Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược marketing cho từng giai đoạn

CRITICAL PATH METHOD
Critical Path Method là gì? Phương pháp đường găng giúp quản lý dự án
18 July, 2023
mô hình marketing mix 7p
Marketing Mix 7P là gì? Phân tích Case Study từ các công ty lớn
20 July, 2023
Show all
Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược marketing cho từng giai đoạn

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược marketing cho từng giai đoạn

5/5 - (1 vote)

Last updated on 15 November, 2024

Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?

Chu kỳ sống của sản phẩm (hay còn gọi là vòng đời sản phẩm) là thuật ngữ dùng để mô tả sự biến đổi của doanh số tiêu thụ kể từ khi sản phẩm được tung ra thị trường đến khi nó phải rút lui khỏi thị trường. Chu kỳ sống của sản phẩm có thể được xem xét cho từng mặt hàng cụ thể, từng nhóm chủng loại, thậm chí từng nhãn hiệu sản phẩm.

Sự tồn tại chu kỳ sống của sản phẩm là hiển nhiên, hy vọng về sự tồn tại lâu dài với doanh số cao đối với một sản phẩm, chủng loại sản phẩm hoặc nhãn hiệu sản phẩm là chính đáng. Nhưng hy vọng đó chỉ đạt được khi doanh nghiệp biết được sự diễn biến của chu kỳ sống, đặc điểm của nó, đồng thời có những điều chỉnh chiến lược Marketing thích hợp. Đây là một mô hình marketing được sử dụng khá phổ biến tại các doanh nghiệp lớn.

Các giai đon trong chu k sng ca sn phm và chiến lược marketing tương ứng

Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

Đối với từng sản phẩm, nhóm chủng loại hoặc nhãn hiệu sản phẩm có thể có số lượng và độ dài từng giai đoạn khác nhau. Nhưng dạng khái quát về mặt lý thuyết thì chu kỳ sống sản phẩm có bốn giai đoạn. Đó là: tung sản phẩm vào thị trường, phát triển, bão hòa và suy thoái.

Tung sn phm ra th trường (giai đon gii thiu)

Đây là giai đoạn mở đầu của việc đưa sản phẩm ra bán chính thức trên thị trường. Bởi vậy nó đòi hỏi phải có thời gian và sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt. Mặc dù vậy mức tiêu thụ trong giai đoạn này thường tăng chậm chạp vì các lý do sau:
  • Doanh nghiệp mở rộng năng lực sản xuất
  • Doanh nghiệp còn phải gặp phải những vướng mắc về kỹ thuật
  • Chậm triển khai một kênh phân phối hiệu quả
  • Khách hàng chưa từ bỏ thói quen tiêu dùng trước đây
  • Khả năng mua sắm còn hạn chế
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường chịu lỗ hoặc lãi rất ít, mặc dù giá bán thường được quy định cao. Hướng chiến lược của hoạt động Marketing trong giai đoạn này là:
  • Tập trung nỗ lực bán vào nhóm khách hàng có điều kiện sẵn sàng mua nhất
  • Động viên khuyến khích các trung gian Marketing
  • Tăng cường quảng cáo và xúc tiến bán
See also  Sự trung thành của khách hàng (Customer Loyalty) là gì

Phát trin

Trong giai đoạn này mức tiêu thụ bắt đầu tăng mạnh, trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới, lợi nhuận trong giai đoạn này tăng. Để khai thác và kéo dài tối đa cơ hội này, doanh nghiệp có thể thực hiện các tư tưởng chiến lược sau:
  • Giữ nguyên mức giá hoặc giảm chút để thu hút khách hàng
  • Giữ nguyên hoặc tăng chi phí kích thích tiêu thụ
  • Tiếp tục thông tin mạnh mẽ về sản phẩm cho công chúng
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo cho nó tính chất mới, sản xuất những mẫu mã mới
  • Xâm nhập vào những phần thị trường mới
  • Sử dụng kênh phân phối mới
  • Thay đổi đôi chút về thông điệp quảng cáo để kích thích khách hàng

Bão hòa (trưởng thành)

Khi nhịp độ tăng mức tiêu thụ bắt đầu chững lại, việc tiêu thụ sản phẩm bước vào giai đoạn chín muồi. Về thời gian, giai đoạn này thường dài hơn các giai đoạn trước và đặt ra những nhiệm vụ phức tạp trong lĩnh vực quản trị Marketing. Sản phẩm tiêu thụ chậm cũng có nghĩa là chúng tràn đầy trên các kênh lưu thông, điều đó hàm chứa một cuộc cạnh tranh gay gắt.
Để cạnh tranh, các đối thủ dùng nhiều thuật ngữ khác nhau như: Bán hạ giá, bán theo giá thấp hơn giá niêm yết chính thức, tăng quảng cáo, kích thích các trung gian thương mại, tăng cường chi phí đầu tư cho việc nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm nhằm tạo ra các mẫu mã hàng mới… tình hình đó dẫn đến sự giảm sút của lợi nhuận. Để sản phẩm tiếp tục tồn tại trên thị trường, các nhà quản trị Marketing có thể có các phương án lựa chọn sau:
  • Tìm thị trường mới cho sản phẩm
  • Cải tiến sản phẩm, thay đổi một số yếu tố, đặc tính của sản phẩm
  • Cải biến các công cụ Marketing Mix
See also  Các dạng câu hỏi trong bảng khảo sát

Suy thoái

Giai đoạn suy thoái xuất hiện khi mức tiêu thụ các sản phẩm hoặc nhãn hiệu sản phẩm giảm sút. Việc giảm sút có thể diễn ra nhanh chóng, chậm chạp, thậm chí đến số không. Cũng có sản phẩm mức tiêu thụ chúng giảm xuống thấp rồi dừng lại ở đó trong nhiều năm.
Mức tiêu thụ giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thành tựu về công nghệ làm xuất hiện sản phẩm mới thay thế, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong và ngoài nước. Khi mức tiêu thụ giảm sút dẫn đến lợi nhuận giảm sút, một số doanh nghiệp có thể rút khỏi thị trường, số còn lại có thể thu hẹp chủng loại sản phẩm chào bán, từ bỏ phần thị trường nhỏ, những kênh thương mại ít hiệu quả nhất, cắt giảm chi phí khuyến khích và hạ giá nhiều hơn. Nhưng việc giữ lại những sản phẩm đã suy thoái có thể gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, thậm chí làm giảm uy tín cho toàn doanh nghiệp. Vì vậy, để hạn chế bớt ảnh hưởng xấu của hiện tượng này doanh nghiệp cần quan tâm các khía cạnh sau:
  • Luôn theo dõi để phát hiện những sản phẩm bước vào giai đoạn suy thoái
  • Đối với từng mặt hàng phải nhanh chóng thông qua quyết định tiếp tục lưu giữ hay thải loại chúng ra khỏi danh mục sản phẩm của doanh nghiệp. Việc lưu giữ mặt hàng đôi khi cũng đem lại mối lợi lớn cho doanh nghiệp, nếu như các đối thủ cạnh tranh rút lui khỏi việc kinh doanh mặt hàng đó nhiều.

Ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm Xiaomi

chu kỳ sống của sản phẩm xiaomi

Triển khai

Xiaomi là một thương hiệu điện thoại đến từ Trung Quốc. Khi tiến vào thị trường Việt Nam, hãng đã bắt đầu triển khai nhiều chiến lược quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng. Công ty đánh mạnh vào các chức năng vượt trội như: thời lượng pin khỏe, chơi game linh hoạt với sự góp mặt quảng bá của các game thủ, streamer. Ngoài ra, Xiaomi còn tận dụng kế hoạch về giá để đánh mạnh vào người mua hàng có thu nhập thấp, tầm trung. Tại thời điểm đấy, Xiaomi được biết đến là chiếc điện thoại ai cũng có thể mua và hãng đã rất thành công trong giai đoạn này.

See also  Mô hình SAVE trong marketing là gì? Phân biệt với mô hình 4P

Phát triển

Khi đã thâm nhập được vào thị trường Việt, với tính năng vượt trội được nhiều người yêu thích đấy là dung lượng pin khủng, điện thoại Xiaomi đã được rất nhiều người mua hàng ưa chuộng, tìm kiếm.

Bão hòa

Với sức cạnh tranh của thị trường, các thương hiệu điện thoại nổi tiếng như Samsung, Iphone, Oppo,… triển khai nhiều chiến lược marketing, cho ra mắt thêm nhiều dòng sản phẩm cải tiến hơn cả về mẫu mã lẫn tính năng. Thêm vào đấy, những thương hiệu này đã có tiếng trong cộng đồng người sử dụng nên rất dễ dàng khiến Xiaomi dẫn đến tình bão hòa.

Suy thoái

Trong trường hợp của Xiaomi, chưa có dấu hiệu rõ ràng về giai đoạn suy thoái. Tuy nhiên, Xiaomi phải tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến công nghệ và cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh.

Trong ví dụ trên, chu kỳ sống của sản phẩm Xiaomi bắt đầu từ giai đoạn phát triển và nghiên cứu, qua ra mắt và giai đoạn tăng trưởng, sau đó đạt đến giai đoạn chín muồi/bão hòa. Xiaomi phải tiếp tục đổi mới và cải tiến để duy trì sự cạnh tranh và tiếp tục thu hút khách hàng trong ngành công nghệ đầy cạnh tranh và nhanh chóng.

Tham khảo thêm:

Critical Path Method (CPM) là gì? Phương pháp đường găng giúp quản lý dự án

Mô hình PESTEL trong phân tích môi trường kinh doanh

Mô hình 5 forces (5 lực lượng cạnh tranh) là gì?

——————————-

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.

Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn