Nhìn lại sự cố chuyển đổi số của PNJ

Top 5 phần mềm quản lý công việc
Top 5 phần mềm quản lý công việc năm 2019
9 September, 2019
Trò chơi nhập vai - Phương pháp đào tạo kinh doanh cho nhà quản lý
Trò chơi nhập vai – Phương pháp đào tạo kinh doanh cho nhà quản lý
10 September, 2019
Show all
Chuyển đổi số của PNJ

Nhìn lại sự cố chuyển đổi số của PNJ

5/5 - (3 votes)

Last updated on 16 October, 2024

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ đang thay đổi diện mạo của kinh doanh toàn cầu, việc chuyển đổi số không chỉ là một cơ hội mà còn là một thách thức lớn mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Trong tất cả những cái nhìn đậm nét về sự đổi mới và tiềm năng phát triển, chúng ta không thể không nhắc đến hành trình chuyển đổi số của Tập đoàn Trang sức Phú Nhuận (PNJ) – một trong những tên tuổi lớn trong ngành trang sức Việt Nam.

Bài viết này sẽ đưa bạn đến những khám phá thực tế từ sự cố chuyển đổi số của PNJ, mở ra những bài học quý giá và chiến lược thông minh mà mọi doanh nghiệp có thể học hỏi. Hãy cùng nhau nhìn lại peripeteia, học hỏi từ những thách thức, và khám phá những chiến lược mà PNJ đã áp dụng để vươn lên trong thế giới số hóa ngày nay.

Toàn cảnh “sự cố ERP” của PNJ

PNJ khởi động dự án hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp ERP – cấu phần quan trọng nhất của chuyển đổi số từ 5/4/2018. Sau một năm nghiên cứu và hoàn thiện, hệ thống ERP mới được đưa vào vận hành từ cuối tháng 3/2019. Sau đó các sự cố trong quá trình chuyển giao giữa 2 hệ thống cũ và mới đã dẫn đến tình trạng nhân viên nghỉ việc đột biến và thiếu hàng để bán ở các cửa hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của Quý 2 năm 2019.

Đầu tiên, PNJ đã gặp những câu chuyện rủi ro, phải lùi lại trong giai đoạn 2013 – 2014 khi tái cấu trúc. Năm 2019, PNJ tiếp tục triết lý “tái cấu trúc trên đỉnh”, đưa vào triển khai ERP (Enterprise Resource Planning), cụ thể là chương trình SAP – hệ thống quản trị được gắn liền với 3 tháng khủng hoảng của PNJ và tất thảy các công ty chứng khoán đều gọi là “sự cố ERP” sau này.

See also  Xu hướng nhân sự năm 2024: Phân tích tương lai của quản lý nhân sự

“Khi Deloitte tư vấn cho chúng tôi SAP – một hệ thống chuyển đổi lớn, dự án này có mức đầu tư chừng 8 triệu USD. Chúng tôi đưa vào thực thi. Chúng tôi chuẩn bị rất kỹ, đào tạo hết 6.000 người sử dụng, mà vẫn vướng mắc”, “nữ tướng” PNJ kể lại.

Chính thức triển khai SAP từ cuối tháng 3/2019. Tháng 4, nhà máy chỉ hoạt động được 50% công suất dẫn đến tình trạng thiếu hàng. Trong ba tháng 4, 5, 6, giá cổ phiếu PNJ nhiều ngày nằm dưới ngưỡng 75.000 đồng/cổ phiếu. Tính trong Quý 2/2019, doanh thu thuần của PNJ đạt gần 3.000 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng trong quý này, doanh số bán sỉ của công ty giảm 23%.

Tình hình hoạt động PNJ theo quý (2017 – 2019)

Tình hình hoạt động PNJ theo quý (2017 – 2019)

“PNJ tự hào tỷ lệ nghỉ việc của chúng tôi có 2 – 3%/năm. Riêng trong 3 tháng vừa rồi, số lượng nhân viên xin nghỉ việc tăng đột biến, lý do là “xài hệ thống mới khó quá”, bà Dung kể lại.

Giá cổ phiếu tụt, doanh số giảm, nhân sự xin nghỉ. Bài toán đặt ra cho dàn lãnh đạo thời điểm này là có quay trở lại cách thức vận hành trước kia hay không?

Tư duy người làm chủ

“Chấp nhận. Tôi nói với anh Thông (ông Lê Trí Thông – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm CEO PNJ – PV) “Đây là cuộc sàng lọc. Nếu ai muốn xin nghỉ vì cho rằng “xài hệ thống mới khó quá” thì công ty cũng sẽ giải quyết cho nghỉ. Những người còn lại kiên định đi theo sự thay đổi này thì mới thắng được””, bà Dung kiên quyết.

“Doanh số chúng tôi giảm trong các tháng 4 – 5, chúng tôi chấp nhận mất 100 tỷ đồng trong năm nay. Chẳng thà mất 100 tỷ để tiến thêm nhiều trăm tỷ trong năm tới. Tôi hiểu rất khó nhưng phải kiên định, và phải cho toàn bộ cán bộ nhân viên thấy rõ mục tiêu phía trước”.

See also  Tại sao đã có KPI mà vẫn cần BI?

Ghi nhận sau cuộc gặp gỡ nhà đầu tư diễn ra hôm 22/7, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dẫn lời ban lãnh đạo PNJ cho biết hoạt động công ty đang trên đà phục hồi hoàn toàn trong tháng 8/2019, sau sự cố bất ngờ vừa triển khai hệ thống ERP mới vào cuối tháng 3/2019.

“Các bạn bữa nay quen với hệ thống này rồi, họ thích lắm. Tất cả mọi thứ đều làm trên điện thoại. Bữa nay chưa trơn tru đâu, chúng tôi sẽ mất gần 1 năm nữa. SAP là hệ thống rất chuẩn. Chúng tôi từ một đơn vị sản xuất trang sức buôn bán thủ công, nay thêm một hệ thống công nghệ chính xác rất vất vả. Chúng tôi chấp nhận trong năm nay có khả năng không hoàn thành kế hoạch kinh doanh”.

“Chỉ tiêu công bố không hoàn thành, chúng tôi chấp nhận có thể không có tiền thưởng, nhưng phải đi tới. Bữa nay, khi các công ty đầu tư thấy đường đi của tôi, thấy sự kiên định của tôi, người ta tin vào tương lai”, bà Dung kể.

Giá cổ phiếu của PNJ cũng có dấu hiệu hồi phục từ nửa cuối tháng 7. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/8, PNJ có giá 83.800 đồng/cổ phiếu.

Chuyển đổi số: Thay đổi hay là chết

Năm 2011, bà Dung đọc một cuốn sách rất tâm đắc – “Thay đổi hay là chết”, sau đó đưa cho các lãnh đạo công ty thảo luận. Đến năm 2012, PNJ thuê một công ty nước ngoài về thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp.

“Lúc đó, chúng tôi đang đứng trên đỉnh. PNJ luôn luôn tái cấu trúc trên đỉnh. Nhân viên chỉ thấy rằng “công ty đang tốt lại bắt mình tái cấu trúc, bắt mình thay đổi”. Lúc ấy, tôi phải làm cho đội ngũ lãnh đạo, bao gồm chính bản thân tôi và đội ngũ cao cấp nhất trong công ty hiểu được nếu anh không thay đổi, anh phải đứng ra ngoài cuộc chơi”, bà Dung kể.

Năm 2013, PNJ triển khai tái cấu trúc. Đến 2015, nội bộ PNJ ai không thay đổi được mời “đứng qua một bên chơi”. Và PNJ đã có sự thay đổi ngoạn mục từ năm 2015, với tốc độ tăng trưởng mấy chục phần trăm. “Đến tôi cũng không ngờ đến mức lợi nhuận đó”, bà Dung nói.

See also  Các bước lựa chọn khóa đào tạo kỹ năng quản lý tốt nhất cho DN

Năm 2018, doanh thu thuần của PNJ đạt gần 14.700 tỷ đồng, bằng 190% so với doanh thu năm 2015; lợi nhuận sau thuế đạt gần 960 tỷ đồng, đạt 630% so với năm 2015.

“Đến năm 2018 vừa rồi, trước khi tiếp cận với các thuật ngữ về công nghiệp 4.0, digital, tôi nghĩ nếu PNJ không thay đổi PNJ cũng sẽ phải dừng cuộc chơi”.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang phát triển không bền vững, vì chúng ta ngại ngùng chuyện tái cấu trúc. Nhiều người sợ rằng chuyển đổi sẽ mất đi cái bền vững, sẽ đột phá thế nào… Tư tưởng người sáng lập sẽ quyết định văn hoá và con đường phát triển của doanh nghiệp. Cho nên, muốn tái cấu trúc công ty đầu tiên phải tái cấu trúc tư duy người chủ. 

Nguồn: Cafebiz

Tham khảo thêm tại: 

ERP – phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp

Hệ thống ERP – 10 điều cần biết

——————————-

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những đơn vị tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.

Ngoài ra, OCD còn cung cấp dịch vụ Tư vấn Chuyển đổi số nhằm giúp doanh nghiệp xử lý vấn đề thiết kế và triển khai cụ thể của hệ thống.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và bắt đầu hành trình chuyển đổi số của bạn! 🚀

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn