Một chủ doanh nghiệp hay một người quản lý cần có nhiều phương án dự phòng cho những tình huống xấu nhất. Một trong những điều hay xảy ra trong doanh nghiệp mà những người quản lý cần phải lường trước là vấn đề nhân viên nghỉ việc đồng loạt. Nếu một ngày, hàng loạt các nhân viên ở các vị trí quan trọng trong công ty đồng loạt xin nghỉ; ngoài ra, họ còn có thể sử dụng điều đó để tạo ra yêu sách đòi hỏi người quản lý doanh nghiệp; người quản lý cần phải làm gì?
Table of Contents
ToggleCó một số nguyên nhân phổ biến khiến các nhân viên xin thôi việc do: thiếu cơ hội thăng tiến, nghỉ việc do bất hòa với người quản lý, hay nghỉ việc do bị đối thủ dụ dỗ, lôi kéo, hoặc đơn giản là nghỉ việc do mùa vụ. Là người quản lý, bạn luôn đặt ra cho mình các phương án giả định cho các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Một số lượng lớn nhân viên quyết định nghỉ việc cùng một lúc vì nhiều lý do như không hòa hợp với người quản lý mới, bất đồng về lương bổng với công đoàn, hoặc nghe thấy tin tức về những khó khăn tài chính tiềm ẩn trong ngành. Có đôi khi, bất bình do cách quản lý của công ty hay chính người quản lý trực tiếp lại quá cứng nhắc trong việc thực hiện – điều này cũng không quá khó giải quyết. Trường hợp xấu nhất, nhân viên của bạn nghỉ việc vì bị đối thủ cạnh tranh dụ dỗ.
Nhân viên nghỉ việc đồng loạt luôn có ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp. Để thay thế, trong thời gian ngắn chắc chắn bạn không thể tuyển dụng lại được đủ người có kinh nghiệm và trình độ tương đương. Những người quản lý thông minh cần bình tĩnh đối thoại với nhân viên và tìm ra hướng giải quyết
Nếu nguyên nhân là do bất bình với người lãnh đạo, bạn cần tìm hiểu rõ ngọn nguồn của những sự bất bình đó, lý lẽ nào là sai lần để tìm ra cách xử lý vấn đề. Đôi khi những vấn đề rất đơn giản gây ra những thiệt hại rất to lớn như hiểu nhầm giữa cấp trên và cấp dưới và ngược lại. Trong trường hợp nhân viên bị đối thủ cạnh tranh dụ dỗ, bạn cần kéo dài thời gian điều đình để công việc vẫn diễn ra suôn sẻ. Trong lúc đó, hãy âm thầm tuyển dụng lớp nhân viên mới kế cận.
Các bước bạn phải làm cũng không khó. Cần chuẩn bị lên kế hoạch giảm ảnh hưởng của việc nghỉ việc đó tới công ty – Bước thực hiện này cần tuyệt đối bí mật.
Ngoài ra, bạn cần kiểm soát những thông tin về công việc người đó xử lý một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như: như yêu cầu toàn bộ nhân viên kinh doanh nộp lại danh sách khách hàng thường xuyên làm việc – như một biện pháp thống kê hoạt động kinh doanh để tăng lương.
Cuối cùng, ngoài khái niệm phỏng vấn khi tuyển dụng, còn có thêm khái niệm “phỏng vấn thôi việc” – đây là công việc cho phép lãnh đạo và ban nhân sự có một bức tranh tổng thể về lý do thôi việc để có các chính sách hợp lý. Đây là một trong những cách tốt nhất để thu nhập những ý kiến phản hồi, nhận xét, tư vấn trung thực cao và chân thật nhất của nhân viên về môi trường làm việc, chính sách quản lý hay lương thưởng… Rất khó để có một giải pháp để xóa bỏ hoàn toàn vấn đề xin nghỉ và nhảy việc của nhân viên nhưng trên phương diện là một nhà quản lý, bạn cần đối mặt và đưa ra những quyết định tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
Tham khảo thêm :