10 kỹ năng mềm quan trọng hàng đầu

Tư vấn hệ thống đánh giá năng lực cho SATO Việt nam
OCD tư vấn hệ thống đánh giá năng lực cho SATO Việt nam
15 July, 2019
Hệ thống trả lương 3P
Tại sao doanh nghiệp cần nên trả lương 3Ps?
16 July, 2019
Show all
Kỹ năng mềm

Các kỹ năng mềm quan trọng

Rate this post

Last updated on 16 July, 2019

Kĩ năng mềm là gì?

Trong khi các kỹ năng cứng là các kỹ năng hữu hình và kỹ thuật dễ dàng được thể hiện bằng trình độ của ứng viên và kinh nghiệm chuyên môn cụ thể thì kỹ năng mềm là thuật ngữ được sử dụng bởi các nhà tuyển dụng để chỉ ra các yếu tố quan trọng các ứng viên nên có trong quá trình tuyển dụng.

Kỹ năng mềm đôi khi được gọi là kỹ năng chuyển đổi hoặc kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Như đã nói, đây là những kỹ năng ít chuyên môn hơn, không bắt nguồn từ những năng khiếu cụ thể nhưng chúng bộc lộ được tính cách và khả năng xã hội của một ứng cử viên. Ví dụ về các kỹ năng mềm quan trọng là giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.

Kỹ năng mềm liên quan đến thái độ và khả năng xã hội của bạn. Vì các kỹ năng mềm ít được đề cập đến bằng cấp của bạn và có mang tính nhân chủng học nhiều hơn, điều quan trọng khi ứng tuyển là phải nhận biết các kỹ năng mềm của bản thân là gì và làm thế nào để bạn có thể chứng minh với nhà tuyển dụng là bạn sở hữu các kĩ năng đó.

Điều này đặc biệt đúng với quy trình tuyển dụng, nơi các khả năng ứng xử và tiềm năng phát triển thường được ưu tiên hơn so với kinh nghiệm chuyên môn. Không nói quá khi việc thể hiện tốt các kỹ năng mềm của bạn tương đương với việc cho nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng để thành công và tiến bộ trong sự nghiệp của bạn.

Tầm quan trọng và cần thiết của kỹ năng mềm?

Kỹ năng mềm là một trong những sự khác biệt chính giữa một ứng viên bình thường và một ứng cử viên lý tưởng. Trong thời buổi thị trường việc làm vô cùng cạnh tranh, các tiêu chí tuyển dụng sẽ không dừng lại ở khả năng kỹ thuật và kiến ​​thức chuyên môn.

Đặc biệt với các cử nhân đại học, các nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm những người có thể trở thành nhà lãnh đạo hoặc có khả năng lãnh đạo phụ thuộc vào những gì mà họ thể hiện và một số kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng cho là quan trọng.

Một ví dụ về sự khác biệt được tạo ra bởi các kỹ năng mềm là nghề bác sĩ. Một bác sĩ được yêu cầu phải có một kỹ năng cứng là khả năng chẩn đoán và kê đơn điều trị cho một loạt các bệnh. Nhưng nếu bác sĩ không có kỹ năng mềm về trí tuệ cảm xúc, sự tin cậy và khả năng thấu hiểu, truyền tải thông điệp y khoa theo cách dễ hiểu cho bệnh nhân thì họ sẽ không được đánh giá cao.

Tương tự như vậy, một nhân viên bán hàng có thể có kiến ​​thức và kinh nghiệp toàn diện về thị trường nhưng họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chốt giao dịch hoặc giữ chân khách hàng nếu họ thiếu các kỹ năng mềm về kỹ năng giao tiếp và khả năng đàm phán.

Kỹ năng mềm không chỉ quan trọng khi gặp mặt và tiếp xúc với khách hàng. Chúng không kém phần quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp hay cách bạn làm việc nhóm.

Xét về mặt tuyển dụng thì các quản lý đánh giá cao các kỹ năng mềm vì điều này cho phép mọi người hoạt động hiệu quả, phát triển tốt được trong các nhóm và các tổ chức nói chung.

Một môi trường làm việc năng suất và lành mạnh phụ thuộc khá nhiều vào các kỹ năng mềm. Xét cho cùng, nơi làm việc là một không gian giữa con người, nơi các mối quan hệ phải được xây dựng và bồi dưỡng, các quan điểm phải được trao đổi, và đôi khi phải giải quyết xung đột. 

Một số kỹ năng mềm quan trọng nhất

  1. Giao tiếp

Là một kỹ năng mềm, giao tiếp không phải là về vấn đề ngôn ngữ học phức tạp hay các bài diễn thuyết. Người giao tiếp có thể điều chỉnh giọng điệu và phong cách của họ theo từng đối tượng, đây còn là khả năng hiểu và hướng dẫn hiệu quả, giải thích các vấn đề phức tạp cho đồng nghiệp và khách hàng. Giao tiếp cũng là một khía cạnh quan trọng của lãnh đạo, vì các nhà lãnh đạo phải có khả năng ủy thác rõ ràng và truyền tải công việc một cách toàn diện.

  1. Tự tạo động lực

Có thái độ tích cực và chủ động làm việc tốt mà không cần giám sát là một kỹ năng mềm quan trọng đối với bất kỳ nhân viên nào.

Nó không chỉ thể hiện độ tin cậy và cam kết, mà còn cho thấy rằng bạn có thể phù hợp hiệu quả trong một cấu trúc tổ chức mà không cần phải giám sát liên tục.

  1. Khả năng lãnh đạo

Lãnh đạo là một kỹ năng mềm bạn có thể thể hiện ngay cả khi bạn không trực tiếp quản lý người khác.

Lãnh đạo có thể được coi là một tập hợp các kỹ năng mềm khác nhau, chẳng hạn như thái độ và quan điểm tích cực chung, khả năng giao tiếp hiệu quả và khả năng tự thúc đẩy và thúc đẩy người khác.

  1. Trách nhiệm

Tự nhận thức là một điều hiếm khi được nhắc tới nhưng kỹ năng này được đánh giá rất cao, bạn biết khi nào nên chấp nhận trách nhiệm cho sai lầm của bản thân là đã thể hiện mức độ khiêm tốn lành mạnh và sẵn sàng học hỏi và tiến bộ.

  1. Làm việc theo nhóm

Giống như lãnh đạo, làm việc nhóm tốt bao gồm sự kết hợp của nhiều kỹ năng mềm khác.

Làm việc trong một nhóm hướng tới một mục tiêu chung đòi hỏi phải có trực giác và sự nhạy bén giữa các cá nhân để biết khi nào nên trở thành một nhà lãnh đạo và khi nào là một người lắng nghe.

Người có khả năng hoạt động nhóm tốt là người biết nhận thức, cũng như khả năng tiếp nhận nhu cầu và trách nhiệm của người khác.

  1. Giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề không chỉ đòi hỏi các kỹ năng phân tích, sáng tạo và đánh giá, mà là một tư duy đặc biệt: những người có thể tiếp cận vấn đề với một cái đầu lạnh và kĩ năng tốt sẽ có được giải pháp hiệu quả hơn

  1. Sự quyết đoán

Biết phân biệt giữa tính quyết đoán và sự liều lĩnh là một kỹ năng mềm được đánh giá cao.

Tính quyết đoán kết hợp một số khả năng khác nhau: khả năng dùng quan điểm để phân tích sự việc, cân nhắc các lựa chọn, đánh giá tất cả các thông tin liên quan và, đặc biệt, để lường trước hậu quả, tốt và xấu.

  1. Khả năng làm việc dưới áp lực và quản lý thời gian

Nhiều công việc đi kèm với thời hạn yêu cầu và đôi khi yếu tố trách nhiệm cao. Các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao các ứng cử viên thể hiện được thái độ quyết đoán, khả năng suy nghĩ rõ ràng và khả năng ngăn chặn và đặt căng thẳng sang một bên.

Quản lý thời gian có liên quan chặt chẽ đến khả năng làm việc dưới áp lực cũng như trong thời hạn quy định. Nhân viên có khả năng quản lý thời gian tốt có thể ưu tiên hiệu quả các nhiệm vụ và sắp xếp lịch trình của họ, đồng thời có thái độ cởi mở cho phép họ đảm nhận nhiệm vụ và thời hạn mới.

  1. Sự linh hoạt

Đương nhiên, mọi người sẽ cảm thấy khó khăn khi rời khỏi vùng thoải mái được hình thành bởi phạm vi kỹ năng cứng của họ. Linh hoạt là một kỹ năng mềm quan trọng, nó thể hiện khả năng, sự sẵn sàng tiếp thu các kỹ năng cứng mới và có tinh thần cởi mở với các nhiệm vụ mới và thử thách mới.

  1. Đàm phán và giải quyết xung đột

Đây là một trong những kỹ năng mềm mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các nhà lãnh đạo tiềm năng.

Trở thành một nhà đàm phán lão luyện là biết cách thuyết phục và gây ảnh hưởng, đồng thời tìm kiếm một giải pháp có lợi cho tất cả các bên.

Tương tự, giải quyết xung đột phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp cá nhân mạnh mẽ và khả năng thiết lập mối quan hệ với các đồng nghiệp và khách hàng.

Làm thế nào để thể hiện các kỹ năng mềm của bạn trong CV và khi phỏng vấn?

Cũng như các kỹ năng cứng, bạn nên dành thời gian xem xét các kỹ năng mềm của mình là gì (có thể tham khảo từ những người hiểu rõ về bạn) và làm nổi bật chúng bất cứ nơi nào có thể trong cả CV và trong các cuộc phỏng vấn xin việc. Kỹ năng cứng có thể được thể hiện thông qua trình độ, nhưng kỹ năng mềm thì khó khăn hơn một chút.

Những kĩ năng này có thể được rút ra từ kinh nghiệm chuyên môn, cá nhân hoặc học tập. Hãy nhớ rằng bạn cần thể hiện, đừng nói: nếu bạn nói rằng bạn là một người giao tiếp tuyệt vời có thể làm phản tác dụng khiến nhà tuyển dụng cảm thấy không tin tưởng.

Nếu bạn đã là một sinh viên đại học, bạn có thể sẽ có kinh nghiệm trong việc đưa ra quyết định và quản lý lịch trình của bản. Nếu trước đây bạn đã từng làm bất kỳ công việc nào có yếu tố dịch vụ khách hàng, bạn có thể phải sử dụng các kỹ năng giao tiếp và giải quyết xung đột để giải quyết mọi khiếu nại.

Mặt khác, với CV của bạn, cách dễ nhất và thiết yếu nhất để thể hiện các kỹ năng mềm là soát lại chi tiết các mục bạn đã sắp xếp và loại bỏ lỗi chính tả.

Khi bạn tham dự một cuộc phỏng vấn, hãy nhớ rằng đây là cơ hội đầu tiên của bạn để thể hiện kỹ năng giao tiếp với các nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn. Hãy tỏ ra chuyên nghiệp, giao tiếp bằng mắt, bắt tay, lắng nghe các câu hỏi và trả lời đầy đủ.

Tham khảo thêm tại: Kỹ năng mềm là gì?

Nguồn: Kỹ năng mềm