Last updated on 16 April, 2020
Doanh nghiệp là tổ hợp của các cá nhân và bộ phận khác nhau. Đòi hỏi yêu cầu là làm thế nào để người lao động phát huy được khả năng cao nhất cho các công việc được giao. Ngành quản trị nhân lực là yếu tố để giải quyết yêu cầu được đặt ra này.
Trong tổ chức, người lao động không cố định mà luôn có sự biến động: người lao động xin chuyển vị trí, người lao động nghỉ việc gây thiếu hụt nhân sự trong bộ phận… Và việc giữ người lao động có chuyên môn cao là vấn đề chung của hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp. Quản trị nhân lực thực hiện các hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, giúp người lao động phát huy tối đa năng lực chuyên môn của cá nhân, và tận tâm với doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về Quản trị nhân lực.
Quản trị nhân lực là gì ?
Quản trị nguồn nhân lực là những hoạt động nhằm tăng cường những đóng góp có hiệu quả của cá nhân vào mục tiêu của tổ chức trong khi đồng thời cố gắng đạt được các mục tiêu xã hội và mục tiêu cá nhân. Quản lý nguồn nhân lực lấy giá trị con người làm trọng tâm, vận dụng hoạt động khai thác và quản lý nhằm giải quyết những tác động lẫn nhau giữa người với công việc, giữa người với người và giữa người với tổ chức.
Quản lý nguồn nhân lực làm những việc cụ thể như: tuyển người, bình xét, giao công việc, giải quyết tiền lương, bồi dưỡng, đánh giá chất lượng cán bộ công nhân viên nhằm chấp hành tốt mục tiêu, kế hoạch của tổ chức.
Quản trị nhân lực làm gì?
Quản trị nhân lực làm gì?Doanh nghiệp thiếu người lao động sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Tuy vậy, doanh nghiệp cũng không thể tuyển đại mà cần tuyển đúng người cho đúng việc, và tuyển đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất cần cho doanh nghiệp.Bộ phận quản trị nhân lực thực hiện nhiều khâu như phân tích công việc, tuyển dụng và phỏng vấn đề tìm ứng viên phù hợp, dự báo sự thay đổi biến động nguồn lao động…
Bộ phận nhân lực luôn theo dõi năng lực người lao động và tổ chức đào tạo đảm bảo chuyên môn của người lao động. Đào tạo nhân viên mới giúp nhân viên định hình chuyên môn và tham gia sản xuất theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của đơn vị. Các nhân viên cũ tại doanh nghiệp cũng cần được thường xuyên đào tạo để phát triển chuyên môn, tiếp tục kế thừa các hoạt động đòi hỏi tính chuyên môn cao trong doanh nghiệp.
Đây là các công việc chú trọng đến phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Động viên nhân viên và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp trong doanh nghiệp. Cũng như phụ trách các công việc liên quan như ký hợp đồng lao động với nhân viên, giải quyết các tranh chấp lao động, cải thiện môi trường làm việc, y tế, bảo hiểm.
Mục tiêu của quản trị nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực là quản lý con người trong một tổ chức, do đó phải biết chú ý tới các lợi ích của họ trong quá trình họ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.Hơn nữa muốn quản lý tốt họ các nhà quản lý phải rất hiểu biết về con người, phải biết tôn trọng họ cũng như biết động viên các khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo… tiềm ẩn trong mỗi người nhân viên.
Do đó, ngoài việc biết phân công lao động một cách cân đối, hợp lý cho từng cá nhân và từng bộ phận, các nhà quản lý còn phải biết tổ chức và tạo lập điều kiện lao động tốt nhất cho họ tiến hành sản xuất kinh doanh, cũng như phải biết quan tâm một cách hợp lý và hài hoà nhất đến các lợi ích của họ trong quá trình tồn tại cũng như phát triển doanh nghiệp. Nhờ đó mà các xã hội và các doanh nghiệp mới có thể thành công và phát triển nhanh chóng được.
Doanh nghiệp là một hệ thống phức tạp và rắc rối, mà trong đó mỗi bộ phận và cá nhân đều có quan hệ chắt chẽ và mật thiết với nhau để thực hiện những mục đích, mục tiêu chung của nó. Chỉ một bộ phận nào đó không bình thường thì cả doanh nghiệp đó sẽ bị ảnh hưởng.Mục tiêu của quản trị nhân lực là giải quyết những vấn đề phát sinh này. Ngoài việc tạo lập và duy trì một cách tích cực các cố gắng của từng cá nhân và bộ phận trong một tổ chức, quản lý nguồn nhân lực còn phải biết nhìn thấy trước được các thách thức cũng như các vấn đề có ảnh hưởng đến con người và kết quả lao động của họ. Để từ đó có sự chuẩn bị trước, đề phòng trước nhằm không gây tổn thất cho doanh nghiệp cũng như hướng đến lợi ích của họ.
Nguồn: Trang web Quản trị
Đọc thêm:
Cụm Camera sau của iPhone 11 – Có phải một chiến lược thương hiệu
Ước mơ biến cỏ thành tiền, Startup ống hút cỏ khiến các Sharks tranh giành