Last updated on 24 May, 2024
Trong cuộc khảo sát này, Bain cũng cung cấp đầy đủ dữ liệu, từ các biến đổi địa lý đến các xu hướng công cụ cụ thể và cảm nghĩ của người quản lý. Dưới đây là năm xu hướng quan trọng: sự chống lại chế độ quan liêu, nắm bắt công nghệ kỹ thuật số, tập trung vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp, chú trọng vào việc tăng cường mối quan hệ khách hàng và tăng cường quan tâm đến kiểm soát chi phí.
Table of Contents
ToggleCác nhà lãnh đạo cũng đang cố gắng ngăn chặn sự quan liêu và sự phức tạp trong doanh nghiệp. Trong khảo sát này, 6 trong số 10 người được hỏi trả lời rằng sự phức tạp quá mức đang làm tăng chi phí của doanh nghiệp và cản trở sự tăng trưởng. Hơn một nửa tin rằng sự quan liêu và mức độ phân cấp quá mức đang đặt họ vào thế bất lợi cạnh tranh
Khi công nghệ kỹ thuật số phát triển và tạo ra sự cạnh tranh không mong muốn từ các đối thủ mới, hỗ trợ tăng trưởng đã trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, 4 trong số 10 người được hỏi cho biết rằng chính cấu trúc và văn hoá doanh nghiệp đang cản trở tăng trưởng lợi nhuận.Các nhà quản lý tiếp tục lập luận rằng văn hoá trong doanh nghiệp ít nhiều cũng quan trọng như tạo dựng chiến lược để thành công trong kinh doanh và 75% số người tham gia khảo sát đồng ý với điều này.
Hạn chế quan liêu và phức tạp trong thời đại sử dụng công cụ quản lýCông nghệ kỹ thuật số là một yếu tố có ảnh hưởng lớn trên tất cả các ngành công nghiệp ở mọi khu vực . ⅔ các nhà lãnh đạo cho biết rằng sự can thiệp của kỹ thuật số và các giải pháp phần mềm đang thay đổi nhanh chóng các quy tắc cạnh tranh trong ngành công nghiệp của họ. Và họ đang tận dụng tốt các công cụ để thích ứng với những thay đổi. Việc sử dụng chuyển đổi số và mức độ hài lòng ngày càng tăng cao, tương đương với mức độ hài lòng của các công cụ khác bao gồm Internet of Things và Advanced Analytics (Phân tích nâng cao).
Các nhà quản lý cũng hài lòng về khả năng thu thập dữ liệu và việc phân tích dữ liệu thành công. Mặc dù có một số doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong việc tận dụng tối đa các phân tích, hơn một nửa số người được hỏi trong cuộc khảo sát này cho rằng họ có thể nắm bắt và khai thác toàn bộ giá trị dữ liệu từ tất cả các góc độ của công ty. Gần một nửa số người được khảo sát cho rằng công cụ Advanced Analytics ( Phân tích nâng cao) họ đang sử dụng có chất lượng vượt trội.
Bên cạnh đó, Agile Management (Quản lý hiệu quả) và Internet of Things là hai công cụ phản ánh sức ảnh hưởng lớn của công nghệ trong quản lý ngày nay. Agile, sử dụng các phương pháp thích ứng được các nhà sản xuất Nhật Bản tiên phong để tăng giá trị của sự đổi mới. Đây vẫn còn là một khái niệm mới đối với nhiều nhà quản lý và chưa được sử dụng rộng rãi, nhưng thứ hạng về mức độ hài lòng cao của công cụ này đang hứa hẹn sự phát triển đáng kể trong tương lai. Hơn nữa, kết hợp với Advanced Analytics, Internet of Things, một mạng lưới các cảm biến được kết nối tạo ra dữ liệu và các thiết bị thông minh có thể trở thành một công cụ tối ưu, giúp giám sát thiết bị và cải thiện các sản phẩm và dịch vụ.
Các nhà lãnh đạo trong thị trường mới nổi đã biết nắm bắt và khai thác toàn bộ giá trị dữ liệu từ tất cả các góc độ của doanh nghiệp và Advanced Analytics (Phân tích Nâng cao) là công cụ đẳng cấp thế giới. Vì vậy, Advanced Analytics được xếp vào nhóm 4 công cụ hàng đầu nhờ một phần thúc đẩy bởi mức độ phổ biến cao ở Châu Á. Tuy vậy, các nhà quản lý ở Bắc Mỹ, Châu Âu và các doanh nghiệp nhỏ không coi trọng kết quả từ công cụ Phân tích Nâng cao nên dẫn đến mức độ hài lòng của người dùng tương đối thấp. Ở Mỹ và Châu Âu, nơi các công ty có kinh nghiệm phân tích dữ liệu lâu hơn, công việc khó khăn trong việc lấy dữ liệu và khai thác dữ liệu để hiểu biết và kết quả có thể làm giảm nhiệt tình của họ.
Tuy nhiên, để có thích ứng và tận dụng thay đổi của kỹ thuật số trong quá trình hoạt động doanh nghiệp không phải là một điều đơn giản. Một số nhà lãnh đạo nói rằng họ đưa ra các chiến lược kỹ thuật số, nhưng không thể quản lý một cách nhanh chóng. Hay họ phải đối mặt với những khoảng cách đáng kể giữa tính năng CNTT và nhu cầu kinh doanh, và gần như nhiều báo cáo cho rằng hệ thống CNTT của họ đang kìm hãm sự tăng trưởng có lợi nhuận.
¾ những người được khảo sát đồng ý rằng văn hóa ít nhiều cũng quan trọng như chiến lược để thành công trong kinh doanh. Tuy nhiên, dễ để xây dựng và duy trì một nền văn hóa doanh nghiệp bền vững là một điều không dễ dàng. Và đáng tiếc rằng, một công cụ hiệu quả để thiết lập như Tuyên bố về Tầm nhìn và Nhiệm vụ dường như không còn được ưa chuộng và chỉ có 32% cho biết đã sử dụng công cụ phổ biến này.
Tại những thời điểm chuyển biến lớn trong doanh nghiệp, ba giá trị cốt lõi là Tuyên ngôn sứ mệnh và tầm nhìn đóng một vai trò quan trọng và là nền móng của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp phát triển càng nhanh, tất cả nhân viên phải hiểu rõ và phát triển theo giá trị cốt lỗi với mục đích lớn của doanh nghiệp của họ. Và Tuyên ngôn sứ mệnh và tầm nhìn giúp các thành viên hiểu rõ và thống nhất hướng đến một mục đích chung. Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, các chiến lược phải rõ ràng để đảm bảo sự nhất quán và đường lối đúng đắn
Tuyên bố sứ mệnh và tầm nhìn có vai trò trong việc củng cố văn hóa doanh nghiệp và khi mức độ hài lòng của công cụ này được xếp ở mức cao cũng giúp khẳng định mức độ cần thiết của công cụ này đối với các doanh nghiệp.
Nguồn: Bain&Company
Lược dịch bởi Công ty CP Giải pháp Công nghệ OOC
Tham khảo các bài viết liên quan:
Các công cụ quản lý và xu hướng – Kỳ 1: Top 25 xu hướng quản trị 2019
Các công cụ quản lý và xu hướng – Kỳ 2: Xu hướng chuyển đổi số