt động như một băng cứu trợ tạm thời, nhưng về lâu dài sẽ thiếu tính cập nhật liên tục mà quá trình chuyển đổi số đòi hỏi.
Tin tốt cho các chuyên gia tư vấn là những thách thức của chuyển đổi số thể hiện một cơ hội kinh doanh rất lớn cho các nhà tư vấn. Nhiều công ty tư vấn hiện đã phát triển các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số. Những thách thức cụ thể mà các doanh nghiệp phải đối mặt đã được xác định, các nhà tư vấn sẽ phải phát triển các dịch vụ tập trung xung quanh những thách thức này. Với dự đoán giải quyết từng trở ngại cụ thể, chuyên gia tư vấn có thể xác định chính xác mức độ khách hàng của họ bị ảnh hưởng. Bằng cách số hóa, thu thập và quản lý dữ liệu, các chuyên gia tư vấn có thể tiếp tục chạy dữ liệu trên các khách hàng của họ, thu thập dữ liệu nhất quán cho thấy sự tăng trưởng hoặc sụt giảm. Bằng cách giúp khách hàng giải quyết các vấn đề cụ thể trong việc phát triển kỳ vọng và mong muốn của khách hàng / nhân viên, quản lý sự thay đổi và thiếu sự hiểu biết và đường lối lãnh đạo, các nhà tư vấn sẽ đảm bảo rằng khách hàng của họ đang trên đường chuyển đổi số thành công.
Lược dịch bởi Công ty CP Giải pháp Công nghệ OOC.