Nền kinh tế số Việt Nam thay đổi thế nào trước làn sóng cách mạng 4.0?

digiiTeamW - Phần mềm All In One
Phần mềm Quản lý công việc – Các công cụ quản lý công việc hiệu quả (Phần 2)
10 January, 2019
Phần mềm Thông tin nhân sự digiiHRI
Phần mềm Thông tin nhân sự HRIS là gì?
11 January, 2019
Show all
Kinh tế số

Kinh tế số

Rate this post

Last updated on 23 October, 2024

Nền kinh tế số Việt Nam ước tính có quy mô 9 tỷ USD trong năm 2018 và dự kiến sẽ chạm ngưỡng 33 tỷ USD vào năm 2025, vươn lên vị trí thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á.

Báo cáo e-Conomy SEA 2018 do Google và Temasek đã công bố mới đây đã nhằm phác họa lại bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế số tại khu vực Đông Nam Á, với trọng tâm là 4 lĩnh vực: thương mại điện tử, gọi xe, truyền thông – quảng cáo và du lịch trực tuyến.

Bốn quốc gia dẫn đầu về số lượng người dùng Internet hiện là: Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Mặc dù không nằm trong top 4 này, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường tiềm năng với nền kinh tế số đang bùng nổ.

Xét về quy mô, thị trường Việt Nam ước tính giá trị 9 tỷ USD gồm cả 4 lĩnh vực trong năm 2018. Dự kiến, tới năm 2025, nền kinh tế số của Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 33 tỷ USD, tăng trưởng 33%/năm, vươn lên vị trí thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á.

Cụ thể, trong lĩnh vực thương mại điện tử, quy mô thị trường Việt Nam hiện đạt 2,8 tỷ USD. Theo Google và Temasek, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam nhanh thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia.

Sân chơi thương mại điện tử tại Việt Nam trong nhiều năm qua đã chứng kiến không ít những cuộc cạnh tranh giữa: Lazada, Shopee, Tiki, Adayroi, Sendo… Cùng với đó là những vòng gọi vốn khủng, đốt tiền và liên tục thu hút người tiêu dùng.

See also  6 phương pháp nghiên cứu thị trường cơ bản

Tại Việt Nam, thị trường gọi xe có tốc độ tăng trưởng trung bình lên tới 41%

Trong lĩnh vực gọi xe, báo cáo đánh giá, quy mô của thị trường này tại Việt Nam đã lên tới 500 triệu USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 41%. Tới năm 2025, dự báo sân chơi này sẽ đạt ngưỡng 2 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 29%/năm.

Điều này giải thích tại sao, chỉ trong một thời gian ngắn, liên tục các ông lớn quốc tế lẫn trong nước như Grab, Go-Viet, FastGo hay Foody, Lozi… tham gia vào thị trường này.

Đó là chưa kể cuộc chiến giữa “cái cũ” và “cái mới”, khi Grab – một công ty công nghệ với mô hình kinh tế số chia sẻ bị kiện bởi một hãng taxi truyền thống là VinaSun. Sau đó không lâu, CEO Grab Việt Nam viết tâm thư sau khi bị toà phán quyết: “Bản án đi ngược định hướng cách mạng công nghệ 4.0″, cắt đi đôi cánh của các công ty công nghệ.

Cũng trong lĩnh vực gọi xe nói chung, thị trường giao nhận đồ ăn đang bị xâu xé bởi các gương mặt quen thuộc, ngoài Now, GrabFood cũng nhảy vào nếm thử, những cái tên cũ hơn nhưng lại kém phát triển bắt buộc phải nhường thị phần như Go-Food, Loship, hay biến mất hẳn là Lala.

Có thể thấy, việc các công ty công nghệ ngày càng đa dạng, len lỏi vào mọi mặt trong cuộc sống đã trở thành một nền văn minh mới, quen thuộc với người tiêu dùng. Chấm dứt kỷ nguyên của vận tải truyền thống, mua hàng tận nơi, thay vào đó là thói quen đặt hàng online, đặt xe công nghệ.

See also  Hợp tác phát triển phần mềm CRM giữa OCD và Công ty CP Công nghệ Hồng Hải

Thị trường du lịch trực tuyến ước tính lên tới 3,5 tỷ USD tại Việt Nam

Ngoài ra, không thể không nhắc tới ngành bất động sản, nếu như đã có xe công nghệ thì tất yếu phải có nhà ở công nghệ. Tại Việt Nam thị trường đầu tư cho thuê bất động sản như homestay/villa/biệt thự đang rất sôi động.

Báo cáo Google và Temasek coi đây là ngành du lịch trực tuyến nói chung – cũng chính là lĩnh vực tiềm năng nhất tại Việt Nam, nơi quy tụ những ông lớn hàng đầu trong hoạt động đặt phòng, thuê khách sạn, homestay, hay đặt vé máy bay, tour du lịch, nghỉ dưỡng.

Với sự tham gia của loạt tên tuổi như: Booking, Agoda, VnTrip, Traveloka, Luxstay,… thị trường này được Google và Temasek ước tính lên tới 3,5 tỷ USD tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng 15% mỗi năm.

Để tăng tính bền vững, các OTA (đại lý du lịch trực tuyến) đã đứng ra làm cầu nối giúp các chủ nhà cho thuê nhà, phát triển, đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Gần đây nhất, startup cho thuê homestay là Luxstay tiếp tục nhận 3 triệu USD từ các quỹ CyberAgent Ventures, Y1 Ventures…

Startup này đã chứng minh được sự tiềm năng của thị trường. Bằng chứng là trong năm 2018 Luxstay huy động thành công 2,5 triệu USD tại vòng đầu tư Pre-Serie A từ CyberAgent Ventures (Nhật Bản), Genesia Ventures (Nhật Bản), ESP Ventures (Singapore), Founders Capital (Singapore) và Nextrans (Hàn Quốc).

See also  Giới thiệu về khung năng lực

Tháng 9/2018 Luxstay trở thành đối tác chiến lược tại Việt Nam của Rakuten Travel, thuô Rakuten – một trong những tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản với vốn hoá thị trường lên tới 16 tỷ USD.

Tính đến thời điểm hiện tại, Luxstay đã xây dựng được mạng lưới với gần 10.000 chỗ ở trên khắp cả nước, là nền tảng cho thuê nhà ngắn hạn đáp ứng nhu cầu tốt nhất dành cho thị trường Việt Nam. Phía Luxstay cho biết sẽ tiếp tục mở rộng thị phần kinh doanh, ra mắt các dịch vụ, sản phẩm mới. Cùng với đó, công ty cũng đã có kế hoạch cho việc huy động những vòng gọi vốn lớn tiếp theo trong năm 2019.

Nguồn: theleader.vn

Công ty Giải pháp Công nghệ OOC