Thấy gì từ sự chuyển hướng của Vingroup: Bất động sản sang Kinh doanh đa ngành tiến tới dịch vụ công nghệ cao?

Quy trình quản lý công việc hiệu quả trong doanh nghiệp
Quy trình quản lý công việc hiệu quả trong doanh nghiệp
7 October, 2019
Cách quản lý nhân viên cứng đầu như thế nào cho hiệu quả
8 October, 2019
Show all
Thấy gì từ sự chuyển hướng của Vingroup: Bất động sản sang Kinh doanh đa ngành tiến tới dịch vụ công nghệ cao?

Thấy gì từ sự chuyển hướng của Vingroup: Bất động sản sang Kinh doanh đa ngành tiến tới dịch vụ công nghệ cao?

Rate this post

Last updated on 23 October, 2024

Chỉ sau hơn 10 năm, từ tập đoàn còn mang tên là Technocom và trụ sở chính còn đóng ở Kharkov – Ucraina, Vingroup đã phát triển trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành và hùng mạnh nhất Việt Nam, tài sản vốn hóa hàng chục tỷ USD, số lượng nhân sự lên đến dăm bảy vạn người… 

Dưới sự dẫn dắt của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, tập đoàn này từng bước mạnh dạn đầu tư đa ngành nghề, không chỉ dừng lại ở lĩnh vực bất động sản, mà tiếp tục đầu tư kinh doanh khách sạn, dịch vụ, … cho đến lĩnh vực công nghệ hiện đại.

Từ những ngày đầu chỉ tập trung vào bất động sản… 

Vingroup phát triển từ tập đoàn Technocom do tỷ phú Phạm Nhật Vượng cùng vợ thành lập. Sau khi đã tạo dựng được thương hiệu Technocom với doanh thu hơn 100 triệu mỗi năm ở Châu Âu, ông Phượng quyết định bán công ty cho tập đoàn Nestle SA và trở về Việt Nam đầu tư thị trường du lịch và bất động sản cấp cao với hai thương hiệu chiến lược là Vinpearl và Vincom.

Mùa hè năm 2011, ông Vượng cho khai trương và đưa vào hoạt động khu nghỉ dưỡng Vinpearl Luxury Nha Trang đẳng cấp 5 sao và sân golf biển đảo đầu tiên Vinpearl Golf Club. Một loạt các khu nghỉ dưỡng cao cấp mang thương hiệu Vinpearl cũng xuất hiện như Vinpearl Luxury Đà Nẵng, Phú Quốc… đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển chuỗi dự án mang thương hiệu Vinpearl trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Giữa năm 2014, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã khuấy động thị trường bất động sản phía Nam khi chính thức khởi công dự án khu đô thị Vinhomes Central Park với tổng vốn đầu tư 30.000 tỷ đồng, trong đó có tòa tháp Vincom Lanmark 81 tầng. Khi hoàn tất dự kiến vào năm 2018, Landmark 81 sẽ vượt Landmark 72 (Keangnam) để trở thành tòa nhà chọc trời cao nhất Việt Nam.

See also  Chuyển đổi số tại doanh nghiệp và kinh nghiệm thực tế

Chuỗi đô thị của Vingroup đã liên tục được tôn vinh là “tốt nhất” tại các Giải thưởng quốc tế và khu vực như:

  • Vinhomes Riverside với “Dự án phức hợp tốt nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2012”; 
  • Times City, Royal City với “Dự án phức hợp tốt nhất Việt Nam” năm 2014 và 2015; 
  • Vinhomes Central Park, Landmark 81 và Park Hill cùng đồng loạt được vinh danh tốt nhất Việt Nam và đề cử đại diện khu vực đi tranh giải thế giới ở các hạng mục “Dự án phức hợp tốt nhất”; “Tòa nhà cao tầng tốt nhất”; “Dự án có cảnh quan đẹp nhất” 2016…

Cho đến sự chuyển hướng vươn mình sang kinh doanh đa ngành tiến tới dịch vụ công nghệ cao 

Vingroup cũng đang dẫn đầu trong việc xây dựng khu trung tâm thương mại bán lẻ. Trong sáu lĩnh vực Vingroup đầu tư định hướng rất rõ ràng, bán lẻ là chủ lực. Trong tương lai bán lẻ chiếm 50% doanh thu của Vingroup. Vingroup đang có chiến lược mở 2.000 điểm Vinmart+, trước mắt chưa đặt mục tiêu lợi nhuận mà chỉ để chớp thời cơ phủ kín thị trường. Sau đó, khi các nhà đầu tư nước ngoài đổ bộ vào thì cũng chỉ là người đến sau. Sau ba năm nữa, Vingroup có khoảng 10.000 điểm bán hàng Vinmart+ và 400 trung tâm thương mại cả nước.

Gần đây, tập đoàn cũng vừa đưa ra thị trường hãng xe Vinfast. Đây là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thứ 7, là bước khởi đầu cho việc gia nhập lĩnh vực công nghiệp nặng cùng 6 lĩnh vực cốt lõi trước đó của Vingroup.

Với Vinfast, tham vọng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là nơi đây sẽ trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á với công suất thiết kế lên đến 500.000 xe/năm vào năm 2025. Việc Vingroup quyết định bước sang lĩnh vực sản xuất ô tô và tuyên bố sau 2 năm sẽ cho ra sản phẩm đầu tiên với tỷ lệ nội địa lên đến 60% khiến nhiều người đặt dấu hỏi về khả năng thành công, khi mà ngành công nghiệp ô tô trong nước đã trải qua 20 năm, nhưng vẫn chỉ luẩn quẩn ở việc lắp ráp với tỷ lệ nội địa hóa dưới 10%.

See also  Thị trường ERP Việt Nam và định hướng ứng dụng ERP tại các Doanh nghiệp

GS.TSKH Nguyễn Mại chia sẻ: “Tôi cho rằng, câu chuyện hiện nay của các tập đoàn kinh tế lớn: Vingroup, Sungroup, FPT… là họ chuyển hướng rất nhanh. Vingroup, ban đầu kinh doanh chủ yếu là bất động sản đã chuyển dần sang kinh doanh đa ngành và mới đây là công nghệ dịch vụ hiện đại”.

GS.TSKH Nguyễn Mại

Thực tế, các tập đoàn lớn điển hình như Vingroup đã và đang phát triển vượt bậc với việc mạnh dạn dám đầu tư vào nhiều lĩnh vực mới, cần nhiều vốn và được cho là mạo hiểm. Tuy nhiên, dưới sự dẫn dắt của ông Phạm Nhật Vượng, tập đoàn này liên tục khẳng định khả năng của mình khi liên tục đầu tư vào các dự án lớn, lĩnh vực mới và đạt doanh thu ấn tượng.

Sự chuyển hưởng ấy đánh dấu hai điều:

Thứ nhất

Chúng ta có tập đoàn mạnh, dám đầu tư vào lĩnh vực mới, cần nhiều vốn và công nghệ để chuyển hướng nền kinh tế của chúng ta từ hướng tăng trưởng cũ sang hướng tăng trưởng mới. 

Thứ hai 

Chúng ta đã có tập đoàn kinh tế mới không chỉ lớn ở Việt Nam mà còn là thương hiệu mạnh trong khu vực và dần dần ra thế giới”.

Làm thế nào để lớn mạnh hơn nữa ?

“Tôi cho rằng cái chúng ta cần hiện nay là làm sao để các tập đoàn kinh tế lớn lên. Khi có ý kiến với Văn kiện đại hội, tôi có riêng một phần về chiến lược hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh như một nguồn đầu tư chủ lực trong Cách mạng 4.0” – Giáo sư Nguyễn Mại tiết lộ.

See also  BSC là gì? Ứng dụng thẻ điểm cân bằng BSC vào quản lý doanh nghiệp

Ông Mại nhận định, chúng ta đã có luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặc dù chưa tác động được bao nhiêu, nhưng đang thiếu luật hỗ trợ các tập đoàn kinh tế lớn: “Tôi cho rằng rất cần, khi chúng ta sửa luật về doanh nghiệp và luật đầu tư, ít nhất chưa có luật thì cần có chương về tập đoàn kinh tế lớn. Tập đoàn kinh tế lớn bắt đầu từ cấu trúc của tập đoàn, quản trị của tập đoàn, xây dựng thương hiệu và cộng tác giữa các tập đoàn trong từng lĩnh vực.

Tôi cho rằng đây là vấn đề phụ thuộc hoàn toàn vào thể chế của nhà nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói, để xây dựng chính phủ kiến tạo, chính phủ điện tử, cần quan tâm đến hai việc: giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô lớn hơn và xây dựng các tập đoàn mạnh tầm cỡ khu vực và từng bước nhằm trong nhóm phát triển hơn. Đây là việc đại sự của đất nước.

Nếu chúng ta muốn trong giai đoạn 2021 – 2030 tiến lên nước có thu nhập trung bình cao, thu nhập cao, rõ ràng phát triển doanh nghiệp tư nhân, và doanh nghiệp FDI là hai nhân tố quan trọng để hướng tới mục tiêu đó”.

Nguồn: Kênh thông tin Kinh doanh – Doanh nhân Cafebiz

Đọc thêm:

Câu chuyện thành công của hệ điều hành phổ biến nhất hành tinh: Android

Amazon phát triển công nghệ AI giúp nhận biết cảm xúc con người