Mạng xã hội Lotus được thành lập, đầu tư và triển khai bởi VCCorp, với sự tham gia vốn của các doanh nghiệp và cá nhân trong nước. Dự án này đã huy động hơn 700 tỷ đồng từ VCCorp và một số nhà đầu tư trong nước, dự kiến tiếp tục kêu gọi thêm 500 tỷ đồng trong giai đoạn đầu để sẵn sàng lực lượng cho việc phát triển lâu dài.
Table of Contents
ToggleTheo thông tin từ đơn vị phát triển, Lotus là một mạng xã hội đi theo hướng khác biệt, lấy nội dung làm trọng tâm, tạo nên một nền tảng hỗ trợ cho các nhà sản xuất nội dung và cá nhân thỏa sức sáng tạo để có được các nội dung chất lượng hơn phục vụ người sử dụng.
Người dùng tham gia MXH Lotus sẽ được tiếp cận những trải nghiệm mới lạ, được nhận token khi sử dụng, tiêu token theo những cách hữu ích và lan tỏa những giá trị tốt đẹp; cũng như tham gia các thử thách, nhiệm vụ, nhận quà.
Ngoài ra, người dùng sẽ được kể câu chuyện của mình một cách đẹp đẽ hơn, sinh động hơn. Thay vì đọc, họ sẽ được nghe “kể chuyện” bằng hình ảnh.
Lotus được thiết kế bởi nhóm chuyên gia trải nghiệm người dùng và phát triển bởi đội ngũ 200 kỹ sư công nghệ của VCCorp trong các lĩnh vực di động, AI, Big Data, Cloud Computing. Nhờ đó nội dung được cá nhân hóa theo hành vi và sở thích của từng người dùng. Ngữ cảnh của Lotus cũng được tùy biến hành vi như đọc tin, giải trí hay xem ảnh.
Về phía người đóng góp nội dung sẽ được bảo vệ nội dung, tên tuổi và fan tích lũy được. Lotus còn có hệ thống CMS chuyên dụng, đặc quyền và được hỗ trợ để phát triển dành cho người đóng góp nội dung. So với Facebook, người đóng góp nội dung sẽ có nhiều cách kiếm tiền hơn khi tham gia Lotus.
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng hiện có 2,3 tỷ người dùng Facebook tạo ra giá trị nhưng chỉ rơi vào một người là Zuckerberg. Và luật chơi Facebook 2,3 tỷ người này không được phép quyết định.
“Và Facebook đi đến các nước vào bảo tôi không tuân thủ luật pháp địa phương: Tôi có luật pháp riêng của tôi. Tại sao mình không nghĩ ra một mạng xã hội để những người chơi trong đấy quyết định luật chơi của mình và giá trị tạo ra được chia sẻ và tôi đến đâu tôi tuân thủ luật pháp, nhập gia tùy tục”, ông Hùng đặt câu hỏi cho các doanh nghiệp CNTT.
Tuy nhiên Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, nếu doanh nghiệp Việt chỉ “copy” ý tưởng của Facebook thì sẽ không “có cửa” thắng được mạng xã hội lớn nhất thế giới này.
“Facebook họ chi ra chục tỷ (USD) nghiên cứu một năm. Nhưng giả sử mình viết được 1 mạng như Facebook thì đấy là bình thường, mình phải thay đổi triết học của Facebook thì đấy mới là giá trị.
Tức là bây giờ mạng xã hội của tôi giá trị được chia sẻ với tất cả mọi người, mạng xã hội của tôi là luật chơi anh em được quyền quyết định, mạng xã hội của tôi được may đo theo luật pháp địa phương. Ra một mạng xã hội như thế thì may ra mới có cửa thắng. Thế nên may được cái áo giống người khác chưa phải là giỏi, nó phải là may cái áo với một triết học khác thì đấy mới là cửa thành công”, Bộ trưởng phân tích.
Tham khảo thêm tại : 10 xu hướng truyền thông nội bộ doanh nghiệp sẽ lên ngôi trong năm 2019 (phần 1)
10 xu hướng truyền thông nội bộ sẽ lên ngôi trong năm 2019 (phần 2)
You must be logged in to post a comment.