Last updated on 19 September, 2024
Bắt đầu vào năm 1995, Amazon khi đó là chỉ một website bán sách. Trong vòng một tháng kể từ khi thành lập, công ty đã chuyển sách đến hơn 40 quốc gia khác nhau. Kể từ đó, sau cả thập kỷ phát triển, Amazon đã trở thành một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 44% tổng doanh số thương mại điện tử tại Hoa Kỳ năm 2017. Vậy thì, chính xác điều gì đã giúp Amazon đạt được kết quả ấn tượng như ngày hôm nay?
Table of Contents
ToggleThành công của Amazon, phần lớn bắt nguồn từ các công nghệ và thực tiễn sáng tạo, và không thể phủ nhận trong CEO Jeff Bezos là nhà vô địch dẫn đầu giới công nghệ thời ấy. Có thể lấy Echo – thiết bị ra lệnh bằng giọng nói ấn tượng của Amazon là một ví dụ điển hình trong việc ứng dụng công nghệ vào việc chăm sóc khách hàng suốt quá trình họ ra quyết định mua hàng. Echo có thể được sử dụng để bật các bài hát, tìm kiếm thông tin của các đội bóng bạn yêu thích và thậm chí kiểm tra dự báo thời tiết chỉ bằng một vài câu nói. Công nghệ tiên tiến này là một khoản đầu tư lớn cho một công ty thương mại điện tử khổng lồ và đã nhận lại kết quả thành công vượt kỳ vọng: Hơn 22 triệu đơn vị Echo đã được Amazon bán ra chỉ trong vòng một năm 2017.
Quá trình tư duy đó của Amazon không phải lúc nào cũng có mang lại kết quả tích cực so với số tiền đầu tư, nhưng những thành tựu như Echo là một mình chứng rõ ràng nhất khẳng định rằng: sự đổi mới chắc chắn sẽ mang lại nhiều cơ hội thành công và đột phá cho những công ty thương mại điện tử như Amazon.
Amazon đã phát triển một loạt các công cụ hữu ích mà khách hàng có thể sử dụng để theo dõi hành trình gói hàng của mình và nhanh chóng đổi trả các mặt hàng đã đặt, điều này mang lại sự đơn giản và tiện lợi cho khách hàng khi trải nghiệm mua sắm trên Amazon. Đi đầu với sự thấu hiểu khách hàng này, Amazon khẳng định lại vị thế trên thị trường với dịch vụ chăm sóc khách hàng đẳng cấp số một thế giới so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Đội ngũ chăm sóc khách hàng của Amazon đã giành được nhiều giải thưởng vì sự tận tâm trong việc giảm thiểu tối đa và nhanh chóng giải quyết các sự cố khi khách hàng gặp phải. Để làm được điều này, “luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm” trở thành nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Amazon.
Phương tiện truyền thông trên các mạng xã hội cũng được coi là một trong những công cụ vô cùng mạnh mẽ mà Amazon sử dụng để thu hút người mua hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng của mình. Khi vận hàng đúng hướng, các kênh truyền thông xã hội có thể giúp doanh nghiệp thương mại điện tử tập hợp và giải quyết các mối quan tâm của khách hàng, từ đó xây dựng một nền tảng vững chắc từ những khách hàng trung thành với thương hiệu.
Amazon thực hiện hoàn hảo mọi bước trong quy trình giao dịch cùng khách hàng. Họ chọn đúng các sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng muốn và cần, sau đó vận chuyển sản phẩm đến các trung tâm phân phối và việc tận dụng các trung tâm phân phối trên toàn cầu cho phép họ vận chuyển sản phẩm đến tay người dùng trong thời gian ngắn nhất.
Amazon cũng biết cách phát triển mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, từ đó họ cung cấp đến khách hàng sản phẩm với mức giá có chiết khấu tốt nhất. Không dừng lại ở đó, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới cũng đang lên kế hoạch mở rộng thêm hàng ngàn nhân viên, đầu tư nhiều hơn trên khắp Châu Âu trong thời gian tới. Và theo thông tin mới nhất, Amazon cũng đang thử nghiệm khai trương các cửa hàng chính thức có khả năng giao hàng ngay trong ngày bằng công nghệ máy bay không người lái.
Bắt đầu là một cửa hàng sách trực tuyến, đến nay Amazon cung cấp gần như tất cả mọi thứ, từ súp cho đến các loạt hạt. Ví dụ khi search tìm kiếm “súp rau” sẽ trên Amazon, sẽ cho ra hơn 3.000 loại sản phẩm; và kết quả sẽ là 37.000 với từ khoá “hạt”.
Không chỉ sản phẩm, dịch vụ, các doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ cần tập trung đa dạng hoá các thông số kỹ thuật cho website của mình. Như Amazon, hiện đang có 3,6 tỷ backlink ấn tượng và 3,8 triệu tên miền giới thiệu. Danh mục liên kết đa dạng cao đóng vai trò then chốt cho bất kỳ chiến dịch SEO thành công nào.
Một UX (User Experience – trải nghiệm người dùng) mạnh mẽ giúp khách hàng thương mại điện tử dễ dàng tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm, từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi, mang lại doanh thu cao hơn cho doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao Amazon đầu tư một đội phát triển UX tập hợp đầy đủ mọi chuyên gia trong đến từ tât cả lĩnh vực, từ nghiên cứu người dùng và thiết kế tương tác đến phát triển website.
Các chuyên gia UX hợp tác với các kỹ sư, nhà quản lý sản phẩm và giám đốc điều hành Amazon để tạo ra trải nghiệm người dùng liền mạch, thúc đẩy tỉ lệ chuyển đổi mua hàng của khách hàng.
Ai cũng biết “content đuôi dài” (long-tail content) là một trong những yếu tố quan trọng khi SEO một website thương mại điện tử. Cần một lượng lớn từ khóa và từ đồng nghĩa để tăng khả năng hiển thị của trang thương mại điện tử trên trình duyệt công cụ tìm kiếm.
Đó là lý do tại sao Amazon sử dụng các mô tả sản phẩm dài và có phần Q&A ngay tại trang sản phẩm. Tuy nhiên, hãy xem bất kỳ trang sản phẩm nào trên Amazon và khách hàng vẫn sẽ phải đồng ý rằng nội dung dài không hề ảnh hưởng xấu đến giao diện của website hay trải nghiệm người dùng. Sự hợp nhất liền mạch giữa thiết kế và nội dung này đảm bảo rằng Amazon thu hút và tỉ lệ chuyển đổi lưu lượng truy cập web thành người mua hàng rất cao.
Liệu ai sẽ nhớ nếu Amazon không thực sự mang lại lợi ích cho người sử dụng? Amazon đã phải chịu lỗ trong một thời gian rất dài. Nhưng phải đến năm 2003, sau khi thay đổi chiến lược để thích ứng với thị trường, công nghệ và tiềm lực của công ty, Amazon đã bắt đầu có lợi nhuận. Vậy nên dù cách bạn nhìn nhận thế nào,Amazon đã lớn lên từ một cửa hàng sách nhỏ trực tuyến thành một gã khổng lồ trong ngành thương mại điện tử. Bạn thậm chí có thể nói Amazon đã tạo ra ngành công nghiệp này và gần như giành vị trí độc tôn thống trị hoàn toàn thị trường.
Nguồn: https://www.snapagency.com/7-reasons-why-amazon-is-so-successful/
OCD tổng hợp và dịch
Đọc thêm: Digital Marketing là gì? Vai trò của Digital Marketing trong thời đại số
——————————-
Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.
Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn
Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting
Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn