Amazon đã ứng dụng Big Data để hiểu khách hàng như thế nào?

Tư vấn Hệ thống chỉ số KPI
Chỉ tiêu KPI là gì? Phân loại và phương pháp xây dựng chỉ tiêu KPI
17 April, 2020
Có nên tích hợp CRM với hệ thống quản lý giao dịch lõi?
Có nên tích hợp CRM với hệ thống quản lý giao dịch lõi?
21 April, 2020
Show all
Amazon đã ứng dụng Big Data để hiểu khách hàng như thế nào?

Amazon đã ứng dụng Big Data để hiểu khách hàng như thế nào?

5/5 - (1 vote)

Last updated on 25 September, 2024

Trong bài viết này, OCD sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về cách thức Amazon đã ứng dụng Big data trong hoạt động kinh doanh của mình như thế nào.

Cách Amazon sử dụng Big Data (Dữ liệu lớn) trong thực tế

Amazon đã phát triển mạnh mẽ bằng cách trở thành một nền tảng – nơi cung cấp tất cả mọi lựa chọn. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với quá nhiều các lựa chọn lớn như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy choáng ngợp và mất nhiều thời gian để tìm kiếm thứ họ thực sự muốn. Khách hàng mỗi khi mua hàng có quá nhiều dữ liệu phải xử lý khi quyết định mua hàng, dù có vô số sự lựa chọn những với khách hàng thực sự không có nhiều kiến thức và ý tưởng về tất cả sản phẩm đó, họ sẽ không biết đâu là lựa chọn tốt nhất cho mình.

Để giải quyết vấn đề này, Amazon đã ứng dụng Big data (Dữ liệu lớn) thu thập từ khách hàng để phân tích, xây dựng và điều chỉnh công cụ đề xuất trên website của mình tinh tế và chính xác hơn. Khi Amazon có nhiều thông tin về bạn, họ ngày càng có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn những gì bạn muốn mua. Và đặc biệt hơn, khi một nhà bán lẻ biết bạn muốn mua gì, họ sẽ tăng được tính thuyết phục trong quá trình ra quyết định mua hàng của bạn.

Một ví dụ mà Amazon đã thành công đó là gợi ý cho bạn các sản phẩm gần nhất với nhu cầu thực của bạn, thay vì bạn phải tự tìm kiếm trong toàn bộ danh mục dài dằng dặc.

Công nghệ đề xuất của Amazon hoạt động dựa trên nền tảng lọc cộng tác (collaborative filtering), khi đó Amazon đưa ra những gợi ý sau khi đã xây dựng một bức tranh về từng khách hàng, tiếp đó cung cấp các sản phẩm đề xuất dựa trên những nhóm người có thông tin hồ sơ tương tự đã mua.

Một ví dụ mà Amazon đã thành công đó là gợi ý cho bạn các sản phẩm gần nhất với nhu cầu thực của bạn

Các chi tiết kỹ thuật

Không chỉ dừng lại ở các cú click chuột bạn lựa chọn, Amazon còn có thể thu thập dữ liệu dựa trên thời gian bạn dừng lại ở các trình duyệt khác nhau khi bạn truy cập website Amazon. Ngoài ra, nhà bán lẻ Amazon cũng sử dụng các bộ dữ liệu bên ngoài, chẳng hạn như dữ liệu điều tra dân số để thu thập các chi tiết nhân khẩu học. 

Hoạt động kinh doanh cốt lõi của Amazon được xử lý trong kho dữ liệu trung tâm, bao gồm các máy chủ Hewlett-Packard (HP) chạy Oracle trên Linux.

Bài học từ Amazon mà bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình?

Quá nhiều sự lựa chọn và quá ít hướng dẫn có thể làm khách hàng bị bối rối, choáng ngợp và khiến họ không thể đưa ra quyết định mua hàng. Các công cụ hỗ trợ rất tốt cho doanh nghiệp trong việc đề xuất gợi ý các sản phẩm và đơn giản hóa nhiệm vụ dự đoán những gì khách hàng muốn, bằng cách hiểu từng cá nhân khách hàng và tìm kiếm những nhóm người phù hợp với những đặc điểm hành vi mua sắm tương tự. Theo cách này, phát triển quan điểm 360 độ về cá nhân khách hàng của bạn là nền tảng của dịch vụ chăm sóc khách hàng và marketing dựa trên Big Data – Dữ liệu lớn.

phát triển quan điểm 360 độ về cá nhân khách hàng của bạn là nền tảng của dịch vụ chăm sóc khách hàng và marketing dựa trên Big Data

Nguồn: https://www.bernardmarr.com/default.asp

OCD lược dịch

Đọc thêm: 7 lý do mang lại thành công cho Amazon

——————————-

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.

Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn