Last updated on 23 October, 2024
Đó là một trong năm câu hỏi quan trọng mà diễn giả Đoàn Đức Đề đặt ra cho 100 nhà quản lý CNTT tham dự tại buổi toạ đàm “IT Service – Dưới góc nhìn của quản lý” vào sáng 20/3/2019 tại Tp. Hà Nội.
Theo diễn giả, bộ phận Công Nghệ Thông Tin giờ đây là một phần không thể thiếu của hệ thống quản trị của doanh nghiệp. CNTT là đòn bẩy, là lợi thế cạnh tranh quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy nhìn các doanh nghiệp trẻ, tiên phong ứng dụng công nghệ và dùng đòn bẩy CNTT như Thế Giới Di Động để tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội so các thương hiệu khác như thế nào.
Theo diễn giả Đoàn Đức Đề thì có bốn điểm trọng tâm mà nhà quản lý Công nghệ thông tin cần làm rõ để trả lời câu hỏi trên.
Kinh doanh có nhiều ưu tiên cần CNTT hỗ trợ, nhưng không phải độ ưu tiên nào của kinh doanh cũng quan trọng. Do đó, bộ phận CNTT cần phối hợp chặt chẽ với ban giám đốc, các bộ phận khác nhau để xác định đâu là ưu tiên hàng đầu giúp họ tạo ra sự đột phá với các giải pháp CNTT. Và cần làm việc với những người vận hành hệ thống kinh doanh để biết được đâu là những nhu cầu thật sự cần giải quyết để thu thập được một bộ yêu cầu. Một bộ yêu cầu chất lượng từ kinh doanh sẽ giúp các chuyên gia CNTT biết phải làm gì, sử dụng nền tảng công nghệ nào để đưa ra các giải pháp đáp ứng có tính đột phá cao.
Khi bộ phận CNTT có giải pháp tốt là chưa đủ. Cần xây dựng niềm tin với ban giám đốc và các bộ phận nghiệp vụ và cả người dùng cuối. Niềm tin ấy xây dựng dựa trên kết quả của từng giải pháp mà CNTT triển khai thành công cho hoạt động kinh doanh. Bởi bộ phận CNTT nói giải pháp tốt nhưng ban giám đốc đã mất niềm tin với các dự án thất bại trong quá khứ thì đề xuất khó mà thuyết phục đầu tư, có giải pháp tốt mà các bộ phận nghiệm vụ không có niềm tin tốt thì khó lòng mà dự án triển khai thành công. Mọi thứ cần truyền thông rõ ràng đến các đối tượng liên quan.
Cần nghiên cứu cách thức cách thức khách hàng sử dụng dịch vụ CNTT. Quá trình tạo ra giá trị cho người dùng từ các bộ phận dựa trên một chuỗi giá trị. Bắt đầu từ các quy trình, các công cụ hộ trợ tương tác và năng lực cung cấp dịch vụ của các thành viên trong bộ phận CNTT. Do đó người đứng đầu bộ phận CNTT cần làm việc với đội ngũ của mình để phân tích xem để người dùng có thể có thể dùng và có một trải nghiệm tốt theo đặc thù của doanh nghiệp thì cần gia cố điểm nào trong hệ thống quản lý.
Không phải việc gì người dùng cũng yêu cầu hỗ trợ từ từ bộ phận CNTT. Do đó bộ phận CNTT, đặc biệt là người đứng đầu cần phối hợp với đội ngũ của mình, và làm việc với các bộ phận khác để định nghĩa ra đâu là dịch vụ cần cung cấp, đưa ra giới hạn cung cấp, và các chỉ số cam kết mà CNTT có thể đáp ứng được với nguồn lực hiện có.
Không giống như các bộ phận CNTT tổ chức như truyền thống, vốn khá thụ động và chờ sai việc. Việc tổ chức bộ phận CNTT theo hướng dịch vụ sẽ đẩy bộ phận cần có những dịch chuyển để trở thành trung tâm cung cấp dịch vụ nội bộ, mà ở đó các bộ phận là khách hàng. Hoạt động quản lý dịch vụ sẽ tốt khi người cung cấp dịch vụ hiểu rõ khách hàng, phối hợp cùng khách hàng, tạo ra trải nghiệm cho khách hàng, được khách hàng đánh giá và thừa nhận. Đó là cách các bộ phận CNTT ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn lớn ở Việt Nam xây dựng theo hướng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của kinh doanh.
Nguồn: Apex Global
You must be logged in to post a comment.