Mô hình SAVE trong marketing là gì? Phân biệt với mô hình 4P

Kỹ năng quản lý thời gian
Quản lý thời gian là gì? Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả
10 November, 2024
Lưu trữ và chia sẻ file đám mây
Dịch vụ lưu trữ đám mây và lợi ích với doanh nghiệp
12 November, 2024
5/5 - (1 vote)

Last updated on 4 December, 2024

Các doanh nghiệp đã sử dụng mô hình marketing mix 4P trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, khi cách mua hàng của người tiêu dùng ngày nay đã thay đổi rất nhiều, đây là lúc một cách tiếp cận mới hơn xuất hiện. Đó chính là mô hình SAVE – một công cụ chiến lược giúp hiện đại hóa hoạt động marketing của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, OCD sẽ cùng bạn tìm hiểu khái niệm mô hình SAVE, các yếu tố trong mô hình và ví dụ đi kèm cụ thể.

Mô hình SAVE là gì?

SAVE là viết tắt của Giải pháp (Solution), Tiếp cận (Access), Giá trị (Value), và Giáo dục (Education). Không giống với mô hình 4P trong marketing, mô hình SAVE thúc đẩy một cách tiếp cận hỗn hợp và phù hợp hơn với thị trường hiện đại. Nó giúp doanh nghiệp thích nghi tốt hơn với nhu cầu của người tiêu dùng, tạo điều kiện cho những cân nhắc phù hợp với thời đại hiện nay, và được xây dựng xoay quanh việc đặt khách hàng làm trung tâm. Đây là một cách tiếp cận khá tương đồng với tư duy thiết kế (Design thinking).

các thành tố trong mô hình save

Các thành tố trong mô hình SAVE

Khung chiến lược này mở ra tiềm năng chuyển đổi người tiêu dùng thành khách hàng lâu dài và trung thành với thương hiệu, thông qua việc cung cấp giá trị có mục tiêu và nội dung phù hợp để chia sẻ, tương thích với hành vi của khách hàng mục tiêu. Mô hình SAVE đánh dấu một sự chuyển dịch quan trọng trong cách thức kinh doanh ngày nay khi thừa nhận rằng người tiêu dùng ngày càng trở nên thông thái hơn, ít trung thành với thương hiệu, và doanh nghiệp cần nhiều giải pháp sáng tạo hơn trong chiến lược marketing.

Phân tích từng yếu tố trong mô hình SAVE

Mô hình SAVE đã đưa việc truyền thông, kết nối với khách hàng lên một tầm cao mới. Sản phẩm không phải lúc nào cũng “tự bán mình” được mà đôi khi chính nội dung tạo nên giá trị và dẫn đến quyết định mua hàng ban đầu của khách hàng. Mô hình marketing hỗn hợp mới này có khả năng thay đổi cách nhìn nhận và nêu bật đặc tính của sản phẩm cũng như quảng cáo.

Solution (Giải pháp)

Khách hàng không chọn sản phẩm chỉ vì nó tồn tại, mà họ chọn vì có lý do nào đó. Dù cụ thể hay không, sản phẩm mà họ chọn phải tương đương với một giải pháp nào đó. Nếu sản phẩm không giúp tạo ra kết quả thực sự cho người tiêu dùng, họ sẽ không có lý do để mua nó.

Tập trung vào giải pháp tổng thể mà sản phẩm mang lại thay vì chỉ quan tâm đến bản thân “sản phẩm” có thể mang lại giá trị lớn. Ý tưởng chủ đạo trong mô hình SAVE cho người mua thấy rằng, thương hiệu tập trung vào việc cung cấp giải pháp cho vấn đề của họ hơn là chỉ chăm chăm nói về những đặc tính mà họ cho là tốt của sản phẩm (nhưng chưa chắc đã phù hợp với nhu cầu khách hàng).

Access (Tiếp cận)

Theo thời gian, khái niệm về “địa điểm/kênh phân phối” (Place) đã trở nên lỗi thời bởi sự xuất hiện của công nghệ. Nếu một công ty kinh doanh trên môi trường online, thì “Place” lúc này không còn quan trọng nữa. Ngày nay, người tiêu dùng muốn cách tiếp cận đơn giản nhất để có được thứ họ cần. Vì thế, sản phẩm, thông điệp truyền thông, hình ảnh của thương hiệu cần việc trở nên dễ tiếp cận hơn có thể đáp ứng mong muốn đó.

See also  Marketing Mix 7P là gì? Phân tích Case Study từ các công ty lớn

Bằng cách nhấn mạnh vào từ khóa “tiếp cận” hay vì “địa điểm”, doanh nghiệp có thể tiếp cận một lượng khách hàng rộng lớn hơn. Cung cấp dịch vụ khách hàng số dách và tăng cường khả năng tiếp cận dễ dàng sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho khách hàng. Từ “tiếp cận” thúc đẩy doanh nghiệp khiến khách hàng yên tâm rằng mình sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc hoặc mối quan tâm của họ.

Value (Giá trị)

Khách hàng luôn xem xét đến yếu tố giá cả. Nhưng nếu sản phẩm có giá trị lớn hơn giá bán; khi đó, chi phí không còn là vấn đề quan trọng. Hãy tập trung vào việc tạo ra sản phẩm có giá trị cao thay vì cố gắng trở thành sản phẩm có giá thấp nhất trên thị trường.

Hàng rẻ thường không giữ chân khách. Vì sao ư? Bởi khách hàng biết rằng sản phẩm giá rẻ thường không đem lại nhiều lợi ích. Ai cũng có thể tìm thấy những sản phẩm tương tự với giá thấp hơn. Nhưng đừng nhầm lẫn, hàng rẻ chưa chắc đã bền hay tốt như hàng có giá trị. Khi sản phẩm thực sự chất lượng, doanh nghiệp hoàn toàn có quyền định giá cao hơn.

Education (Giáo dục)

Khi quảng bá một thương hiệu hoặc sản phẩm, nhiều người thường quên mất việc tạo dựng một mối liên kết với người tiêu dùng. Bằng cách tập trung vào “giáo dục” (Education) thay vì “quảng bá” (Promotion) các tổ chức sẽ có cơ hội xây dựng một mối quan hệ lâu dài.

Đầu tư vào “giáo dục” khách hàng là một khoản đầu tư lâu dài. Khi khách hàng hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ của bạn, họ sẽ trở thành những đại sứ thương hiệu trung thành. Họ không chỉ mua hàng mà còn giới thiệu sản phẩm cho bạn bè và người thân. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí marketing và xây dựng một cộng đồng khách hàng vững mạnh.

Ví dụ về mô hình SAVE của Vinfast

VinFast, hãng xe Việt Nam, đã áp dụng mô hình SAVE (Solution, Access, Value, Education) để nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ trong ngành công nghiệp ô tô. Dưới đây là cách VinFast vận dụng từng yếu tố trong mô hình SAVE để đáp ứng nhu cầu khách hàng:

mô hình save của vinfast

Mô hình SAVE của Vinfast

Solution (Giải pháp)

  • Ứng dụng vào sản phẩm: Thay vì chỉ bán xe với những tính năng kỹ thuật, VinFast tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu di chuyển và phong cách sống của khách hàng Việt Nam. Họ nghiên cứu và phát triển các dòng xe điện phù hợp với hạ tầng giao thông và thói quen người tiêu dùng trong nước, đồng thời mở rộng sản phẩm ra các thị trường quốc tế với những điều chỉnh hợp lý.
  • Dịch vụ hậu mãi: VinFast cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng tại các đại lý và hệ thống trung tâm dịch vụ rộng khắp. Chính sách bảo hành lên đến 10 năm là một giải pháp giúp khách hàng an tâm sử dụng sản phẩm dài hạn.

Access (Tiếp cận)

  • Phát triển hệ thống phân phối: Thay vì chỉ tập trung vào các showroom truyền thống, VinFast đã xây dựng một mạng lưới phân phối trực tuyến và vật lý đa dạng, bao gồm các showroom, trung tâm dịch vụ, và các sự kiện lái thử xe, giúp khách hàng dễ dàng trải nghiệm sản phẩm.
  • Tiếp cận qua nền tảng trực tuyến: VinFast đã đầu tư vào các kênh online và cung cấp dịch vụ đặt hàng trực tuyến, đặc biệt trong thời điểm dịch COVID-19 để khách hàng dễ dàng tiếp cận và lựa chọn sản phẩm mà không cần đến tận nơi.

Value (Giá trị)

  • Tạo giá trị lâu dài cho khách hàng: VinFast không chỉ bán sản phẩm mà còn mang đến giá trị thông qua các dịch vụ bảo hành và chăm sóc khách hàng toàn diện. Mức giá của xe VinFast có thể không phải thấp nhất, nhưng chất lượng và dịch vụ đi kèm đảm bảo rằng khách hàng nhận được sản phẩm có giá trị cao.
  • Giảm chi phí vận hành: Với dòng xe điện, VinFast hướng đến giải pháp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, điều này giúp giảm chi phí vận hành cho người dùng trong dài hạn. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ như trạm sạc miễn phí trong thời gian đầu cũng góp phần nâng cao giá trị cho khách hàng.
See also  AIDA Model là gì? Những điều cần biết về mô hình AIDA trong Marketing

Education (Giáo dục)

  • Tuyên truyền về xe điện: Là một thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực xe điện tại Việt Nam, VinFast không chỉ quảng bá sản phẩm mà còn tập trung vào việc giáo dục khách hàng về lợi ích của xe điện đối với môi trường và chi phí vận hành. Họ tổ chức các buổi lái thử, tham gia hội thảo về xe điện để khách hàng hiểu rõ về sản phẩm.
  • Chia sẻ thông tin và kiến thức: Thông qua các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội, VinFast thường xuyên cung cấp thông tin và kiến thức về việc bảo trì xe, lợi ích của xe điện và cách sử dụng xe sao cho hiệu quả, giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng có thông tin hơn và cảm thấy tự tin với lựa chọn của mình.

Các doanh nghiệp lớn áp dụng mô hình SAVE đã đạt được những gì?

Doanh nghiệp áp dụng mô hình SAVE đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc gia tăng hiệu quả marketing, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, và cải thiện doanh thu. Dưới đây là một số thành tựu điển hình:

  • HubSpot, với nền tảng tiếp thị và bán hàng tất cả trong một, đã áp dụng mô hình SAVE để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Bằng cách cung cấp các công cụ tiếp cận (Access) dễ dàng, HubSpot không chỉ thu hút mà còn giữ chân được khách hàng, từ đó tăng trưởng mạnh mẽ. Theo số liệu từ công ty, họ đã gia tăng đáng kể số lượng khách hàng sử dụng phần mềm của mình, giúp doanh thu của họ tăng trưởng lên tới hơn 100 triệu USD chỉ trong vài năm.
  • Salesforce áp dụng mô hình SAVE thông qua việc nhấn mạnh vào giá trị (Value) và giáo dục khách hàng (Education) về cách sử dụng CRM hiệu quả. Điều này đã giúp Salesforce trở thành một trong những nhà cung cấp CRM hàng đầu với doanh thu hàng năm vượt quá 20 tỷ USD vào năm 2023.
  • IBM đã ứng dụng mô hình SAVE để giúp khách hàng hiểu và ứng dụng công nghệ tiên tiến như AI và Blockchain. Các chương trình đào tạo và hội thảo trực tuyến mà IBM cung cấp đã giúp công ty gia tăng doanh thu từ các dịch vụ phần mềm và dịch vụ đám mây.

So sánh mô hình SAVE và 4P trong marketing

Dưới đây là bảng so sánh phân biệt giữa mô hình SAVE và 4P:

Tiêu chíMô hình 4PMô hình SAVE
Khách hàngCoi khách hàng là đối tượng tiếp nhận thông tin và mua sản phẩmKhách hàng là trung tâm, và doanh nghiệp cung cấp giải pháp đáp ứng nhu cầu của họ
Mục tiêuQuản lý và tối ưu hóa các yếu tố của marketing (sản phẩm, giá, phân phối, quảng bá)Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua giải pháp và giá trị thực tế
Cách tiếp cận sản phẩmChú trọng vào sản phẩm và dịch vụ để bán ra thị trườngTập trung vào giải pháp sản phẩm, làm sao sản phẩm giải quyết được vấn đề của khách hàng
Chiến lược quảng báQuảng cáo và khuyến mãi (Giảm giá, chiến dịch truyền thông)Giáo dục khách hàng và cung cấp thông tin hữu ích giúp xây dựng lòng tin và sự trung thành
Tiếp cận thị trườngThích hợp cho các chiến lược marketing truyền thống và dễ dàng đo lườngThích ứng tốt với thị trường kỹ thuật số, tiếp cận khách hàng qua các nền tảng trực tuyến
Quan hệ khách hàngMối quan hệ mang tính giao dịch (mua bán sản phẩm)Mối quan hệ bền vững, tập trung vào xây dựng lòng tin và giá trị cho khách hàng lâu dài
Giá trị sản phẩmChú trọng vào việc tối ưu hóa giá bán sản phẩm để cạnh tranhChú trọng vào việc tạo ra giá trị cao từ sản phẩm, khách hàng sẽ sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho sản phẩm chất lượng hơn
See also  Data-driven marketing là gì? Cách tiếp cận khách hàng thông minh hơn với dữ liệu

Ưu điểm của mô hình SAVE trong kinh doanh

Mô hình SAVE mang đến nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp, giúp xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng và tăng trưởng doanh số. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của mô hình này:

ưu điểm của mô hình save

Ưu điểm của mô hình SAVE

Tập trung vào nhu cầu của khách hàng

  • Hiểu rõ vấn đề: Mô hình SAVE giúp doanh nghiệp xác định chính xác những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
  • Tạo ra giá trị: Thay vì chỉ tập trung vào sản phẩm, doanh nghiệp cung cấp những giải pháp thực sự giải quyết được vấn đề của khách hàng, tạo ra giá trị vượt trội.

Xây dựng mối quan hệ bền vững

  • Tương tác hai chiều: Mô hình SAVE khuyến khích sự tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng, tạo cơ hội để doanh nghiệp lắng nghe và hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng.
  • Xây dựng cộng đồng: Thông qua việc cung cấp thông tin hữu ích và giải đáp thắc mắc, doanh nghiệp xây dựng một cộng đồng khách hàng trung thành, gắn bó.

Mô hình SAVE giúp tối ưu hóa chi phí marketing

  • Tiếp cận đúng đối tượng: Mô hình SAVE giúp doanh nghiệp tập trung vào những khách hàng tiềm năng, giảm thiểu lãng phí ngân sách.
  • Tăng hiệu quả của các chiến dịch: Các chiến dịch marketing dựa trên mô hình SAVE thường có hiệu quả cao hơn so với các chiến dịch truyền thống.

Cải thiện trải nghiệm khách hàng

  • Cá nhân hóa trải nghiệm: Mô hình SAVE giúp doanh nghiệp cung cấp những trải nghiệm cá nhân hóa, đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng khách hàng.
  • Tăng sự hài lòng của khách hàng: Khi khách hàng cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu, họ sẽ có trải nghiệm mua sắm tốt hơn.

Kết luận

Nhìn chung, mô hình SAVE không chỉ giúp các doanh nghiệp thích ứng với thị trường số hóa, nơi yếu tố tiện lợi đóng vai trò then chốt, mà còn hỗ trợ tăng trưởng bền vững thông qua việc xây dựng mối quan hệ khách hàng sâu sắc, dựa trên giá trị. Áp dụng phương pháp này có thể gia tăng lòng trung thành của khách hàng, có lý do chính đáng để đặt mức giá cao hơn và mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường một cách hiệu quả.

Về Công ty Tư vấn Quản lý OCD

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co.) thành lập năm 2003, là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao. Trong hơn 20 năm qua, Công ty Tư vấn Quản lý OCD đã thực hiện thành công hàng trăm dự án tư vấn và đào tạo quản lý cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam.

dịch vụ của ocd

Dịch vụ của OCD

OCD cung cấp các dịch vụ sau:

  • Tư vấn tái cơ cấu
  • Tư vấn Hệ thống Quản lý
  • Đào tạo Quản lý
  • Nghiên cứu Thị trường
  • Tư vấn Chuyển đổi số
  • Tư vấn chiến lược

OCD tự hào có một đội ngũ chuyên gia tư vấn và giảng viên:

  • Được đào tạo bài bản về quản trị doanh nghiệp, có bằng cấp quốc tế
  • Đã học tập và làm việc ở nước ngoài
  • Nắm giữ các vị trí quản lý cấp cao ở các doanh nghiệp
  • Bề dày kinh nghiệm triển khai các dự án tư vấn xây dựng chiến lược phát triển và hệ thống quản lý doanh nghiệp hiện đại
  • Bề dày thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao năng lực theo hướng kết hợp giữa kiến thức quản lý quốc tế với kinh nghiệm địa phương

Ngoài ra, đội ngũ chuyên gia tư vấn của OCD luôn được khách hàng đánh giá cao về năng lực chuyên môn, khả năng giải quyết vấn đề cũng như tâm huyết với bài toán của khách hàng.

——————————-

🎯 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay!

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn