Thách thức và cơ hội chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Hệ thống quản lý sản xuất MES tăng hiệu quả sản xuất
26 December, 2023
Thông tin nhân sự
Doanh nghiệp Việt thời chuyển đổi số: Đừng chết như Kodak và Nokia!
27 December, 2023
Show all
Thách thức và cơ hội chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Thách thức và cơ hội chuyển đổi số trong doanh nghiệp

5/5 - (3 votes)

Last updated on 23 October, 2024

Chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà còn là sự thực tế không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp hiện đại. Theo Tiến sĩ Myria Kkali, Giám đốc học thuật của CIM, “Các doanh nghiệp không có lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển đổi số“. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của việc thích nghi với sự biến đổi kỹ thuật số, đặt ra nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng mang lại không ít cơ hội trong quá trình doanh nghiệp chuyển đổi số.

Trong bối cảnh ngày nay, khi thế giới đang chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình kỹ thuật số, việc không chỉ hiểu rõ về chuyển đổi số mà còn tận dụng những cơ hội mà nó mang lại trở nên cực kỳ quan trọng. Bài viết này sẽ đàm phán về những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi số, đồng thời nhìn nhận sự xuất hiện của những cơ hội đáng giá mà nó đem lại. Hãy cùng nhau khám phá hành trình của doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số hóa, nơi mà thách thức và cơ hội tương tế, đan xen, đánh bại đồng thời tạo nên một bức tranh đa chiều của sự đổi mới và phát triển.

Chuyển đổi kỹ thuật số là gì?

Chuyển đổi số (digital transformation) số được định nghĩa là tái cơ cấu hoặc là khoản đầu tư mới vào, công nghệ và mô hình kinh doanh để thu hút khách hàng số hiệu quả hơn tại mọi điểm tiếp xúc trong vòng đời trải nghiệm của khách hàng. Kết hợp thành công các công nghệ số ngày nay đòi hỏi các công ty phải vận hành theo nhiều cách mới. Như Charles Darwin đã nói: “Những loài mạnh nhất không phải là những kẻ tồn tại còn sót lại mà là những loài thích nghi tốt nhất với môi trường thay đổi để tìm thấy chính bản thân mình”

Do đó, chuyển đổi số không chỉ còn là lựa chọn cho các tổ chức nữa mà là điều cần thiết buộc các công ty phải chuyển sang các cách thức kinh doanh mới trong kỷ nguyên số 4.0. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là chuyển đổi số đề cập đến những thay đổi trong đổi mới sản phẩm, tập trung vào trải nghiệm phân phối, vận chuyển mang đến cho người tiêu dùng và tái cấu trúc nội bộ các hoạt động kinh doanh và văn hóa công ty.

Lợi ích của chuyển đổi kỹ thuật số

Chuyển đổi là một khái niệm mới, nhưng cho đến nay nhiều bằng chứng đã cho thấy kết quả đạt được nhờ ứng dụng công nghệ số trong các doanh nghiệp là rất đáng khích lệ, với nhiều lợi ích mong đợi như:

  • Cắt giảm chi phí
  • Cải thiện chiến lược khách hàng
  • Củng cố hệ thống vận hành
  • Phân tích tốt hơn
  • Tập trung hơn vào khách hàng tiềm năng
  • Sản phẩm / dịch vụ mới
  • Phân khúc thị trường chính xác
  • Trải nghiệm khách hàng toàn cầu
  • Tăng sự nhanh nhẹn và đổi mới

Hãy làm như Starbucks

Starbucks đã thành công tăng trưởng kinh doanh nhờ việc áp dụng chuyển đổi số hóa. Trong năm 2009, sau khi nhận thấy sự sụt giảm trong hiệu suất dẫn đến giá cổ phiếu công ty giảm chỉ còn một nửa, Starbucks đã xem xét đến kỹ thuật số nhằm thu hút lại khách hàng. Sử dụng số để tái cơ cấu hoạt động nội bộ và tạo ra một bộ phận cho các dự án kỹ thuật số. Nhằm nỗ lực cải tiến cách kết nối với khách hàng, Starbucks bắt đầu cung cấp Wi-Fi miễn phí tại các cửa hàng Starbucks, cùng với một trang đích kỹ thuật số (digital landing page) trên nhiều phương tiện truyền thông, bao gồm nhiều nội dung miễn phí từ các ấn phẩm như The Economist.

See also  Chuyển đổi số quản trị nhân sự - Hội thảo ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn

Một bước tiến kỹ thuật số mang tính chiến lược khác đó là đẩy nhanh tốc độ của các giao dịch số, bằng cách cắt giảm 10 giây trong mọi giao dịch qua thẻ hoặc qua điện thoại di động, giảm tổng số thời gian lên đến 900.000 giờ. Starbucks cũng đã cập nhật hình thức thanh toán bằng di động tại các cửa hàng của mình và đang xử lý 3 triệu thanh toán di động mỗi tuần. Sau đó, khách hàng sẽ đặt hàng trực tiếp từ điện thoại di động của họ.

Bằng cách thay đổi mối quan hệ khách hàng, cách vận hành và mô hình kinh doanh nhờ sử dụng các kênh truyền thông xã hội, di động và các công nghệ khác, Starbucks đã lấy lại tương tác với khách hàng và tăng hiệu suất tổng thể. Kết quả cho sự tiên phong trong ứng dụng công nghệ số vào mô hình hoạt động của hệ thống, giá cổ phiếu của Starbucks cũng đã tăng trở lại, từ khoảng $ 8 trong năm 2009 lên gần $ 58 vào tháng 7 năm 2018 trên sàn chứng khoán NASDAQ.

Đọc thêm: Chuyển đổi số trong Marketing từ thành công của Starbucks

Các cấp độ khác nhau của sự phát triển kinh doanh kỹ thuật số

Không phải tất cả các tổ chức đều có cùng mức độ phát triển số như Starbucks. Một nghiên cứu của Westerman et al. (2012) đã phân loại các tổ chức thành 4 cấp độ khác nhau, theo sự phát triển kỹ thuật số của họ.

• Mới bắt đầu (Beginner): Các công ty có thể sử dụng email, Internet và các loại phần mềm doanh nghiệp khác nhau. Nhưng họ đang thích nghi rất chậm, hoặc vẫn còn hoài nghi vào các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến như các kênh truyền thông xã hội và phân tích.

• Bảo thủ (Conservative): Các công ty cố tình đi ngược lại khi nói đến các công nghệ mới, mặc dù cách thức quản lý của họ có tầm nhìn và cấu trúc hiệu quả để điều chỉnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào lĩnh vực, kinh doanh, sản xuất.

• Xu hướng (Fashionista): Các công ty rất tích cực trong việc áp dụng các công nghệ mới, nhưng không phối hợp tốt giữa các phòng ban hoặc không có tầm nhìn hiệu quả ngay lập tức để xử lý các vấn đề trong kinh doanh kỹ thuật số.

• Chuyên gia số hóa (Digirati)  Các công ty có các giám đốc điều hành chia sẻ một tầm nhìn mạnh mẽ về những lợi ích công nghệ mới mang lại, đầu tư và quản lý các công nghệ kỹ thuật số một cách nhanh chóng và hiệu quả và đạt được giá trị cao nhất từ việc chuyển đổi kỹ thuật số.

Một nghiên cứu của MIT Center for Digital Business và Capgemini Consulting đã phát hiện ra rằng chỉ có 15% người trả lời thuộc nhóm phát triển nhất cùng với Starbucks (như được chỉ ra trong Hình 1 bên dưới). Sáu mươi lăm phần trăm số người được hỏi trong các tổ chức xếp hạng cấp độ thấp nhất – Người mới bắt đầu.

See also  Doanh nghiệp và người tiêu dùng trong chiến lược chuyển đổi số

Tiến hành thay đổi

Do đó, không phải tất cả các công ty và tổ chức đều chấp nhận thay đổi và chuyển đổi số, một số người từ chối nó, một số người lại rất hoài nghi về giá trị của nó. Vì vậy, làm thế nào họ có thể thực hiện thay đổi theo cách hiệu quả nhất? Một cuộc khảo sát của MIT Sloan Management Review đã đặt ra câu hỏi: Công nghệ số thay đổi cách thức các công ty kinh doanh như thế nào? Kết quả cho thấy rằng việc ứng dụng công nghệ số là không đủ. Chìa khóa để chuyển đổi số thành công ngoài quan tâm đến công nghệ, chúng ta còn phải đặt vấn đề về chiến lược, văn hóa và phát triển tài năng. Hơn nữa, nhiều người trả lời khảo sát đặt câu hỏi liệu lãnh đạo của công ty họ có các kỹ năng và khả năng để dẫn dắt tổ chức trong môi trường số hay không.

Trong khi mỗi tổ chức ứng dụng công nghệ của mình theo một cách khác nhau, có một vài chìa khóa phổ biến để tận dụng tối đa chuyển đổi sốThứ nhất, công nghệ cũ phải kết nối với công nghệ mới. Chuyển đổi và đổi mới số chỉ có thể có hiệu quả như kì vọng khi nó có khả năng kết nối, do đó, hiểu quy trình công việc hiện tại và cách tác động của công nghệ đến quy trình là rất quan trọng. Tiếp theo, các công ty phải xem xét các khác biệt về mô hình hoạt động và các yếu tố của doanh nghiệp như tốc độ, sự nhanh nhẹn, tính lưu động và sự tham gia của khách hàng trước thời hạn để tránh các vấn đề xảy ra trong quá trình chuyển đổi. Đầu tư công nghệ hay thất bại của quá khứ không nên ảnh hưởng đến việc thay đổi trong tương lai.

Hơn nữa, văn hóa mới trong tổ chức phải được thiết lập, đảm bảo rằng các nhân viên tin vào tiềm năng chuyển đổi số. Một lực lượng lao động cần đào tạo thích hợp và luôn có các cơ hội học tập liên tục để trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết để tối đa hóa tác động của chuyển đổi số. Như đã thấy trong Hình 2 bên dưới, các thái độ bảo thủ của sự sợ hãi và sự thiếu hiểu biết đã đánh bại chuyển đổi số trong nhiều nền văn hóa doanh nghiệp. Theo nghiên cứu được tiến hành bởi MIT Sloan, hơn 20% người được hỏi cho rằng điều  cản trở việc áp dụng công nghệ số đó chính là nội bộ chính trị bao gồm cả nỗi sợ mất quyền lực trong tổ chức. Do đó, trong giai đoạn chuyển tiếp này, sự cùng tồn tại của hai mô hình khác nhau (cũ và mới) có khả năng làm chậm hoạt động và biến những quyết định thành câu hỏi. Những kết quả tiêu cực này chỉ trở nên tồi tệ hơn nếu trong các doanh nghiệp không thể trao đổi và giao tiếp cởi mở. Các nhà lãnh đạo tổ chức phải truyền đạt liên tục, rõ ràng những kỳ vọng về trách nhiệm và nhiệm vụ của nhân viên để giảm thiểu sự gián đoạn.

See also  OOC vững bước vào kỷ nguyên 4.0: Thách thức mới, cơ hội mới

Cuối cùng, một trong số những trở ngại rõ ràng đối với chuyển đổi số là thiếu sự mơ hồ về các kết quả. Khi đầu tư vào một công nghệ mới, các công ty muốn biết rằng họ đang nhận được một lợi ích nào đó. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần tận dụng các chỉ số để giúp biến đổi số xảy ra.

Xung đột văn hóa

Thái độ sợ hãi và thờ ơ đã đánh bại sự chuyển đổi số trong nhiều văn hóa doanh nghiệp

Điều gì là trở ngại văn hóa lớn nhất khi chuyển đổi số trong các tổ chức, doanh nghiệp?

–          Cạnh tranh sự ưu tiên: “ chúng tôi không có thời gian để áp dụng công nghệ ngay bây giờ” 53%

–          Không thông thạo về kỹ thuật số:” Chúng tôi không biết phải làm như thế nào” 52%

–          Phản đối với sự thay đổi: “ Đây là cách mà chúng tôi vẫn luôn hoàn thành công việc” 40%

–          Chuyển đổi kỹ thuật số đe dọa cơ cấu quyền lực đang hiện hành: “tôi sẽ mất đi tầm ảnh hưởng trong tổ chức” 25%

–          Nội bộ chính trị: “ chuyển đổi kỹ thuật số không được chính trị ủng hộ” 21%

–           Lo sợ rủi ro:” Chuyển đổi kỹ thuật số không đáng để mạo hiểm” 18%

Đọc thêm: Số hóa tài liệu là gì? Dịch vụ số hóa tài liệu? OOC.vn

Kết luận

Khi ngày càng có nhiều công ty tự biến đổi và tiềm năng của các công ty này rất được mong chờ, khả năng phần lớn chưa được khai thác. Công nghệ số có tiềm năng cách mạng hóa các ngành công nghiệp, do đó các giám đốc điều hành của công ty nên có tầm nhìn rộng, tư duy vượt giới hạn và thử những điều mới mẻ. Cách để thực hiện chuyển đổi số đó chính là bắt đầu từ các bước nhỏ, với một kế hoạch chiến lược đã được hoạch định rõ ràng. Bước đi sai lầm duy nhất của các giám đốc điều hành đó là không làm gì cả, cho đến khi họ sẽ thấy bản thân và các mô hình kinh doanh của công ty đã lỗi thời và được thay thế bởi các công ty sẵn sàng chấp nhận thử thách.

Tóm lại, bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về khái niệm về Chuyển đổi số, và thảo luận về những thách thức và cơ hội mà nó mang đến. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ thảo luận về cách các doanh nghiệp khởi nghiệp ở bất kỳ quy mô nào có thể tận dụng lợi thế của Chuyển đổi số (Digital Transformation) để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Nguồn: Lược dịch bởi Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

——————————-

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những đơn vị tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao. Ngoài ra, OCD còn cung cấp dịch vụ Tư vấn Chuyển đổi số nhằm giúp doanh nghiệp xử lý vấn đề thiết kế và triển khai cụ thể của hệ thống.

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn