Last updated on 3 July, 2024
Các nhà kinh tế học chia môi trường của một tổ chức thành hai loại: Môi trường vĩ mô còn gọi là môi trường tổng quát và môi trường vi mô còn gọi là môi trường đặc thù. Hai môi trường này đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài viết này, bạn đọc cùng tìm hiểu trước môi trường vĩ mô là gì? và có những yếu tố nào thuộc môi trường vĩ mô.
Table of Contents
ToggleMôi trường vĩ mô (hay còn gọi là môi trường tổng quát) là tổng hợp các yếu tố và lực lượng từ bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Những yếu tố này không thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp, nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến chiến lược và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường vĩ mô có ba đặc điểm sau:
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân đầu người) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước; Hoặc mức tăng phần trăm (%) hay tuyệt đối hàng năm, hay bình quân trong một giai đoạn. Sự tăng trưởng kinh tế chỉ có ý nghĩa khi nó đem lại sự phát triển kinh tế.
Phát triển kinh tế là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế – xã hội. Phát triển kinh tế là một khái niệm chung nhất về một sự chuyển biến nền kinh tế từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn. Do đó không có tiêu chuẩn chung về sự phát triển, để chỉ trình độ phát triển cao, thấp khác nhau giữa các nền kinh tế trong mỗi thời kỳ các nhà kinh tế học phân quá trình này thành các nấc thang: kém phát triển, đang phát triển và phát triển.
Các đại lượng cơ bản đo lường sự tăng trưởng kinh tế hiện nay bao gồm: chỉ tiêu GDP, GNP, NNP, NDI, GDP/người hoặc GNP/người.
Chính sách kinh tế thể hiện quan điểm, định hướng phát triển cuả Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách điều hành và quản lý nền kinh tế. Các chính sách kinh tế tạo ra một môi trường kinh doanh và tác động lên tất cả các tổ chức theo hai khuynh hướng sau:
Các công cụ thường được Nhà nước sử dụng để khuyến khích hay chế tài là các luật thuế, lãi suất, chính sách giá cả, chính sách tiền lương, tỷ giá hối đoái…
Chu kỳ kinh tế được hiểu đó là sự thăng trầm về khả năng tạo ra của cải của nền kinh tế trong những giai đoạn nhất định.
Các nhà kinh tế chia chu kỳ kinh tế thành bốn giai đoạn sau đây:
Như vậy, có thể thấy chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của tất cả các doanh nghiệp và các quyết định của các nhà quản trị.
Ngày nay, thế giới đang diễn ra một khuynh hướng ngày càng mạnh mẽ đó là xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế. Như vậy, các doanh nghiệp trong mỗi quốc gia muốn tồn tại và thành công tất yếu phải không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm… nhằm đương đầu với quá trình cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Thể chế chính trị giữ vai trò định hướng và chi phối toàn bộ hoạt động của xã hội, trong đó có hoạt động kinh doanh. Nó được thể hiện qua các yếu tố như tính ổn định của hệ thống chính quyền, hệ thống luật pháp của Nhà nước, đường lối và chủ trương của Đảng, …Trong thực tế nhiều cuộc chiến tranh thương mại đã từng nổ ra giữa các quốc gia nhằm giành ưu thế trong cạnh tranh kinh tế và ngày nay các cuộc chiến tranh về sắc tộc, tôn giáo… suy cho cùng cũng vì mục đích kinh tế. Qua đó có thể thấy rằng giữa các lĩnh vực chính trị, chính phủ và kinh tế có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Sự tác động của chính trị và chính phủ đối với kinh tế thể hiện ở một số phương diện sau:
Vai trò của chính phủ đối với kinh tế thể hiện qua các đặc trưng sau:
Cơ chế bảo hộ sản xuất trong nước thông qua các biện pháp như thuế quan, hạn ngạch, trợ giá hàng trong nước… nhằm giúp các tổ chức trong nước tránh hoặc giảm bớt sự cạnh tranh và những bất lợi từ bên ngoài.
Đảm bảo một sự ổn định chính trị nhằm tạo ra lòng tin và hấp dẫn cho các tổ chức kinh doanh trong nước lẫn ngoài nước. Muốn vậy mỗi quốc gia cần phải thực hiện các vấn đề sau:
Giữa các tổ chức và môi trường xã hội có những mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, các tổ chức đều hoạt động trong một môi trường xã hội. Xã hội cung cấp cho các tổ chức những nguồn lực đầu vào. Ngược lại sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp tạo ra sẽ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng nói riêng và của xã hội nói chung. Các yếu tố thuộc môi trường xã hội tác động lên các hoạt động và kết quả của tổ chức bao gồm:
Ta thấy các tiêu chuẩn về dân số và thu nhập như độ tuổi, giới tính, mật độ, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, …đây là các tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp làm căn cứ để phân khúc thị trường, hoạch định kế hoạch định vị nhà máy, sản xuất, phân phối sản phẩm…Chẳng hạn những vùng có nhiều người lớn tuổi thì sẽ có nhu cầu cao đối với các dịch vụ y tế – bảo vệ sức khỏe, còn những vùng có nhiều trẻ em thì sẽ có nhu cầu cao đối với các dịch vụ giáo dục, sản phẩm quần áo-đồ chơi ….Hoặc những vùng mà thu nhập và đời sống người dân được nâng cao thì sức mua của người dân tăng lên rất nhanh, điều này tạo ra những cơ hội thuận lợi cho các nhà sản xuất.
Ngày nay yếu tố kỹ thuật và công nghệ là yếu tố năng động nhất trong các yếu tố môi trường kinh doanh. Yếu tố này luôn biến đổi và tác động rất lớn đến các doanh nghiệp. Sự biến đổi này được thể hiện:
Chu kỳ biến đổi công nghệ ngày càng rút ngắn buộc các doanh nghiệp phải tận dụng tối đa công nghệ nhằm thu hồi vốn đầu tư, đồng thời thay đổi công nghệ liên tục để đứng vững trong cạnh tranh.
Vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn hơn, do công nghệ biến đổi liên tục và chu kỳ biến đổi công nghệ ngày càng ngắn nên ngày càng có nhiều sản phẩm mới và chu kỳ sống của nó cũng ngắn hơn, chính điều này buộc các doanh nghiệp phải có chiến lược về sản phẩm một cách hợp lý và thực tế ngày nay ta thấy đa số các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa dạng hoá sản phẩm hơn là kinh doanh chỉ một hoặc một vài sản phẩm nào đó.
Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp mới đã tạo nên những công cụ và hệ thống hoạt động tiên tiến như máy tính, robot, tự động hoá…từ đó tạo được những mặt tích cực như giảm chi phí, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả cho doanh nghiệp, nhưng cũng để lại những mặt trái của nó mà các tổ chức và xã hội phải đương đầu giải quyết như nạn thất nghiệp gia tăng, chính sách đào tạo lại nguồn nhân lực ra sao..
Chính sách của Nhà nước về nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ, bảo vệ bằng phát minh sáng chế…cũng cần được chú trọng.
You must be logged in to post a comment.