Last updated on 8 June, 2023
Kỹ năng quản lý nhân sự là một trong những kỹ năng mà lãnh đạo cần có. Một nhà quản lý nhân sự chuyên nghiệp không chỉ cần có chuyên môn vững vàng, từ đánh giá năng lực của nhân viên, đến phân bổ công việc, định hướng và giám sát thường xuyên. Ngoài ra, còn nên trau dồi những kỹ năng mềm để tương tác, duy trì sự gắn kết với nhân viên và thúc đẩy họ đạt được năng suất làm việc tối đa. Bài viết giới thiệu tiếp “10 kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả nhà quản trị cần có”
Table of Contents
ToggleNgười quản lý nhân sự cần phải làm chủ kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Đó là sự nhạy bén và khéo léo trong lời ăn tiếng nói để tránh xảy ra hiểu lầm, mâu thuẫn đáng tiếc. Đồng thời, họ cũng là những “chuyên gia tâm lý” hiểu rõ tính chất từng công việc để luôn sẵn sàng hỗ trợ nhân viên với những lời khuyên thích hợp nhất.
Các nhà quản lý có thể hoàn thiện kỹ năng giao tiếp hằng ngày bằng cách:
Kỹ năng giao tiếp
Trong quá trình làm việc, người làm về nhân sự sẽ phải đối mặt với rất nhiều tình huống mâu thuẫn giữa người lao động và doanh nghiệp. Và yêu cầu bạn phải giải quyết bài toán khó này mà không làm mất lòng cả hai bên. Vì vậy, nhà quản lý nhân sự không chỉ cần có một “cái đầu lạnh và một trái tim nóng” để dung hòa các mối quan hệ. Mà còn phải sở hữu kỹ năng kỹ năng đàm phán và thuyết phục, để:
Không chỉ quản lý nhân sự mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần nên biết “lắng nghe”. Kỹ năng lắng nghe giúp họ luôn đồng hành với nhân viên và kịp thời điều chỉnh những quan hệ lao động một cách kịp thời trước mọi thay đổi, biến cố. Có thể nói, một quản lý nhân sự giỏi nhiều khi cần phải biến mình thành một nhà thuyết khách, ngoại giao giỏi, để giúp động viên, hợp lực toàn công ty đưa doanh nghiệp đi lên. Và yêu cầu cao nhất chính là phải lắng nghe như thế nào để nhân viên, cấp dưới cảm nhận được sự tập trung chú ý và đánh giá cao ý kiến của họ từ bạn.
Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu
Đồng thời, các nhà quản lý nhân sự cũng cần chủ động đặt mình vào vị trí của người lao động để thấu hiểu và đồng cảm. “Đọc vị” được người đối diện không chỉ giúp bạn có thể định hướng và làm chủ câu chuyện. Mà còn có thể đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Kỹ năng này sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận, chia sẻ và chăm sóc tốt hơn cho đời sống vật chất lẫn tinh thần của người lao động, nhằm giữ chân nhân viên giỏi và tránh tình trạng “nhảy việc”.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản lý nhân sự là truyền cảm hứng để đưa nhân viên của họ ngày càng tiến xa hơn trong môi trường doanh nghiệp. Nếu như các khoản tiền thưởng là khích lệ tài chính, thì lời khen sẽ tạo ra động lực tinh thần thúc đẩy nhân viên của bạn làm việc hăng say, sáng tạo hơn. Đó có thể là những bằng khen, tuyên dương trước công ty, hoặc đơn giản chỉ là một câu nói: “Anh làm tốt lắm!”. Công nhận những cống hiến một cách chính đáng và kịp thời sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn, như có thể gia tăng đến 200% hiệu quả làm việc của nhân viên.
Kỹ năng tạo động lực
Khen – chê nhân viên là cả một nghệ thuật trong thu phục lòng người. Song song với lời khen, nhà quản lý nhân sự cùng cần quan tâm đến cách thức để khéo léo chỉ ra sai lầm của nhân viên. Nếu bạn chê một cách trực tiếp, khắt khe với từ ngữ thiếu văn hóa sẽ dễ khiến họ ấm ức và từ bỏ công ty ngay lập tức. Một nguyên tắc ngắn gọn cần luôn nhớ là “vừa đấm, vừa xoa”, vì bản chất họ vẫn là những nhân viên tốt. Nhà quản lý nhân sự thực thụ sẽ khéo léo khiến nhân viên có thể nhận biết được lỗi lầm nhưng không làm họ bị tổn thương hay bị xúc phạm để nỗ lực sửa chữa cho tốt hơn.
Một bí mật có thể bạn chưa biết: hầu hết nhân viên cảm thấy ấn tượng và được truyền cảm hứng bởi một nhà lãnh đạo không phải lúc nào cũng chọn con đường an toàn thông thường. Trong rất nhiều tình huống, quản lý nhân sự sẽ phải đưa ra quyết định mà không có các yêu cầu rõ ràng. Đòi hỏi bạn phải có kỹ năng tư duy sáng tạo. Lúc này, họ có thể thử nghiệm các giải pháp chưa có tiền lệ để sai lầm hoặc tạo ra bước đột phá.
Nghề nhân sự không đòi hỏi bạn phải bắt đầu bằng một bằng cấp chuyên nghiệp, điều quan trọng là bạn phải yêu nghề và mài giũa các phẩm chất, kỹ năng cần thiết. Để có thể giữ vị trí quản lý đối với nghề nhân sự, các bạn trẻ hãy bắt đầu với những công việc cụ thể. Nếu có tố chất phù hợp và phát triển tốt các kỹ năng chuyên môn thì vấn đề thăng tiến chỉ là thời gian.
Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC
Tham khảo bài viết
Xu hướng quản trị nhân lực 4.0 và những khuyến nghị đối với Việt Nam
Top 8 phần mềm quản lý nhân sự đơn giản dễ sử dụng