Last updated on 18 April, 2020
Trong doanh nghiệp, việc xây dựng và hướng tới các mục tiêu chung là một nhiệm vụ không dễ dàng. Nếu MBO ( Management by Objectives) đã trở thành cái tên nên quen thuộc đối với các nhà quản lý, thì OKR ( Objectives and Key Results) tuy mới nhưng hứa hẹn sẽ là trở thành một phương pháp quản lý mục tiêu phổ biến trong doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hai phương pháp quản lý tận dụng mục tiêu, đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng này.
Table of Contents
ToggleChuyên gia quản lý nổi tiếng Peter Drucker lần đầu tiên giới thiệu thuật ngữ Management by Objectives (MBO) trong cuốn sách năm 1954 của ông về Thực hành quản lý. Chiến lược này nhằm cải thiện hiệu suất tổng thể của một tổ chức thông qua các mục tiêu được xác định rõ ràng mà nhân viên và người quản lý cùng đồng ý. Dựa trên mô hình này, nhân viên cảm thấy được trọng dụng và gắn bó như một phần quan trọng của doanh nghiệp, vì họ được góp phần trong việc xây dựng mục tiêu công ty.
Phương pháp này tạo ra một sự cởi mở trong đánh giá, nó hướng tới sự tự giác nhiều hơn cho nhân viên. Trình tự thực hiện có thể như sau:
Nhân viên gặp gỡ riêng với cấp quản lý của mình để cùng thảo luận và đưa ra các mục tiêu lớn nhỏ. Các mục tiêu phải được mô tả rõ ràng bằng các con số cụ thể và thời gian hoàn thành. Nhà quản lý cùng với nhân viên phát triển kế hoạch hành động để các nhân viên theo đó mà theo đuổi các mục tiêu của mình. Các mục tiêu và kế hoạch hành động này cung cấp những chỉ dẫn mà qua đó các nhân viên có thể đánh giá hiệu quả của mình. Nhà quản lý phải định kỳ gặp gỡ nhân viên của mình để đánh giá tiến độ của họ trong việc theo đuổi mục tiêu.
OKR là viết tắt của cụm từ Objectives and Key Results – Quản trị theo Mục tiêu và Kết quả Then chốt. Phương pháp OKR được phát minh vào những năm 1970 bởi các lãnh đạo của Intel và Oracle, bằng việc kết hợp các phương pháp quản lý và thiết lập mục tiêu truyền thống như MBO (Management by Objectives) và SMART Objectives. OKR đã trở nên phổ biến sau khi được nhà đầu tư John Doerr áp dụng tại Google và vẫn được Google sử dụng cho đến ngày nay.
OKR là một khung quản lý dùng để đặt mục tiêu và các kết quả then chốt cho doanh nghiệp với mục đích đo lường các nỗ lực hướng tới những mục tiêu đã đặt ra. Nói cách khác, OKR là một phương pháp hỗ trợ cộng tác và hỗ trợ thiết lập mục tiêu một cách linh hoạt, tăng sự tập trung, trách nhiệm, tính liên kết, và tăng tốc cho doanh nghiệp.
OKR giúp các mục tiêu của công ty trở nên minh bạch và dễ dàng để tiếp cận bởi toàn bộ các nhân viên, đồng thời đảm bảo tính liên kết giữa các phòng ban trong doanh nghiệp. Một khung quản trị OKR điển hình được tạo nên bởi các Mục tiêu – là những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp, và một số Kết quả then chốt để đo lường tiến độ hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra. Dù được áp dụng ở cấp công ty, cấp nhóm hoặc cá nhân, OKR vẫn được công bố rộng rãi trong toàn doanh nghiệp để mọi hoạt động nội bộ đều minh bạch đối với mọi cá nhân trong công ty.
Đọc thêm: OKR là gì?
Các công ty sử dụng MBO có xu hướng đánh giá hiệu suất theo chu kỳ năm. Họ đặt mục tiêu cho nhân viên trong cả năm, hoạt động phân tích và đánh giá kết quả được thực hiện vào cuối năm. Tuy nhiên, khoảng thời gian 1 năm có rất nhiều biến động, nên đặt mục tiêu như vậy về bản chất là rộng.
OKRs đề ra tần suất đánh giá cao hơn. Các mục tiêu được thiết lập theo tháng hoặc theo quý và được đánh giá theo chu kỳ tháng, quý. Điều này đảm bảo những người thực hiện có cơ hội sửa đổi.
Các mô hình tính điểm MBO rất linh hoạt và có thể khác nhau tùy theo yêu cầu của tổ chức. Chúng được kết thúc mở trong đo lường hiệu suất khi chúng sử dụng định lượng hoặc định tính hoặc cả hai biện pháp.
Với OKRs, việc đo lường là chính xác vì nó luôn luôn định lượng. Bạn có thể dễ dàng đánh giá kết quả chính của mình với mô hình tính điểm này. OKR chủ yếu dựa vào các kỹ thuật thiết lập mục tiêu SMART.
MBO bảo mật tuyệt đối giữa người quản lý và nhân viên trong doanh nghiệp. Mỗi mục tiêu được đặt riêng cho từng nhân viên và không hề được tiết lộ.
Trong OKR, kết quả của từng nhân viên được liên kết với các mục tiêu của nhóm và công ty. Vì tính liên kết giữa mọi người trong công việc, nên phương pháp này thiếu tính bảo mật, nhưng bù lại có thể mang đến tính minh bạch trong công việc cho tất cả mọi người trong doanh nghiệp.
Mục tiêu chính của MBO là xác định mức khen thưởng của nhân viên dựa trên hiệu suất hàng năm của họ. Trọng tâm luôn luôn là hiệu suất cá nhân. Đôi khi dẫn đến những nỗ lực kéo theo hướng ngược lại.
Khen thưởng không bị ảnh hưởng bởi mức độ đạt được của OKRs. Ở đây trọng tâm chính là giúp mọi người khơi gợi năng lực thực sự của mình, nỗ lực hoàn thành hết sức mình những mục tiêu đã đề ra. Việc liên kết mục tiêu cá nhân với phòng ban, với công ty là giúp mọi người hiểu “Tại sao”, “Điều gì” làm cho mọi người nhìn cùng một hướng.
Vì khen thưởng liên quan trực tiếp việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, bạn mong đợi hoàn thành 100%, hoặc nhiều hơn nếu có thể. Nếu không đạt 100%, có nghĩa bạn không hoàn thành, và món thưởng của bạn cũng sẽ ít hơn.
Với OKRs thì không phải như vậy, nếu bạn đạt 60 đến 70% của mục tiêu đã đề ra, có nghĩa bạn đã làm tốt. Tuy nhiên nếu bạn đạt 100%, có phải bạn đặt mục tiêu quá an toàn? Đối với OKRs, các mục tiêu đặt ra phải thực sự tham vọng, thách thức và thực tế.
Trong khi MBO đã xuất hiện từ lâu và phổ biến hơn, thì OKRs đang được áp dụng rộng rãi để phù hợp với thị trường đầy biến động. Các nhà quản trị cần xác định triết lý nào phù hợp với tổ chức của mình.
MBO tập trung nhiều hơn vào từng nhân viên, mức độ làm việc, năng suất làm việc, cách họ đóng góp cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, OKRs phù hợp hơn với các mục tiêu của tổ chức, có thể giữa các nhóm hay phòng ban. Do vậy mang tính liên kết và hợp tác nhiều hơn.
Doanh nghiệp vs nhân viên
Vì MBO là phương pháp quản lý hiệu suất lâu đời, nên phần lớn các công ty và doanh nghiệp đều đang sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, OKR đang ngày càng phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm hơn, một ví dụ điển hình áp dụng OKR đó chính là Google.
Bất kể phương pháp gì, doanh nghiệp nên cân nhắc đến hiệu suất, kết quả tối đa để đảm bảo năng suất tối đa.
Nhờ đặc tính đơn giản và hiệu quả, phương pháp quản lý MBO trở nên phổ biến và được rất nhiều các doanh nghiệp được nhiều doanh nghiệp tin dùng. Có thể kể đến những cái tên như Metro Cash & Carry. Vì bản chất cuối cùng của quản lý theo mục tiêu là thiết lập, liên kết mục tiêu cùng với các hành động hướng tới mục tiêu của mọi nhân viên trong công ty. Do đó, MBO phù hợp với các doanh nghiệp vừa và lớn, đã có một lộ trình phát triển tương đối ổn định.
Phương pháp OKR lại cực kì phù hợp với các công ty công nghệ. Bởi lẽ các tổ chức này cần phải xây dựng một hệ thống vận hành mang tính linh hoạt và dễ dàng thích ứng với xu hướng hiện tại của thị trường. Google là một ví dụ điển hình cho mô hình tổ chức linh hoạt. Một bộ máy làm việc khổng lồ với trên 60.000 nhân viên như Google thì đáp ứng sự thay đổi liên tục của thế giới công nghệ là một chuyện không hề dễ. Họ luôn phải cải tiến, điều chỉnh các sản phẩm, cách vận hành, cập nhật những khuynh hướng mới để không bị các đối thủ lớn bỏ lại phía sau. Tuy nhiên, không chỉ trong lĩnh vực công nghệ mà hàng loạt các ngành công nghiệp khác đang chuyển mình và phát triển nhanh chóng
Đọc thêm: Sự khác nhau giữa hai phương pháp quản trị mục tiêu KPI và OKR
Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC
You must be logged in to post a comment.