Phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) – Xu thế tất yếu của thị trường phần mềm doanh nghiệp

digiiCAT
Thế nào là một phần mềm đánh giá năng lực tốt?
12 December, 2018
hệ thống erp 10 điều cần biết
Hệ thống ERP và 10 điều bạn cần biết
17 December, 2018
Show all
SaaS phần mềm dạng dịch vụ

phần mềm dạng dịch vụ

Rate this post

Last updated on 23 October, 2024

Phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) chắc chắn sẽ trở thành xu thế và cũng là lựa chọn của các doanh nghiệp Việt Nam, cùng với làn sóng công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ.

Mới chỉ bắt đầu phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng SaaS (Software as a Service – phần mềm dạng dịch vụ (SaaS)) đã được các doanh nghiệp ở mọi quy mô trên thế giới ưa chuộng. Theo một khảo sát gần đây nhất từ BetterCloud, đến năm 2020, 73% doanh nghiệp thế giới sẽ chuyển sang dùng SaaS hoàn toàn.

Theo dự đoán của các chuyên gia, cùng với làn sóng công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) chắc chắn trở thành xu thế và cũng là lựa chọn của các doanh nghiệp Việt Nam.

Bước tiến dài của công nghệ phần mềm

Về mặt định nghĩa, phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) là một dạng chuyển giao phần mềm cho phép người dùng truy cập từ xa bằng trình duyệt web thông qua kết nối Internet.

Người dùng chỉ cần trả một khoản phí để “thuê” dịch vụ từ nhà cung cấp, hoặc được dùng miễn phí một số tính năng cơ bản, mà không cần phải đầu tư vào server hay chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật như khắc phục sự cố và bảo trì hệ thống…

So với loại hình phần mềm truyền thống (SaaP – Software as a Product) tức là mua phần mềm về cài đặt, thì SaaS được coi là bước tiến dài của công nghệ phần mềm đặc biệt là đối với các doanh nghiệp.

Trước đây, doanh nghiệp dùng SaaP sẽ phải mất rất nhiều công sức để cài đặt, bỏ chi phí lớn để bảo trì, và chịu rủi ro cao khi có hư hỏng. Giống như việc mua một chiếc phi cơ riêng, bên cạnh một khoản tiền lớn để sở hữu nó, bạn còn phải tự chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa. Trong khi đó, SaaS lại giống như việc bạn đặt chỗ để sử dụng dịch vụ bay của các hãng, cách sử dụng này văn minh và tiết kiệm hơn rất nhiều.

See also  Tối ưu hóa quy trình trong chuyển đổi số doanh nghiệp

Thời gian để triển khai một phần mềm SaaS trong một doanh nghiệp thường chỉ mất 5-7 ngày (so với thời gian 6 tháng hoặc lâu hơn để lắp đặt hoàn chỉnh một hệ thống on-premise). Người dùng sau khi được cấp tài khoản có thể đăng nhập và sử dụng được ứng dụng ngay. Khi cần cập nhật hay mở rộng hệ thống, doanh nghiệp chỉ cần mua thêm tài khoản, sử dụng thêm hoặc bớt các ứng dụng để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng lên của doanh nghiệp, mà không hề ảnh hưởng tới các bộ phận khác.

Xu thế của công nghệ phần mềm dành cho doanh nghiệp

Với nhiều tính chất phù hợp với doanh nghiệp như chi phí áp dụng và chi phí chuyển đổi thấp, độ linh hoạt cao, phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) được ngày càng nhiều các doanh nghiệp sử dụng. Bằng cách ứng dụng SaaS, doanh nghiệp có thể tập trung hơn vào việc ổn định và phát triển kinh doanh thay vì việc xử lý, nâng cấp, quản trị hệ thống.

Thêm vào đó, các phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) hiện nay, ngày càng được chuyên biệt hóa và phục vụ cho hầu hết các bộ phận của doanh nghiệp, từ nhân sự, vận hành, tài chính, phát triển sản phẩm đến sales-marketing, chăm sóc khách hàng… Thậm chí, có cả những dịch vụ rất chuyên sâu như phân tích và tối ưu một mẫu tin tuyển dụng, hay phần mềm chuyên cho quản lý bài đăng trên mạng xã hội,… cũng được nhiều đơn vị phát triển để đáp ứng từng kỳ vọng nhỏ nhất của doanh nghiệp.

Theo Blissfully, tính đến cuối năm 2017, trung bình một doanh nghiệp sẽ sử dụng 18 phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) và đầu tư cho SaaS khoảng 136.000 USD mỗi năm… Đáng nói hơn là các nhà cung cấp Saas hàng đầu hiện nay đều có bóng dáng tên tuổi của những ông lớn như Microsoft Azure, Amazon Web Services, Google Cloud, Adobe Creative Cloud… Điều này cho thấy SaaS gần như chiếm vị trí áp đảo trên thị trường công nghệ phần mềm.

See also  Khóa học KPI cho công ty dịch vụ dầu khí - PTSC Thanh Hóa

Các doanh nghiệp trên thế giới có xu hướng sử dụng SaaS là loại hình phần mềm duy nhất

Trong một báo cáo mới có tên Thị trường phần mềm dạng dịch vụ (SaaS): Công nghệ và thị trường toàn cầu đến năm 2022, BCC Research dự đoán rằng ngành công nghiệp dựa trên mô hình SaaS được định giá 44,4 tỷ USD vào năm 2017. Tới 2022, người ta ước tính giá trị đó sẽ đạt được 94,9 tỷ USD, nghĩa là tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) của thị trường SaaS vào khoảng 16,4% – một con số “khủng” cho thấy tiềm năng và cơ hội rộng mở cho ngành dịch vụ phần mềm này.

Bởi lẽ các phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) có thể đến từ rất nhiều nhà cung cấp, nên xu hướng hiện đại của mô hình SaaS trên thế giới chính là gia tăng tích hợp giữa các phần mềm này để chúng cùng vận hành trơn tru, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho toàn doanh nghiệp.

Điều này lý giải cho việc một doanh nghiệp có thể sử dụng đồng thời nhiều phần mềm SaaS. Theo dữ liệu thống kê năm 2017 của BCC Research, con số trung bình được tính trên thế giới là 16 phần mềm/doanh nghiệp.

Tín hiệu đáng mừng cho ngành phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) Việt Nam

Theo nghiên cứu được thực hiện năm 2016 của Hiệp hội Điện toán Đám mây Châu Á, Việt Nam có tốc độ phát triển ngành điện toán đám mây nhanh thứ 14 châu lục, ngay sau sau hai quốc gia có nền công nghiệp phát triển bậc nhất là Trung Quốc và Ấn Độ và bỏ xa các nước khác trong khu vực.

Trong khi xu hướng SaaS đang dẫn đầu lĩnh vực B2B Tech (công nghệ dành cho doanh nghiệp) trên thế giới, thì SaaS vẫn còn là thuật ngữ khá mới mẻ ở Việt Nam. Nhưng theo dự đoán của các chuyên gia, cùng với làn sóng công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, SaaS chắc chắn trở thành xu thế và cũng là lựa chọn của các doanh nghiệp trong tương lai.

See also  Ứng dụng công nghệ kiểm tra chất lượng và tích hợp MES tự động hóa QC

Một tín hiệu đáng mừng là trong vài năm trở lại đây, nhiều đơn vị trong nước đã bắt đầu phát triển và cung cấp dịch vụ B2B SaaS như Base.vn, Amis, Getfly, OOC digiiMS…Với chi phí rẻ hơn nhiều lần và dịch vụ chăm sóc khách hàng thuận lợi hơn so với các dịch vụ SaaS quốc tế, đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với loại hình phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) này. Ngay cả những doanh nghiệp với quy mô dưới 10 người cũng có thể dễ dàng triển khai và sử dụng các phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) chuyên nghiệp.

“Doanh nghiệp Việt Nam thực ra rất cởi mở. Trở ngại lớn nhất chỉ là doanh nghiệp chưa biết về sự tồn tại của loại hình phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) mới mẻ này. Đơn cử như Hệ thống quản trị tuyển dụng ATS (Applicant Tracking System) là một hình thức SaaS đã phổ biến trên thế giới cả chục năm nhưng với doanh nghiệp Việt Nam thì đa số là lần đầu nghe đến. Nhưng nếu doanh nghiệp hiểu được bài toán của mình và mong muốn phát triển tốt hơn thì việc áp dụng công nghệ là rất dễ dàng”, ông Phạm Kim Hùng, CEO của Base và cũng là một chuyên gia đã có nhiều năm phát triển B2B SaaS tại Việt Nam chia sẻ.

Với ưu điểm về tính linh hoạt, tiết kiệm chi phí và khả năng mở rộng quy mô, phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) rất phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam với nhiều tiềm năng tăng trưởng đột phá, nhất là trong phong trào Chuyển đổi số đang được thúc đẩy mạnh mẽ.

Nguồn: baomoi

OOC digiiMS sưu tầm.