Groupthink (Tư duy tập thể) là gì? Tác hại và giải pháp hạn chế

hồ sơ bệnh án điện tử emr
Hồ Sơ Bệnh Án Điện Tử (EMR) là gì? Lợi ích và xu hương tương lai
16 September, 2024
Mô hình 9 hộp - Quản trị tài năng trên phần mềm digiiTalent
Quản trị nhân tài là gì? Các mô hình quản trị nhân tài
17 September, 2024
Show all
groupthink tư duy tập thể là gì

Groupthink (Tư duy tập thể) là gì?

5/5 - (1 vote)

Last updated on 17 September, 2024

Trong một cuộc họp, bạn đã từng gặp tình huống mà mọi người dường như đồng ý quá nhanh với một quyết định mà không suy nghĩ kỹ về mọi khía cạnh của vấn đề chưa? Đây là một ví dụ điển hình về hiện tượng tâm lý được gọi là Groupthink (Tư duy tập thể).

Groupthink xảy ra khi đội nhóm có xu hướng suy nghĩ hài hòa, mong muốn dễ dàng đạt được sự đồng thuận, đồng thời hạn chế tư duy phản biện và từ chối phát triển ý tưởng mới. Trong bài viết dưới đây, OCD sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về hiện tượng tư duy này nhé!

Groupthink (Tư duy tập thể) là gì?

khái niệm về groupthink

Khái niệm về Groupthink

Groupthink (Tư duy tập thể) là một hiện tượng tâm lý trong đó các thành viên của một nhóm đưa ra quyết định quá nhanh chóng. Điều này xảy ra là do mong muốn tuân thủ ý kiến chung, tránh xung đột và đạt được sự gắn kết nhóm. Lúc này, các thành viên nhóm không sử dụng tư duy phản biện, tránh đặt câu hỏi hoặc bày tỏ sự nghi hoặc trong quá trình ra quyết định nhằm ưu tiên việc đạt được sự đồng thuận sớm trong nhóm.

Groupthink loại bỏ tính cá nhân và sự sáng tạo ra khỏi việc ra quyết định. Từ đó, nó có thể dẫn đến việc đưa ra giải pháp cuối cùng kém chất lượng đi kèm với những hậu quả tiêu cực lâu dài cho nhóm và những bên có liên quan.

8 dấu hiệu của Groupthink

Groupthink có thể không dễ nhận thấy, nhưng có một số dấu hiệu cho thấy nó đang tồn tại trong nhóm của bạn. Dưới đây là 8 “triệu chứng” khác nhau của Groupthink:

8 dấu hiệu của groupthink

Ảo tưởng về khả năng thành công: Nhóm tin rằng họ không thể thất bại, dẫn đến thái độ quá tự tin và chấp nhận rủi ro quá hiển nhiên.

Hợp lý hóa sai sót: Nhóm có xu hướng tìm kiếm những lý do để biện minh cho các quyết định của mình, bất chấp những bằng chứng chứng minh điều ngược lại.

Niềm tin về đạo đức: Nhóm tin rằng mục tiêu của họ là chính nghĩa, khiến họ bỏ qua yếu tố đạo đức trong trường hợp quyết định của họ vi phạm một số nguyên tắc đạo đức kinh doanh.

Xem nhẹ ý kiến trái chiều: Nhóm có quan điểm tiêu cực và xem nhẹ ý kiến của những người không có cùng góc nhìn với họ.

Áp lực đồng thuận: Thành viên nào không đồng ý với quan điểm chung của nhóm sẽ bị gây áp lực để thay đổi ý kiến hoặc giữ im lặng.

See also  Tư duy ngược là gì? Áp dụng 5 bước tư duy ngược hiệu quả

Tự kiểm duyệt: Để tránh xung đột, các thành viên đã chọn cách im lặng trước những quan điểm cá nhân trái ngược với quyết định của nhóm, dẫn đến quyết định được thông qua dễ dàng mà không cần phải xem xét kỹ lưỡng.

Ảo tưởng về sự nhất trí: Nhóm tin rằng mọi người đều đồng ý với quyết định của họ, ngay cả khi không phải ai cũng như vậy.

Bảo vệ tâm trí: Một số thành viên sẽ đóng vai trò bảo vệ cả nhóm khỏi những thông tin tiêu cực có thể làm suy yếu niềm tin chung của nhóm.

Nguyên nhân dẫn đến Groupthink

Một số yếu tố có thể dẫn đến hiện tượng tâm lý này. Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ nơi làm việc nào, bất kể ngành nghề. Một số nguyên nhân bao gồm:

Sức ảnh hưởng mạnh mẽ của người lãnh đạo

Groupthink thường xuất phát từ sự ảnh hưởng quá lớn của một nhà lãnh đạo, khiến các thành viên trong nhóm dễ dàng bị cuốn theo quan điểm và quyết định của họ mà không dám đưa ra ý kiến trái chiều. Đặc biệt trong các nhóm có sự gắn kết chặt chẽ cao, các thành viên thường có xu hướng đồng ý rất nhanh với nhà lãnh đạo và bỏ qua những góc nhìn đa dạng.

sự ảnh hưởng của người lãnh đạo

Sự ảnh hưởng lớn của người lãnh đạo gây ra Groupthink

Định kiến nhóm nội bộ

Groupthink thường xuất hiện mạnh mẽ trong các nhóm có sự đồng nhất cao. Các thành viên trong nhóm chia sẻ nhiều điểm chung về quan điểm, niềm tin và giá trị. Sự đồng lòng này khiến nhóm dễ dàng rơi vào tình trạng coi mình là đúng và xem thường những người bên ngoài, tạo ra hiện tượng định kiến nhóm nội bộ.

Trong các nhóm như vậy, tư duy của các thành viên thường bị giới hạn trong một khuôn khổ nhất định, dẫn đến việc mọi người đưa ra những quyết định và giải thích hiện tượng theo những cách tương tự nhau.

Kiến thức kỹ năng thấp

Khi mọi người cảm thấy bản thân họ thiếu kiến ​​thức về điều gì đó hoặc cảm thấy rằng các thành viên khác của nhóm có nhiều chuyên môn hơn mình, họ có nhiều khả năng rơi vào bẫy Groupthink. Vì họ cho rằng mình thiếu kiến thức và kinh nghiệm, họ có xu hướng để người giỏi hơn dẫn dắt và đưa ra quyết định.

Căng thẳng

Các tình huống mà nhóm bị đặt dưới áp lực cao độ hoặc buộc phải hoàn thiện sớm một dự án nào đó cũng làm tăng sự xuất hiện của Groupthink. Lúc này, nhóm sẽ chọn cách duy trì hòa bình và tuân theo sự đồng thuận chung hơn là làm xáo trộn và làm chậm mọi thứ bằng cách gợi ra những ý tưởng gây mâu thuẫn.

Ví dụ về Groupthink

Hãy xem xét một ví dụ về Groupthink trong môi trường kinh doanh.

Có 4 nhà quản lý quỹ tương hỗ – Tùng, Cúc, Trúc, Mai – mỗi người phụ trách một quỹ tương hỗ cho Công ty A. Bốn nhà quản lý quỹ gặp nhau hai tuần một lần để thảo luận về chiến lược đầu tư và lựa chọn hàng đầu của họ trong tuần. Một thông tin quan trọng là cả 4 người họ đều tin tưởng vào phán đoán của nhau.

See also  Tư duy thiết kế là gì? Quy trình 5 bước áp dụng

Trong một cuộc họp, Tùng tuyên bố rằng anh ấy dự định mua một lượng lớn cổ phiếu của công ty B, vì anh ấy nghĩ rằng công ty B có những lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ và tiềm năng tăng trưởng lớn. Các nhà quản lý quỹ khác, Cúc, Trúc, Mai, quyết định đi theo kế hoạch của Tùng và mua cổ phiếu của công ty B cho quỹ tương hỗ của mình mà không thực hiện thêm bất cứ nghiên cứu riêng nào về nó. Một vài tuần sau, giá cổ phiếu của công ty B giảm 80%.

Trong ví dụ trên, các nhà quản lý quỹ đã trở thành nạn nhân của Groupthink khi họ tuân theo sự đồng thuận chung của nhóm thay vì phân tích độc lập về công ty B được đề xuất bởi Tùng. Vi thế, các nhà quản lý quỹ đã không phán xét hoặc phản biện những sai sót trong quan điểm đầu tư của Tùng.

Tác hại của Groupthink

Mặc dù Groupthink có thể tạo ra sự đồng thuận dễ dàng, nhưng đó lại là một hiện tượng tiêu cực dẫn đến suy nghĩ và ra quyết định sai lầm hoặc thiếu thông tin. Một số vấn đề mà nó có thể gây ra bao gồm:

  • Sự thờ ơ với rủi ro xảy ra hậu quả tiêu cực
  • Không lắng nghe những người có ý kiến trái chiều dẫn đến chủ quan
  • Thiếu sự sáng tạo và tính đột phá
  • Thiếu chuẩn bị để đối phó với kết quả tiêu cực
  • Bỏ qua thông tin quan trọng và không tìm kiếm thêm thông tin có lợi cho việc ra quyết định
  • Không nhìn ra các giải pháp tiềm năng hơn
  • Tuân theo quyền lực của người dẫn đầu mà không đặt câu hỏi
  • Quá tự tin vào quyết định chung của nhóm
  • Ít có khả năng phát triển các ý tưởng mới

Sự đồng thuận trong nhóm có thể cho phép các nhóm đưa ra quyết định, hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thiện dự án một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, nó lại gây ra nhiều hậu quả khôn lường ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động lâu dài của nhóm.

Giải pháp hạn chế Groupthink

Dưới đây là một vài chiến lược có thể giúp thúc đẩy sự cởi mở trong giao tiếp nhóm, từ đó tăng năng suất và thúc đẩy sự đổi mới. Một số cách chính để hạn chế Groupthink bao gồm:

giải pháp hạn chế groupthink

Giải pháp hạn chế Groupthink

Khuyến khích môi trường chia sẻ

Cách quan trọng nhất để tránh Groupthink là xây dựng một văn hóa khuyến khích mọi người cùng tham gia. Nếu các thành viên của một nhóm cảm thấy rằng ý kiến ​​của họ có giá trị, họ sẽ có xu hướng chia sẻ nhiều hơn. Cách tiếp cận này cải thiện việc ra quyết định rõ ràng và tạo môi trường làm việc tích cực hơn. Bạn có thể nuôi dưỡng văn hóa này bằng cách:

  • Xây dựng một đội ngũ đa dạng với các nền tảng chuyên môn khác nhau
  • Khuyến khích các quan điểm đa chiều trong các cuộc họp
  • Giữ quan điểm khách quan khi báo cáo hoặc phân tích
  • Giữ thái độ cởi mở và tích cực với những ý tưởng mới
  • Tránh phê bình quá tiêu cực trong quá trình mọi người xây dựng ý kiến
See also  6 chiếc mũ tư duy là gì? Các bước áp dụng hiệu quả

Duy trì giao tiếp cởi mở

Bất kể bạn làm việc ở vị trí nào, việc giao tiếp cởi mở là rất quan trọng. Các nhà lãnh đạo nhóm nên khuyến khích toàn bộ nhóm tham gia thảo luận, thay vì tập trung vào những người đang phát biểu nhiều nhất. Tương tự, nhóm có thể yêu cầu những người không thường xuyên tương tác đưa ra ý kiến của họ. Từ đó, hãy đánh giá cách mọi người giao tiếp với nhau. Bạn có thể nhận diện những tính cách chiếm ưu thế đang làm chủ các cuộc họp và khuyến khích các thành viên khác chủ động hoặc phát biểu nhiều hơn.

Nhìn vào cả hai mặt của một cuộc thảo luận

Là một nhà lãnh đạo, việc khuyến khích sự đa dạng ý kiến là vô cùng quan trọng. Hãy tạo điều kiện để các thành viên trong nhóm được tự do bày tỏ quan điểm của mình, dù là đồng tình hay phản biện. Việc phản biện xây dựng không chỉ giúp nhóm đưa ra những quyết định toàn diện hơn mà còn tăng cường sự gắn kết trong nhóm. Hãy nhớ rằng, mục tiêu cuối cùng là tìm ra giải pháp tốt nhất cho nhóm. Thế nên, việc lắng nghe và tôn trọng những ý kiến khác biệt là chìa khóa để đạt được điều đó.

Dành nhiều thời gian để ra quyết định

Nếu bạn đang trưng cầu ý kiến ​​để ra quyết định từ nhóm của mình, việc cho phép nhiều thời gian và đặt thời hạn rõ ràng là rất quan trọng để đạt được kết quả thực tế. Một nhóm vội vàng có nhiều khả năng đưa ra quyết định dựa trên Groupthink, đặc biệt trong trường hợp họ bị thúc ép để có câu trả lời. Hãy cân nhắc cho phép nhóm đưa ra quyết định mà quản lý quá chi tiết quá trình ấy. Điều này thường khiến các cá nhân cảm thấy họ được tự do phát triển ý tưởng và được tôn trọng hơn hơn trong dài hạn.

Luôn tìm cách đặt câu hỏi về quy trình

Việc thường xuyên đánh giá và đặt câu hỏi về quy trình làm việc giúp đảm bảo rằng các quyết định được đưa ra luôn dựa trên thông tin cập nhật và phù hợp với tình hình thực tế. Điều này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả công việc mà còn tăng cường sự tin tưởng của mọi người vào các quyết định chung.

Kết luận

Suy cho cùng, Groupthink (Tư duy tập thể) là một cạm bẫy tinh vi mà các nhóm dễ mắc phải. Nếu không được nhận diện và khắc phục kịp thời, hiện tượng này có thể dẫn đến những quyết định sai lầm, làm tổn hại đến uy tín và sự thành công của nhóm.

Như đã phân tích, Groupthink là một rào cản lớn đối với sự sáng tạo và đổi mới. Để đạt được hiệu quả làm việc cao nhất, các nhóm cần tạo ra một môi trường cởi mở, tôn trọng sự khác biệt và khuyến khích các ý kiến trái chiều.

——————————-

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.

Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn