Liệu Gojek có nên “Go – home”?

Ước mơ biến cỏ thành tiền, Startup ống hút cỏ khiến các Sharks tranh giành
Ước mơ biến cỏ thành tiền, Startup ống hút cỏ khiến các Sharks tranh giành
2 October, 2019
Quản lý nhân sự online- Bước tiến hiệu quả cho doanh nghiệp
5 bí quyết quản lý nhân viên kinh doanh hiệu quả
3 October, 2019
Show all
GrabGoViet

GrabGoViet

Rate this post

Last updated on 16 April, 2020

Ngày 12/9/2018, hãng gọi xe Gojek chính thức ra mắt thị trường Hà Nội với cái tên Go Việt sau khi tuyên bố nắm tới 35% thị phần gọi xe trực tuyến tại TP HCM trong hai tuần. Ngay lập tức, ứng dụng này trở thành đối trọng trực tiếp của Grab trong cuộc chiến giành thị phần gọi xe thông minh tại Việt Nam.

Ngay từ khi tiến vào thị trường Việt Nam, Go Việt liên tục sử dụng các chương trình khuyến mãi và các chương trình truyền thông mạnh mẽ trên mọi mặt trận, do đó lượt tải app tăng một cách chóng mặt. Tuy nhiên, sau hơn một năm có mặt tại Việt Nam, dường như Go Việt đang bị hụt hơi và có nguy cơ bị đối thủ lớn nhất – Grap đá bật khỏi thị trường vô cùng tiềm năng này.

Được ăn cả ngã về không – Bài toán sống còn của Gojek ở thị trường Việt Nam

Tuần trước, Gojek tuyên bố họ đang trong quá trình huy động 2,5 tỷ USD trong năm nay và sẽ tấn công vào 2 thị trường nữa trong tương lai gần. Song song với đó, họ vẫn nhắm tới việc tiếp tục đầu tư vào thị trường quê nhà Indonesia và trải nghiệm thêm ở những lĩnh vực mới như game. Họ cũng sẽ vẫn đầu tư vào một vài công ty gồm Rebel Foods và Pluang của Indonesia cũng như tiềm năng đầu tư vào startup Moka. 

Dường như tất cả những tham vọng đó không hề tạo ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới công ty này. Như nhận định của tờ Techinasia, Gojek đang theo đuổi chiến lược “được ăn cả, ngã về không“. Chính điều đó đã tạo ra cuộc chiến “đốt tiền” giữa Gojek và Grab. 

Đó chính là những gì Gojek muốn. Trong khi một số người cho rằng Gojek hài lòng với vị trí số 2 hoặc 3 tại một vài thị trường bên ngoài Indonesia thì một số người khác hiểu vấn đề lại cho rằng Gojek đang trong cuộc chơi “khô máu”, họ muốn giành chiến thắng, vượt Grab trở thành số 1. Và công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện được tham vọng đó chính là trợ giá cho khách hàng. 

Hiểu đơn giản thế này:

Giả sử một công ty mới tham gia vào thị trường cho mỗi người dùng mức giảm giá 5 USD/1 cuốc xe. Nếu đạt 1 triệu chuyến xe trong tháng đầu tiên. Chi phí công ty phải bỏ ra cho khoản trợ giá đó là 5 triệu USD. Khi trở thành đơn vị dẫn đầu thị trường với 50 triệu chuyến xe mỗi tháng, nếu muốn thực hiện theo chiến lược trợ giá kể trên, công ty cần bỏ ra số tiền là 250 triệu USD. 

Về lý thuyết mà nói, điều đó là rất tốt. Nhưng việc có giữ được thị phần hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Phải thừa nhận rằng khách hàng không mấy trung thành với các ứng dụng, họ chỉ trung thành với mức giá rẻ mà các công ty đưa ra thôi. Nói đơn giản, ai đưa được ra mức giá tốt hơn, người đó sẽ thắng. 

Trên thực tế, số liệu của APAC cho thấy hiện tại Grab là đơn vị dẫn đầu thị phần tại Indonesia và Việt Nam. Số cuốc xe được hoàn thành bởi Gojek hiện cũng kém xa Grab.  

Từ đầu năm 2019, các chính sách của Go-Viet liên tục thay đổi và những sự thay đổi này không ít lần gặp phải các phản ứng tiêu cực từ đối tác tài xế. Gần đây nhất là cuộc tụ tập của hàng trăm tài xế tại trụ sở Go-Viet để kêu gọi đình công và tắt ứng dụng khi Go-Viet công bố áp dụng chính sách thưởng mới hà khắc hơn.

Ngoài ra, trong khi Grab hoàn thiện hệ sinh thái với gần như đầy đủ các dịch vụ từ giao nhận, vận chuyển, giao đồ ăn, tài chính… thì Go-Viet mới chỉ có dịch vụ xe hai bánh, giao đồ ăn và giao hàng. Ứng dụng này chưa thể triển khai Go-Pay và dịch vụ xe 4 bánh do các vấn đề về giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Đây được xem là một điểm yếu thế nữa của Go-Viet so với đối thủ khi còn thiếu hụt dịch vụ trong hệ sinh thái rộng lớn.

Riêng ở Việt Nam, trong nửa năm vừa qua, chi nhánh GoViet của Gojek đã thay tới 2 CEO khiến nhiều người phỏng đoán rằng phía Gojek vẫn chưa thể tìm ra được hướng đi đúng đắn cho thị trường này. 

Hồi tháng 3, ông Nguyễn Vũ Đức và bà Linh Nguyễn đồng loạt thôi chức Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển sản phẩm của GoViet.

Nguồn tin của Zing.vn cho hay ông Đức và bà Linh đồng thời yêu cầu bồi thường 800.000 USD, dấu hiệu cho thấy 2 nhân sự cấp cao của GoViet bị buộc thôi việc.

Trong khi đó, ngày hôm qua, bà Lê Diệp Kiều Trang cũng tuyên bố vừa rời vị trí CEO GoViet chỉ sau 5 tháng đảm nhận vị trí này. Nguyên nhân không được công bố và đại diện GoViet chỉ cho biết, cả phía công ty và bà Trang đều đã nỗ lực tìm kiếm sự đồng thuận nhưng không đạt kết quả như mong đợi.

Hiện tại vẫn chưa rõ ai sẽ là người tiếp theo ngồi vào chiếc “ghế nóng” CEO GoViet nhưng rõ ràng đây sẽ là một vị trí đầy thách thức. 

Nguồn: Công tư Tư vấn Quản lý OCD

Tham khảo thêm: Chiến lược kinh doanh: Đừng chết vì không biết chọn lựa

Vinfast – Chiến lược và thành tựu