Last updated on 30 August, 2024
Trong thế giới kinh doanh ngày nay, việc hiểu rõ hành vi của người tiêu dùng là yếu tố then chốt để đạt được sự thành công. Một trong những công cụ mạnh mẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng chính là phương pháp nghiên cứu quan sát. Vậy nghiên cứu quan sát là gì? Làm thế nào để áp dụng nó một cách hiệu quả trong nghiên cứu thị trường? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Table of Contents
ToggleNghiên cứu quan sát là phương pháp nghiên cứu trong đó cán bộ điều tra trực tiếp quan sát các đối tượng được điều tra trong điều kiện thực tế và người bị quan sát thường không biết rõ điều này.
Sức mạnh của phương pháp này là ở chỗ các hoạt động được xem xét trong lúc chúng đang diễn ra. Quan sát sẽ không chủ định dựa vào con người để miêu tả một cách chính xác những hoạt động trong quá khứ hay ý định trong tương lai của họ như trong các hoạt động phỏng vấn. Phương pháp quan sát cho phép khắc phục được tình trạng chưa chính xác của dữ liệu thu được trong phỏng vấn, đặc biệt là trong trường hợp phải mô tả những hoạt động không phải là hiện tại. Quan sát là một phương pháp rất tốt trong việc nghiên cứu thăm dò.
Quan sát có thể chia làm: Quan sát trong môi trường bình thường và có điều kiện, quan sát mở và nguỵ trang, quan sát bằng máy và bằng người, quán sát có tổ chức và không có tổ chức…
Môi trường bình thường là môi trường mà người nghiên cứu không phải sắp đặt gì mà tự nó có, nói chung, tốt nhất là nên quan sát hoạt động trong những điều kiện bình thường. Ví dụ như việc quan sát việc lấy và sử dụng xe đẩy, giỏ đựng hàng của người mua đồ trong các siêu thị.
Còn môi trường có điều kiện là môi trường có sự sắp đặt nhất định của người quan sát. Biện pháp này được sử dụng vì trong thực tế có nhiều hoạt động mà chúng ta khó hoặc không thể tiếp cận được với chúng khi để chúng tự diễn ra, ví dụ như việc quan sát mở nắp hộp của người tiêu dùng.
Quan sát mở là việc quan sát trong đó người được quan sát biết mình đang bị quan sát còn việc quan sát có nguỵ trang thì người bị quan sát không biết mình đang bị quan sát. Loại quan sát này trong một số trường hợp không có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bình thường của đối tượng quan sát. Tuy nhiên có nhiều trường hợp, đối tượng quan sát sẽ thay đổi hoạt động nếu mà họ biết là đang được quan sát. Ví dụ, người bán hàng có thể sẽ thay đổi cách ứng xử với khách hàng nếu biết rằng công việc của họ đang bị quan sát. Vì vậy, trong trường hợp đó phải có biện pháp quan sát nguỵ trang như: Sử dụng “tình báo mua”, sử dụng camera giấu kín,…
Trong việc quan sát bằng máy người ta có thể sử dụng rất nhiều phương tiện khác nhau, phục thuộc vào đối tượng được quan sát. Ví dụ như dùng máy đo độ co giãn đồng tử của mắt khi muốn theo dõi sự quan tâm của một số ai đó tới một quảng cáo; dùng máy nghiên cứu phân tích những hình ảnh trong óc để đo sự nhận biết và khả năng đọng lại của các mẫu quảng cáo… Việc quan sát bằng máy có ưu điểm là có thể cung cấp độ chính xác cao hơn so với quan sát bằng người.
Trong quan sát bằng người thì người đi quan sát có thể được thuê hoặc chính bản thân người nghiên cứu sẽ là người quan sát. Có nhiều công việc mà phải nhờ tới sự quan sát của người thì mới thực hiện được. Ví dụ như máy đếm phương tiện giao thông có thể đếm xác định được có bao nhiêu ô tô đã chạy qua một địa điểm nhưng không biết được số lượng người trong mỗi ô tô.
Vì thế trên thực tế người ta thường sử dụng kết hợp cả hai loại khi tiến hành nghiên cứu quan sát.
Khi tiến hành quan sát có tổ chức thì người quan sát được biết trước là cần quan sát những gì và quan sát như thế nào? biện pháp quan sát này rất cần thiết cho việc kiểm tra một giả thuyết hoặc giúp ích cho một cuộc nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả.
Khi quan sát không có tổ chức thì người quan sát được quyền tự do trong công việc ghi chép lại những gì đã diễn ra.
Họ có thể quan sát tất cả mọi hành vi trong hoàn cảnh của cuộc quan sát mà không phải bắt buộc tuân theo một danh mục giới hạnh nào đó có trước. Họ có thể chỉ theo dõi tình huống và ghi lại những gì mà họ cảm thấy thú vị hoặc có liên quan mà thôi. Biện pháp quan sát này sẽ rất có ích trong việc nghiên cứu để khám phá bản chất của một sự việc.
Việc áp dụng nghiên cứu quan sát có hiệu quả trong một số trường hợp sau:
Một cuộc quan sát có thể được cụ thể hoá bằng việc trả lời cho các câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? ở đâu và bằng cách nào? để quan sát được một sự vật, hiện tượng hay một người.
– Câu hỏi: Ai?
Người quan sát phải biết được đặc điểm nhất định để có thể xác định được đối tượng quan sát.
– Câu hỏi: Cái gì?
Đó là những yếu tố cơ bản thuộc đối tượng quan sát mà người quan sát phải để tâm tới và ghi chép lại. – Câu hỏi: Khi nào?
Đó là yếu tố thời gian mà người quan sát được biết để thực hiện công việc quan sát.
– Câu hỏi: ở đâu? Đó là địa điểm mà người quan sát cần phải có mặt để tiến hành công việc của mình.
– Câu hỏi: Bằng cách nào? Người quan sát phải được hướng dẫn hành động để quan sát đối tượng. Đó là các vấn đề như có thể để đối tượng biết được sự hiện diện của người quan sát không? Ghi chép lại những điều quan sát được bằng phương tiện gì?
Một điều rất quan trọng trong tiến trình thực hiện nghiên cứu quan sát là sự nhạy bén của người quan sát và sự chính xác, đầy đủ trong việc ghi nhận các kết quả quan sát. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc thu thập dữ liệu.
You must be logged in to post a comment.