Last updated on 24 May, 2024
Nghề nhân sự là làm gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều ứng viên quan tâm, bởi lẽ nghề nhân sự luôn thu hút với nhiều ứng viên khi đi xin việc. Nhân sự được đánh giá là một trong những bộ phận không thể thiếu đối với bất cứ công ty nào. Đây là bộ phận quản lý quá trình tuyển dụng, bồi dưỡng nguồn nhân lực của công ty. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn chính xác thì nghề nhân sự là làm gì và công việc này có điều gì đặc biệt.
Table of Contents
ToggleCàng tìm hiểu sâu về nhân sự thì càng thấy rằng nhân sự có nhiều định nghĩa. Có người thì coi nhân sự giống như chất vữa gắn kết các viên gạch với nhau để tạo ra 1 khối vững chắc. Bên cạnh đó lại có những quan điểm khác nói rằng: bộ phận nhân sự phải giống như một đơn vị cung cấp các dịch vụ nội bộ. Nhân viên và các bộ phận khác như một khách hàng và phòng nhân sự sẽ bán hàng cho họ.
Nếu tiếp cận dưới góc độ bản thân người lao động thì nhân sự là công việc xoay quanh “vòng đời” của một nhân viên trong tổ chức. Bên cạnh đó, nếu tiếp cận dưới góc độ doanh nghiệp, nhân sự là bộ phận có nhiệm vụ đảm bảo nguồn lực con người để tổ chức triển khai các hoạt động sản xuất – kinh doanh và có trách nhiệm duy trì mối quan hệ lao động hài hòa – tốt đẹp trong doanh nghiệp, tạo đà cho sự phát triển vững mạnh.
Để trả lời cho câu hỏi nghề nhân sự là làm gì, chúng ta cùng xem xét các công việc của một nhân viên nhân sự thường ngày.
Câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi nghề nhân sự là làm gì đó chính là công tác tuyển dụng. Một công ty mới được thành lập, một chi nhánh được mở thêm, quy mô doanh nghiệp đến lúc bành trướng, kế hoạch đào tạo nhân lực kế thừa hàng năm, một dự án mới đang chờ người thực hiện hay đơn giản hơn là một nhân viên xin thôi việc. Vậy là công tác tuyển dụng bắt đầu được thực hiện.
Từ việc tiếp nhận đề xuất, lên kế hoạch tuyển dụng đột xuất/hàng năm cho đến việc đăng tin tuyển mộ, sàng lọc hồ sơ, “setup” và tiến hành phỏng vấn, kết thúc là gửi thư mời/ký kết hợp đồng thử việc chính là công cuộc “khai sinh” cho một người lao động trong tổ chức – Đây là một trong những nhiệm vụ của phòng nhân sự.
Đào tạo hội nhập hay đào tạo định hướng tân binh là việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần thực hiện khi đón tiếp nhân viên mới, nhằm phổ biến nội quy lao động, tuyên truyền cho họ về mục tiêu – kế hoạch phát triển, văn hóa của doanh nghiệp để giúp cho người lao động sớm hòa nhập tại môi trường mới.
Đào tạo phát triển chuyên môn – tay nghề (định kỳ hàng tháng – hàng quý – hàng năm tùy thuộc vào loại hình/lĩnh vực hoạt động và nhu cầu của doanh nghiệp) nhằm mục đích củng cố, nâng cao kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu công việc, phát hiện nhân tố nòng cốt để xây dựng nguồn kế cận và tạo cơ hội cho “sự chuyển mình” của người lao động trong tổ chức.
Với dân nhân sự thì thuật ngữ C&B không có gì là xa lạ. C&B là từ viết tắt của Compensation and Benefit – Cụm từ chỉ người/bộ phận phụ trách mảng tiền lương và phúc lợi cho người lao động trong công ty.
Đây là công việc đòi hỏi phải nắm chắc và thường xuyên cập nhật các văn bản pháp lý liên quan đến luật, chế độ chính sách…để có thể kịp thời trả lời những thắc mắc của người lao động cũng như tư vấn cho người sử dụng lao động, song song với việc xây dựng và điều chỉnh các nội dung liên quan đến chính sách phúc lợi phù hợp với pháp luật lao động hiện hành.
Công tác đánh giá – xếp loại nhân viên/bộ phận dựa trên ý thức – tinh thần làm việc và KPIs cho từng nhóm đối tượng được thực hiện định kỳ, phục vụ cho mục đích khen thưởng – kỷ luật là một phần không thể thiếu của phòng nhân sự.
Kỷ luật lao động và xem xét trách nhiệm vật chất: bộ phận nhân sự đóng vai trò tham vấn và đại diện người sử dụng lao động ra quyết định cuối cùng.
Trả lời cho câu hỏi nghề nhân sự là làm gì không phải dễ dàng, bởi lẽ nó là một nghề không có giới hạn bởi đối tượng làm việc là con người, một phạm trù luôn luôn phải nghiên cứu, tìm hiểu cả đời, nên nó sẽ không bao giờ nhàm chán, sự học là yêu cầu bắt buộc để tồn tại và phát triển
Nếu nghề khác chỉ cần tinh thông về mặt nghiệp vụ là ok rồi, đi đâu cũng có đất dụng võ, cứ thế mà làm, còn nghề nhân sự không những cần giỏi về nghề mà còn phải hiểu biết các lĩnh vực khác nhưng chính trị, pháp luật, kinh doanh, xã hội….
Nghề nhân sự giỏi nhưng cũng chưa chắc đã thành công vì nó đòi hỏi con người ta phải biết làm việc với người khác trong những môi trường và hoàn cảnh khác nhau, ví dụ như một ông Trưởng phòng nhân sự quản lý con người trong lĩnh vực trình độ cao thì rất giỏi nhưng có thể khi quản lý con người trong một môi trường sản xuất đối tượng chính là công nhân thì không khéo lại bị đánh vỡ mặt
Nghề nhân sự luôn luôn phải cân, sao cho hài hoà giữa quyền lợi, nghĩa vụ của công ty và quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, nếu thiên về một bên nào đó quá thì cũng bất lợi.
Ai cũng nói con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, nhưng cái người làm nghề xây dựng và phát triển con người có được trọng dụng hay không thì nó còn đòi hỏi sự nỗ lực hàng ngày hàng ngày.
Nghề nhân sự có thể vinh quang nhất nhưng cũng có thể bị hắt hủi đầu tiên nếu công ty làm ăn khó khăn. Là người quản lý nhân sự cho cả doanh nghiệp thì tất nhiên trách nhiệm quản lý của bạn phải đặt lên hàng đầu.
Nghề nhân sự luôn luôn phải vượt qua chính mình, không được thể hiện cái tôi của mình mà phải thể hiện cho nhiều người, cho tập thể người lao động, cho Ban Lãnh đạo công ty. Nghề Nhân sự đòi hỏi ở bạn tính chuẩn mực, đàng hoàng, đĩnh đạc.
Nguồn: Công ty Tư vấn Quản lý OCD
Tham khảo thêm tại: