Tiềm lực doanh nghiệp là gì? Phân tích tiềm lực doanh nghiệp

OOC cung cấp phần mềm nhân sự và KPI cho Nhựa Hưng Yên
OOC cung cấp phần mềm nhân sự và KPI cho Công ty sản xuất nhựa Hưng Yên
5 October, 2023
Trạm thu phí tự động không dừng
Toàn bộ thông tin cần biết về thu phí tự động không dừng (ETC)
17 October, 2023
Show all
Tiềm lực doanh nghiệp là gì? Phân tích tiềm lực doanh nghiệp

Tiềm lực doanh nghiệp là gì? Phân tích tiềm lực doanh nghiệp

Rate this post

Last updated on 4 December, 2023

Cơ hội và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của một doanh nghiệp cụ thể. Một cơ hội có thể trở thành “hấp dẫn” với doanh nghiệp này nhưng lại có thể là “hiểm họa” đối với một doanh nghiệp khác vì những yếu tố thuộc tiềm lực bên trong của mỗi doanh nghiệp.

Tiềm lực doanh nghiệp là gì?

Tiềm lực của doanh nghiệp không phải là bất biến, có thể phát triển theo hướng mạnh lên hay yếu đi, có thể thay đổi toàn bộ hay bộ phận. Trong thực tế, các yếu tố thuộc tiềm lực doanh nghiệp thay đổi với tốc độ chậm hơn so với sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh và có thể hạn chế khả năng phản ứng linh hoạt của doanh nghiệp trước sự thay đổi của cơ hội kinh doanh. Cần có sự đánh giá đúng tiềm lực thực tại, có chiến lược xây dựng và phát triển mạnh tiềm lực của doanh nghiệp (tiềm lực tiềm năng). Như vậy, nghiên cứu về tiềm lực doanh nghiệp cùng một lúc có hai nhiệm vụ:

  • Đánh giá tiềm lực hiện tại để lựa chọn cơ hội hấp dẫn và tổ chức khai thác cơ hội hấp dẫn đã đưa vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển tiềm lực tiềm năng của doanh nghiệp để đón bắt cơ hội mới và thích ứng với sự biến động theo hướng đi lên của môi trường, đảm bảo thế lực, an toàn và phát triển trong kinh doanh.

Đánh giá, phân tích tiềm lực của doanh nghiệp có thể dựa vào các yếu tố cơ bản sau:

Tiềm lực tài chính

Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn vốn) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu:

Vốn chủ sở hữu (vốn tự có)

Là độ lớn (khối lượng) tiền của chủ sở hữu hoặc của các cổ đông tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. Là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô cơ hội có thể khai thác.

Vốn huy động

Là vốn vay, trái phiếu doanh nghiệp… phản ánh khả năng thu hút các nguồn đầu tư trong nền kinh tế vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp (do nhiều yếu tố tác động) là khác nhau. Yếu tố này tham gia vào việc hình thành và khai thác cơ hội của doanh nghiệp. 

Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận

Chỉ tiêu được tính theo % từ nguồn lợi nhuận thu được dành cho bổ sung nguồn vốn tự có. Phản ánh khả năng tăng trưởng vốn tiềm năng và quy mô kinh doanh mới.

Giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường

Thường biến động, thậm chí rất lớn. Phản ánh xu thế phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá của thị trường về sức mạnh (hiệu quả) của doanh nghiệp trong kinh doanh.

Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn

Bao gồm các khả năng trả lãi cho nợ dài hạn (từ lợi nhuận) và khả năng trả vốn trong nợ dài hạn (liên quan đến cơ cấu vốn dài hạn), nguồn tiền mặt và khả năng nhanh chóng chuyển thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (tài khoản vãng lai) – thường thể hiện qua vòng quay vốn lưu động, vòng quay dự trữ hàng hóa, vòng quay tài khoản thu/chi … phản ánh mức độ “lành mạnh” của tài chính doanh nghiệp, có thể liên quan trực tiếp đến phá sản hoặc vỡ nợ.

Các tỷ lệ về khả năng sinh lợi

Phản ánh hiệu quả đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể qua các chỉ tiêu cơ bản: % lợi nhuận trên doanh thu (lượng lợi nhuận thu được trên một đơn vị tiền tệ doanh thu), tỷ suất thu hồi vốn đầu tư (% về số lợi nhuận thu được trên tổng số vốn đầu tư). 

Tiềm năng con người

Trong kinh doanh (đặc biệt trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ) con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Kenichi Ohmae đã đặt con người ở vị trí số một, trên cả vốn và tài sản khi đánh giá sức mạnh của một doanh nghiệp. Chính con người với năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng các sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ… một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội. Đánh giá và phát triển tiềm năng con người trở thành một nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiến lược trong kinh doanh. Các yếu tố quan trọng nên quan tâm:

Lực lượng lao động có năng suất, có khả năng phân tích và sáng tạo

Liên quan đến khả năng tập hợp và đào tạo một đội ngũ những người lao động có khả năng đáp ứng cao yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

Để có khả năng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh, một con người phải có thể hội tụ đủ các yếu tố: tố chất – kiến thức – kinh nghiệm. Tố chất là yếu tố bẩm sinh, kiến thức do học tập, nghiên cứu mà có, kinh nghiệm do quá trình tích lũy cá nhân trong lao động mà có. Sự khác biệt về các yếu tố trên hình thành nên những cá nhân có khả năng khác nhau:

  • Người quản lý (lãnh đạo) các cấp (ra quyết định)
  • Người tham mưu (nghiên cứu, đánh giá cơ hội, xây dựng chiến lược/kế hoạch …)
  • Người sáng tạo (nghiên cứu, phát triển ý đồ mới, sản phẩm mới)
  • Người thừa hành (thực hành tác nghiệp cụ thể)

Một doanh nghiệp có sức mạnh về con người là doanh nghiệp có khả năng (và thực hiện) lựa chọn đúng và đủ số lượng lao động cho từng vị trí công tác và sắp xếp đúng người trong một hệ thống thống nhất theo nhu cầu của công việc.

Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực 

Liên quan đến sức mạnh tiềm năng của doanh nghiệp về con người. Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực cho thấy khả năng chủ động phát triển sức mạnh con người của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và đổi mới thường xuyên, cạnh tranh và thích nghi của kinh tế thị trường. Chiến lược này liên quan không chỉ đến những vấn đề về đội ngũ lao động hiện tại mà còn tạo khả năng thu hút nguồn lao động xã hội nhằm kiến tạo được cho doanh nghiệp một đội ngũ lao động. 

  • Trung thành và luôn hướng về doanh nghiệp.
  • Có khả năng chuyên môn cao, lao động giỏi, năng suất và sáng tạo.
  • Có sức khỏe, có khả năng hòa nhập và đoàn kết tốt.
8 yếu tố thể hiện tiềm lực doanh nghiệp

8 yếu tố thể hiện tiềm lực doanh nghiệp

Tiềm lực vô hình (tài sản vô hình)

Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại thông qua khả năng “bán hàng” gián tiếp của doanh nghiệp. Sức mạnh thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn, chấp nhận và quyết định mua hàng của khách hàng. Vô hình bởi người ta không lượng hóa được một cách trực tiếp mà phải “đo” qua các tham số trung gian.

Tiềm lực vô hình không tự nhiên mà có. Tuy có thể được hình thành một cách tự nhiên, nhưng nhìn chung tiềm lực vô hình cần được tạo dựng một cách có ý thức thông qua các mục tiêu và chiến lược xây dựng tiềm lực vô hình cho doanh nghiệp và cần chú ý đến khía cạnh này trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.

Có nhiều nội dung khác nhau có thể sử dụng khi xác định và phát triển tiềm lực vô hình:

Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường

Một hình ảnh “tốt” về doanh nghiệp liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, chất lượng sản phẩm, thái độ đối với khách hàng, giá cả … là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp. Sự “cảm tình”, “tin cậy”, “hiểu biết đầy đủ” về doanh nghiệp có thể giúp đỡ nhiều cho việc ra quyết định có tính “ưu tiên” khi mua hàng của khách hàng. Điều này cho phép doanh nghiệp “dễ” bán được sản phẩm của mình hơn.

Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa

Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp thường liên quan đến khả năng bán các dòng sản phẩm khác nhau của doanh nghiệp. Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa liên quan đến một loại sản phẩm với nhãn hiệu cụ thể của doanh nghiệp. Mức độ đạt được về thức bậc trong “5 mức độ quen thuộc của nhãn hiệu hàng hóa” (1. Nhãn hiệu bị loại bỏ; 2. Nhãn hiệu không được chấp nhận; 3. Chấp nhận nhãn hiệu; 4. Nhãn hiệu ưa thích và 5. Nhãn hiệu nổi tiếng) trên thực tế có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mua sắm và ra quyết định của khách hàng. 

Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp

Hình ảnh và uy tín của lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến các giao dịch thương mại, đặc biệt trong hình thức bán hàng ở “cấp cao nhất”, trong các hợp đồng lớn hoặc trong giao dịch bán hàng ở các doanh nghiệp nhỏ. Mở rộng ra, còn liên quan đến cá nhân người bán hàng ở các cấp. Thực chất, liên quan đến cái “tình” trong bán hàng và uy tín, quan hệ cá nhân trong kinh doanh, thể hiện mối quan hệ xã hội, tính “văn hóa”, “nhân văn” trong quan hệ thương mại. Có thể tạo ra các bạn hàng, nhóm khách hàng “trung thành” với doanh nghiệp hoặc một bộ phận, một cá nhân trong doanh nghiệp. Các chiến lược và định hướng phát triển kinh doanh cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khả năng phát triển tiềm năng này.

Khả năng kiểm soát/chi phối/ độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hóa và dự trữ hợp lý hàng hóa của doanh nghiệp

Yếu tố này ảnh hưởng đến “đầu vào” của doanh nghiệp và tác động mạnh đến kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh cũng như tiêu thụ sản phẩm. Các kế hoạch marketing nói chung và các tham số điều khiển kinh doanh thường được xây dựng theo tình huống thực tại thời điểm xây dựng kế hoạch. Tuy có tính đến biến động của thị trường, song không được vượt quá một tỷ lệ biến động nào đó. Sự thay đổi quá mức của “đầu vào” sẽ ảnh hưởng đến “giá đầu vào”, “chi phí”, “thời điểm giao hàng”, “khối lượng cung cấp”… đã được tính đến trong hợp đồng đầu ra. Không kiểm soát hoặc không đảm bảo được sự ổn định, chủ động về nguồn cung hàng hóa cho doanh nghiệp có thể phá vỡ hoặc làm hỏng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trình độ tổ chức, quản lý

Sự hoàn hảo của cấu trúc tổ chức, tính hiệu quả của hệ thống quản lý và công nghệ quản lý. Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu. Một hệ thống là một tập hợp các phần tử (bộ phận, chức năng, nghiệp vụ) thỏa mãn 3 điều kiện:

  • Hoạt động của mỗi phần tử trong tập hợp có thể ảnh hưởng đến hành vi của toàn bộ tập hợp (1).
  • Cách thức hành động và kết quả thực hiện của mỗi phần tử trên thực tế có ảnh hưởng đến kết quả toàn bộ hệ thống nhưng không chỉ mình nó mà luôn phụ thuộc ít nhất vào cách thức và kết quả của một phần tử khác (2).
  • Hệ thống luôn được hình thành bởi các phần tử đã được tập hợp thành các tập hợp con. Các tập hợp con này xuất hiện trong tập hợp lớn với tư cách là các phần tử có tính chất (1) và (2).

Một cách khác, một hệ thống là một tổng thể mà nó không thể chia cắt được thành các bộ phận có ảnh hưởng độc lập đối với nó. Và như vậy, kết quả thực hiện của một hệ thống (doanh nghiệp) không chỉ là tổng thể của kết quả thực hiện của các bộ phận, chức năng, nghiệp vụ được xem xét riêng biệt, mà nó là hàm số của những tương tác giữa chúng. Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng.

Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của doanh nghiệp

Ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng hàng hóa được đưa ra đáp ứng khách hàng. Liên quan đến mức độ (chất lượng) thỏa mãn nhu cầu, khả năng cạnh tranh, lựa chọn cơ hội và các tác nghiệp khác của doanh nghiệp trên thị trường.

Vị trí địa lý, cơ sở vật chất – kỹ thuật của doanh nghiệp 

Vị trí địa lý có thể xem xét ở khía cạnh rộng khi phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, có thể đưa vào sức mạnh vô hình của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, muốn nhấn mạnh sức mạnh thật sự cần quan tâm khi đánh giá một “địa điểm cụ thể” mà doanh nghiệp đang sở hữu và khai thác trong kinh doanh. Điều này có ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp thương mại khi đặt điểm bán hàng. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, thiết bị, nhà xưởng, văn phòng … phản ánh tiềm lực vật chất và liên quan đến quy mô, khả năng, lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.

Mục tiêu, khả năng kiên định theo đuổi mục tiêu của ban lãnh đạo doanh nghiệp và những người tham gia kiểm soát, quản lý doanh nghiệp

——————————-

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những đơn vị tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn

Contact Us

//]]>